Cà phê bẩn: Từ 'pin' vào 'phin'

3 tấn cà phê nhuộm pin từ cơ sở chế biến cà phê bột của gia đình bà Nguyễn Thị Loan ở Đắk Nông đã được bán ra thị trường. Để kiếm lời, bà Nguyễn Thị Loan mua pin Con Ó đập vỡ, lấy bột màu đen rồi trộn với vỏ, phế phẩm từ hạt cà phê để sản xuất thành cà phê bột.
THU PHƯƠNG
19, Tháng 04, 2018 | 13:01

3 tấn cà phê nhuộm pin từ cơ sở chế biến cà phê bột của gia đình bà Nguyễn Thị Loan ở Đắk Nông đã được bán ra thị trường. Để kiếm lời, bà Nguyễn Thị Loan mua pin Con Ó đập vỡ, lấy bột màu đen rồi trộn với vỏ, phế phẩm từ hạt cà phê để sản xuất thành cà phê bột.

3 tấn cà phê nhuộm bằng pin được bán ra thị trường

Ngày 16/4, từ nguồn tin báo của người dân, lực lượng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp cùng Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh đột nhập vào cơ sở chế biến cà phê bột của gia đình bà Nguyễn Thị Loan.

Lực lượng chức năng đã phát hiện trong xưởng chế biến cà phê của bà Loan có hàng chục tấn cà phê “bẩn” đã được trộn lẫn với đất, bột đá.

ca phe

Hàng chục tấn cà phê phế phẩm được phát hiện tại cơ sở của gia đình bà Nguyễn Thị Loan.. Ảnh: Tuổi trẻ

Ngoài ra, tại cơ sở chế biến, lực lượng chức năng cũng đã thu giữ 2 chậu chứa cục pin Con Ó (khoảng 35kg) đã được đập vụn, 1 xô chứa nước màu đen (khoảng 10kg) đã được hòa tan bằng pin, hàng chục tấn cà phê bột đã được chủ cơ sở cho nhuộm đen bằng pin chuẩn bị đóng gói cùng nhiều máy móc, vật dụng liên quan đến việc sản xuất cà phê “bẩn”.

Bà Loan cho biết, cơ sở sản xuất cà phê này đã đi vào hoạt động nhiều năm nay. Để có nguồn nguyên liệu, hàng ngày bà Loan cho người đi thu mua lại các loại cà phê thải, phế phẩm vỏ cà phê, cà phê vụn vỡ… tại các đại lý. Sau đó mua các cục pin đập dẹp, dùng chất bột màu đen của pin hòa với nước rồi đem nhuộm với cà phê.

ca phe

Tại cơ sở chế biến của gia đình bà Nguyễn Thị Loan, lực lượng chức năng cũng đã thu giữ 2 chậu chứa cục pin Con Ó (khoảng 35kg). Ảnh: Zing.vn

Bà Loan khai nhận, cà phê sau khi được nhuộm, cơ sở đem rang, xay rồi đóng gói bán ra thị trường nhằm mục đích kiếm lời. Tính từ đầu năm 2018 cho đến nay, cơ sở của bà đã xuất bán ra thị trường hơn 3 tấn cà phê "bẩn" được nhuộm đen bằng pin Con Ó như trên.

Vụ việc đang được cơ quan điều tra để làm rõ nguyên nhân và xử lý theo quy định pháp luật.

Chất độc trong pin Con Ó nguy hiểm cỡ nào?

TS Trần Thị Ngọc Lan (ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM) cho biết, pin Con ó không được phép dùng trong sản xuất và chế biến bất cứ loại thực phẩm nào.

Việc nhuộm cà phê bằng bột pin cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt những người ưa chuộng cà phê.

PGS Hồng Côn (Khoa Hóa học ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH QG Hà Nội) cho hay nếu uống phải lượng mangan có trong pin sẽ có thể bị ngộ độc.

Cụ thể nhẹ thì đau đầu, mất ngủ, chóng mặt. Nặng hơn thì làm cơ thể suy nhược, giảm khả năng ngôn ngữ (nói ngọng nghịu), giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động (đi lại không vững, run rẩy chân tay)…

"Nếu nhiễm một lượng lớn hóa chất trên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe ở hiện tại và gây ra các loại bệnh mãn tính trong tương lai", nhiều chuyên gia khác cũng khuyến cáo.

Có thể bị phạt tù đến 5 năm

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam khẳng định việc cơ sở sản xuất cà phê bẩn, trộn với lõi pin ở Đắk Nông có tính chất nghiêm trọng, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

"Hành vi này cũng ảnh hưởng lớn tới uy tín sản phẩm cà phê Việt Nam trong nước. Bên cạnh đó, những sự việc như vậy vô tình gây tâm lý ác cảm, lo ngại của thị trường thế giới", ông Nam bày tỏ sự đáng tiếc.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho rằng vụ cà phê bẩn trộn lẫn lõi pin có đủ căn cứ để xử lý hình sự.

Vị này phân tích thêm cơ sở sản xuất dùng lõi pin nhằm tạo màu đen óng cho cà phê có thể coi là hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm trái quy định trong chế biến và bảo quản thực phẩm, vi phạm nghiêm trọng quy định của luật An toàn thực phẩm.

"Theo Nghị định 178 của Chính phủ, chủ cơ sở có thể bị phạt tiền từ 70-100 triệu đồng, toàn bộ tang vật bị tịch thu và tiêu hủy", ông Tiệp nói thêm.

Ông cho biết từ năm 2017, luật Hình sự được bổ sung theo hướng xử phạt nặng các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm. "Căn cứ Bộ luật Hình sự sửa đổi, có thể phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng và có thể phạt tù từ 1-5 năm", ông Tiệp khẳng định.

(Tổng hợp)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ