[Cafe cuối tuần] Quy hoạch quốc gia là bàn thảo sắp xếp giang sơn
Đây sẽ là một câu chuyện lớn đi vào lịch sử! Lần đầu tiên, Quy hoạch tổng thể quốc gia được triển khai thiết kế ở Việt Nam.
Đó là một khởi đầu cho tư duy mới mẻ, kỳ vọng lớn lao, nhằm quy hoạch, sắp xếp lại núi sông, đồng ruộng, biển đảo, thành phố, làng quê, nhà máy, khu du lịch... trong tổng thể cương vực và biên giới đất nước từ bây giờ, hướng tới hiện thực hóa những khát vọng phát triển ngàn đời nay trong một tương lai không xa nữa.

Dự kiến, Chính phủ sẽ thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 để trình Quốc hội khóa XV phê duyệt vào kỳ họp thứ 4, diễn ra vào tháng 10/2022. Ảnh minh họa: Internet
Đầu tháng 3 năm 2022, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và tham vấn về định hướng xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch tổng thể quốc gia là hình ảnh đất nước hiện lên trong tương lai, là hình hài núi sông nước Việt với lịch sử mấy ngàn năm sẽ bắt đầu tượng hình mới lại từ bây giờ.
Chúng ta xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, để rồi lấy Quy hoạch ấy làm cơ sở căn cốt cho việc lập các quy hoạch tiếp theo, như quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch cụ thể khác... Đây chính là cơ sở và cơ hội để kiến tạo và xây dựng nên các mô hình và không gian phát triển, hội tụ những yếu tố thời đại, vươn tới các khát vọng và mục tiêu lớn lao của đất nước.
Quy hoạch tổng thể quốc gia phải có giá trị lâu dài, là rường mối cơ bản có tính chất pháp lý cao nhất cho các quy hoạch khác tuân thủ để có sự tập trung và thống nhất, tạo ra những liên kết và mở rộng không gian phát triển, tăng cường huy động các nguồn lực quốc gia, tạo nên nội lực quốc gia lớn nhất và hiệu quả nhất cho công cuộc kiến tạo và phát triển.
Tiến hành xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia trước hết phải là một cuộc tổng đánh giá lại tiềm năng đất nước, hiểu rõ chúng ta mong muốn những gì cơ bản nhất trong tương lai, hướng đến việc thiết kế những trọng tâm và trọng điểm cho việc sử dụng chính xác các nguồn lực, nhằm xây dựng các cực tăng trưởng và vùng động lực dẫn dắt công cuộc phát triển chung.
Tiến hành xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia trong thời đại khoa học phát triển và tiến bộ như hiện nay phải đặt ra yêu cầu cao nhất trong tiếp thu tri thức và tinh hoa nhân loại để xây dựng mô hình ưu việt nhất cho quốc gia phát triển, tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc, bền vững, chủ động, có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với những biến đổi của thiên nhiên, biến đổi khí hậu và những va đập thời thế.
Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn đến 2030, tầm nhìn 2050 là rất cụ thể, thiết thực, nhưng lại phải rất chú trọng đến việc hình thành được nền tảng hạ tầng đồng bộ và mở ra những hành lang cho những yêu cầu phát triển trong tầm nhìn dài hạn vài trăm năm sau nữa.
Chắc chắn những nhà khoa học và các chuyên gia sẽ còn có nhiều quan điểm và đặt ra những yêu cầu đích đáng khác nữa khi đề cập đến quá trình xây dựng quy hoạch này mà Chính phủ hiện đang tham vấn. Nhưng mới chỉ nghĩ đến những điều tôi đề cập ở trên, thì đã thấy trọng trách của chúng ta trước lịch sử, trước tương lai là vô cùng nặng nề. Câu chuyện này có là một điểm son trong lịch sử dựng xây và kiến tạo đất nước mai hậu không, hay sẽ chỉ khơi lên, hậu thế chẳng quan tâm đến nữa, là hai khả năng hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo tiến độ thì Quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ được báo cáo với Ban cán sự Đảng Chính phủ trong tháng 3/2022, xem xét trình Bộ Chính trị tháng 4/2022 và trình Ban Chấp hành Trung ương tháng 5/2022. Đến tháng 7, sau khi tiếp thu các ý kiến đóng góp, Chính phủ sẽ thông qua để trình Quốc hội khóa XV phê duyệt vào kỳ họp thứ 4, diễn ra vào tháng 10/2022.
Đọc từ báo chí, thấy có một số ý kiến hối thúc việc thực hiện theo tiến độ đã đề ra. Nhưng tôi cho rằng, so với tầm quan trọng mang tính lịch sử của quy hoạch này thì tiến độ và thời gian nói trên là không xứng tầm, là vội vàng và sẽ khó đạt tới những yêu cầu mà Quy hoạch quốc gia cần phải đạt tới...
Theo ý kiến của lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị được Chính phủ giao làm đầu mối chuẩn bị, thì: “Quy hoạch tổng thể quốc gia là nội dung lớn, nhưng lại là lần đầu tiên làm, chưa có kinh nghiệm. Đây là cơ hội để xắp xếp lại cả quốc gia trong thời kỳ mới nhằm đạt tới những mục tiêu lớn đã đề ra. Vì vậy, đây không chỉ là việc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mà của cả hệ thống chính trị, của các bộ ngành, các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học, trường viện cùng nhau tham gia”.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nêu lên một nhận định rất đích đáng: “Hiện nay, điểm nghẽn lớn nhất là tư duy tầm nhìn. Chúng ta không có tư duy đột phá táo bạo. Rào cản lớn nhất là chưa theo kịp xu thế, chưa thích ứng với sự thay đổi của thế giới. Từ tư duy đột phá, Quy hoạch cần nêu được các định hướng chủ động quyết định tương lai của đất nước mình, chứ không chỉ là đối phó. Do vậy, phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy mới đột phá mạnh mẽ được. Chúng ta phải tìm động lực mới cho đất nước”.
Tôi rất tán đồng với hai ý kiến này. Đây không chỉ là một nội dung rất lớn, mà còn là cực kỳ quan trọng. Nếu không có tư duy đột phá táo bạo, chỉ là đối phó, thì chúng ta sẽ mất đi một cơ hội rất lớn trong hoạch định tương lai.
Chính vì vậy, nội dung này cần được bàn thảo rộng rãi và cẩn trọng nhất có thể, như là chúng ta đã từng tập hợp trí tuệ toàn dân bàn thảo rộng rãi trong việc góp ý xây dựng Hiến pháp hay Cương lĩnh xây dựng đất nước vậy.
Thử hỏi, hiện nay, có bao nhiêu phần trăm người dân Việt Nam biết và quan tâm đến vấn đề lớn lao lần đầu tiên chúng ta đang tiến hành này?
Chúng ta cần mở rộng đối tượng tham vấn, không chỉ như nói ở trên, mà cần thiết phải mở rộng tới nhiều thành phần khác, là các nhà kinh tế, các nhà văn hóa, văn nghệ sỹ, các trí thức lớn trong nước và cả các nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài…
Một đối tượng nữa rất cần được tham vấn, đó là các doanh nhân lớn của đất nước. Chúng ta đã thấy nhiều khu vực đất đai, vùng biển và núi non được giao cho các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn. Các doanh nhân đứng đầu các tập đoàn ấy, đa số đã tiếp cận được tư duy quy hoạch hiện đại và tinh hoa của thế giới kết hợp với phát huy văn hóa truyền thống đất nước để quy hoạch và nhanh chóng xây dựng nên những công trình du lịch và văn hóa rất ấn tượng, được quốc tế đánh giá cao, thu hút được sự hài lòng và tán thưởng của công chúng.
Rất cần thiết tạo nên được một cuộc vận động lớn đóng góp vào quá trình xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia. Hãy coi đây là một cuộc đại bàn thảo về sắp đặt lại giang sơn cẩm tú của chúng ta. Đây không chỉ là cơ hội kiến tạo không gian phát triển quốc gia, mà còn là một cơ hội quý báu cùng vun đắp lòng tự hào, tinh thần yêu nước, ý chí đoàn kết toàn dân trong công cuộc phát triển đất nước thời kỳ mới.
- Cùng chuyên mục
Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple
Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu năm nay (WWDC 25), Apple đã công bố một loạt các bản cập nhật cho hệ điều hành, dịch vụ và phần mềm của mình, bao gồm giao diện mới được gọi là 'Liquid Glass' và quy ước đặt tên thương hiệu được đổi mới.
Công nghệ - 10/06/2025 10:16
Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?
Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, mô hình nhà ở dành cho người cao tuổi hứa hẹn sẽ là loại hình tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phát triển phân khúc chỉ dành riêng cho đối tượng này là điều khó khả thi.
Đầu tư - 10/06/2025 09:16
Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành có thể hoàn thành sau 14 tháng
Nếu được áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và các cơ chế đặc thù khác, việc mở rộng gần 22 km cao tốc TP.HCM - Long Thành từ 4 làn xe lên 8-10 làn xe có thể cơ bản hoàn thành sau 14 tháng thi công.
Đầu tư - 10/06/2025 09:12
Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?
VN-Index tăng mạnh 8,67% trong tháng 5, đánh dấu mức phục hồi ấn tượng nhất từ đầu năm 2025. Dòng tiền trở lại mạnh mẽ, nhóm ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng và xuất khẩu nổi lên là tâm điểm đầu tư trong tháng 6.
Đầu tư thông minh - 09/06/2025 22:29
Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI
Sở Tài chính TP. Huế cho rằng, cần tăng cường kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI, kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Đầu tư - 09/06/2025 21:52
Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị
CTCP Bất động sản Thành Phương QT và công ty TNHH Xây dựng Nguyên Hưng vừa được tỉnh Quảng Trị lựa chọn thực hiện dự án Cụm công nghiệp Cam Thành mở rộng.
Đầu tư - 09/06/2025 16:57
Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông
Tới nay đã có ít nhất 4 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao thông đề xuất được tham gia đầu tư mở rộng dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông.
Đầu tư - 09/06/2025 07:00
Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh
Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.
Đầu tư - 08/06/2025 16:54
Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định
Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ đang đầu tư loạt dự án hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã tại Bình Định. Tổng vốn đầu tư các dự án trên lên đến cả nghìn tỷ đồng.
Đầu tư - 08/06/2025 06:48
Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới
Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn tại Nhật Bản với Diễn đàn hợp tác đầu tư 2025, thu hút hàng trăm doanh nghiệp và mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược.
Đầu tư - 07/06/2025 10:59
Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô
Bất chấp biến động kinh tế toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025.
Đầu tư - 07/06/2025 09:16
Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?
Thuế bất động sản có thể góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, từ đó giảm áp lực cầu ảo và hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, khuyến khích chủ sở hữu sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó tạo ra giá trị thực tiễn cho nền kinh tế.
Đầu tư - 07/06/2025 06:45
HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày
Bộ Xây dựng cho biết giảm được 350 ngày làm thủ tục nhà ở xã hội theo quy định mới, song Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết thực tiễn sẽ rút ngắn được hơn 1.000 ngày, tức không dưới 3 năm làm thủ tục.
Đầu tư - 06/06/2025 19:14
Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử
Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hồ Ái Tử với tổng mức đầu tư 377 tỷ đồng vừa bị tỉnh Quảng Trị thu hồi do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.
Đầu tư - 06/06/2025 11:20
Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long
UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Hạ Long.
Bất động sản - 06/06/2025 11:18
VSAP LAB làm dự án vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng ở Đà Nẵng
CTCP VSAP LAB là nhà đầu tư thực hiện dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng, với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.
Đầu tư - 06/06/2025 10:50
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago