Cá cược bóng đá 'chui' làm thất thoát hàng tỷ USD
GS.TSKH Nguyễn Mại cho biết, từ những điểm nghẽn pháp lý trong đặt cược thể thao tại Việt Nam đã có nhiều vụ cá cược bóng đá phi pháp làm thất thoát hàng tỷ USD, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và làm thất thu ngân sách Nhà nước.
Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Tạp chí Nhà đầu tư vừa mới tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06/2017 của Chính phủ về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".
Phát biểu tại hội thảo, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE cho biết, hành lang pháp lý cho đặt cược thể thao đã có, được quy định trong Nghị định 06. Tuy nhiên, đến nay, nghị định này vẫn còn nhiều điểm nghẽn không phù hợp với thực tiễn.
"Từ những điểm nghẽn đó đã gây ra hậu quả tiêu cực, nhiều vụ cá cược bóng đá phi pháp có yếu tố quốc tế của một số tổ chức với sự tham gia của quan chức Nhà nước, đầu nậu trong nước và nước ngoài, một số người ham mê cờ bạc, làm thất thoát hàng tỷ USD, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện về vốn, nhân lực và công nghệ, thất thu ngân sách Nhà nước", ông nói.

Nói thêm, ông Mại dẫn chứng, năm 2018 Quốc hội ban hành Luật Thể dục, Thể thao hợp nhất. Trong đó, Điều 67a đã quy định hành lang pháp lý cho đặt cược thể thao và kinh doanh đặt cược thể thao.
"Chính phủ đã ban hành nghị định về vấn đề này, thậm chí quy định rất rõ đối tượng áp dụng. Vấn đề là việc thực thi pháp luật chưa nghiêm minh", ông cho hay.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Ngọc Nhất, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thiên Phúc bày tỏ, sau 7 năm, Nghị định 06 chưa đi vào cuộc sống. Mặc dù nghị định này được kỳ vọng là sự đột phá, mở cửa về một lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp, thiết lập trật tự pháp luật, giải quyết những vấn đề nan giải về tệ nạn cá độ - cờ bạc, nhất là cá độ bóng đá.
Theo ông Nhất, qua tính toán của các nhà nghiên cứu trong, ngoài nước, hàng năm có ít nhất 5-6 tỷ USD, nhiều nhất 9-10 tỷ USD tiêu tốn trên lĩnh vực này (nhiều nhất là cá độ bóng đá).
"Lượng tiền này phần lớn là chảy ra nước ngoài. Nếu quản lý và kiểm soát được sẽ ngăn chặn sự tổn thất nguồn lực và có thể thu được khoản thuế khá lớn", ông bày tỏ.

Lãnh đạo Công ty Thiên Phúc cho rằng, có rất nhiều nhà đầu tư mong muốn được đầu tư dự án nhất là đặt cược bóng đá. Nhưng khi tiếp cận các quy định của Nghị định 06 thì doanh nghiệp thấy có nhiều vướng mắc pháp lý, có những điều bất hợp lý và nếu có làm sẽ thua lỗ.
Tham gia ý kiến, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhìn nhận, đặt cược thể thao là hoạt động đem lại doanh thu ngày càng lớn, đóng góp quan trọng cho du lịch, giải trí.
Hiện nay, thế giới ghi nhận doanh số các trò chơi, hoạt động liên quan đến cá cược là 70 tỷ USD, dự báo tăng lên 141 tỷ USD đến năm 2030, với tốc độ tăng trưởng là 11,5%/năm. Thị trường Việt Nam tiềm năng, một công ty từ Anh đánh giá doanh thu cá cược Việt Nam (khu vực chính thức và không chính thức) tương đương 3-5% GDP.
"Cơ hội và tiềm năng của Việt Nam là rất lớn, nhưng đến nay không phát triển được. Nguyên nhân là do pháp luật quản lý chặt, coi cờ bạc là xấu, do tính bảo mật và ảnh hưởng đến xã hội", ông bình luận.
Hàng loạt bất cập cần nhanh chóng sửa đổi
Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, về phương thức phân phối vé đặt cược qua điện thoại và internet được quy định tại Điều 14, 15 trong dự thảo nghị định thay thế Nghị định 06 tách riêng 2 phương thức là điện thoại cố định, điện thoại di động và internet, có lộ trình khác nhau kéo dài đến năm thứ 3 và năm thứ 4 (đối với đặt cược đua ngựa, đua chó) mới được phép áp dụng là không hợp lý.
"Việc sử dụng điện thoại cố định hay điện thoại di động nhắn tin (SMS) là công nghệ đã lỗi thời. Giả sử, doanh nghiệp đầu tư một hệ thống như thế thì cũng quá lãng phí vì chỉ sau 1 năm hoạt động là phải bỏ, do không thể cạnh tranh với ưu điểm vượt trội của internet", ông phân tích.
Bên cạnh đó, về quy định mức đóng góp 5% doanh thu từ việc thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế, ông Mại đánh giá là gánh nặng quá lớn cho doanh nghiệp, dẫn đến việc ra kèo trả thưởng rất thấp cho người chơi.

Chưa hết, quy định việc quảng cáo cũng có bất cập. Cụ thể, doanh nghiệp kinh doanh đặt cược chỉ được phép quảng cáo bằng bảng, biển hiệu trong phạm vi trụ sở chính của doanh nghiệp, trường đua, điểm bán vé nhưng phải đảm bảo "người bên ngoài không nghe, không nhìn thấy được nội dung quảng cáo" là vô lý.
"Doanh nghiệp không quảng cáo ra bên ngoài thì không thể thu hút được người tham gia. Cho phép quảng cáo nhưng phải đảm bảo người bên ngoài không nghe được, không nhìn thấy được thì không thể gọi đó là quảng cáo", ông nhấn mạnh.
Ngoài ra, Chủ tịch VAFIE đề nghị sửa đổi quy định chuyển tiếp, trong đó sửa theo hướng doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược trước khi nghị định này có hiệu lực.
Nhất trí cao với GS.TSKH Nguyễn Mại, nhưng, ông Nhất đề nghị bổ sung cho phép triển khai kinh doanh đặt cược thể thao trên địa bàn cả nước ngay khi được cấp phép chứ không phải chỉ 20 tỉnh thành rồi sau đó mới cho mở rộng.
"Kinh doanh dịch vụ đặt cược bóng đá khác với đua chó, đua ngựa vì thành phần người tham gia khác nhau, nó rộng hơn và nhiều người tham gia hơn. Nếu chỉ hạn chế trong một số tỉnh thành thì những vùng không có kinh doanh vẫn là mảnh đất cho nạn lậu bất hợp pháp tồn tại, phát triển và gây tác hại", ông nêu quan điểm.
Đồng thời, về vấn đề các giải đấu trận đấu quốc tế, ông Nhất đề nghị cần ghi rõ, các giải đấu và trận đấu quốc tế là các giải, trận đấu nằm trong quy định của hệ thống FIFA, các Châu lục và các quốc gia ngoài Việt Nam. Đối với các giải đấu, trận đấu có Việt Nam tham gia chỉ được phép khi Bộ VH,TT&DL công bố được phép.

Trong khi đó, qua nghiên cứu quốc tế, TS. Cấn Văn Lực nêu rõ, về hành lang pháp lý, các nước thường áp dụng giai đoạn thử nghiệm (3-5 năm), sau đó áp dụng chính thức.
Các nước quy định chặt chẽ về số lượng doanh nghiệp được tham gia và số lượng người chơi (có nước quy định trên 18 tuổi hoặc 21 tuổi). Còn về hình thức đặt cược, các nước cho áp dụng cả trực tiếp và trực tuyến.
Góp ý sửa đổi Nghị định 06, ông Lực nhận định, cần sửa đổi sớm và nên cho thí điểm từ giai đoạn 2025-2028. Sau đó, cơ quan chức năng có những đánh giá, tổng kết rõ ràng sau 3 năm thí điểm.
Về quy định với người chơi, ông Lực đề xuất cấm các đối tượng tham gia đang trong tình trạng phá sản, chưa trả được nợ, đang nhận trợ cấp, thuộc đối tượng vi phạm pháp luật... Về phương thức phân phối, đề xuất thí điểm cho cả internet và trực tiếp.
Về thanh toán, trả thưởng, vị chuyên gia đề nghị bổ sung quy định số dư tài khoản tối thiểu với người chơi; Quy định về hạn mức đặt cược trong 1 ngày; Nghiên cứu bổ sung không cho phép dùng thẻ tín dụng để đặt cược, nhận thưởng; Quy định một số hành vi cấm như dùng tiền ảo, tiền kỹ thuật số mà chưa được Nhà nước công nhận.
Ngoài ra, có thể cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư, nhưng không cho phép chuyển nhượng trong 3 năm.
- Cùng chuyên mục
Cảnh giác với bill chuyển khoản thành công
Đi liền với việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là việc gia tăng các vụ lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng, trong đó có hành vi giả mạo chuyển khoản thành công nhằm chiếm đoạt tiền của người khác.
Pháp luật - 08/06/2025 13:59
Đồng Nai khởi tố vụ lừa đảo hơn 10.000 tỷ đồng từ tiền ảo 'Matrix Chaine'
5 đối tượng trong đường dây lừa đảo tiền ảo "Matrix Chaine" vừa bị khởi tố, bắt tạm giam sau khi chiếm đoạt hơn 10.000 tỷ đồng của hàng chục nghìn người tham gia.
Pháp luật - 08/06/2025 08:58
Bắt Giám đốc công ty bất động sản ở Lâm Đồng do biến đất công thành đất tư
Hô biến đất công thành đất tư, ông Lê Văn Thanh, Giám đốc Công ty Bất động sản Thanh Bình (Lâm Đồng) bị bắt.
Pháp luật - 07/06/2025 09:14
Cục Thuế: Hộ kinh doanh né thuế chỉ là một vài trường hợp cá biệt
Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn khẳng định, hộ kinh doanh né thuế chỉ là một vài trường hợp cá biệt, phần lớn các hộ kinh doanh vẫn chấp hành tốt quy định.
Pháp luật - 06/06/2025 10:49
Xử phạt gần 360 triệu đồng đối với hành vi bán Rolex, Hermes nhái tại Saigon Square
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM cho biết, từ năm 2024 đến nay, đã xử lý 38 vụ vi phạm buôn bán hàng giả hàng nhái các nhãn hiệu lớn tại Saigon Square, tịch thu 1.291 đơn vị sản phẩm với tổng trị giá hàng hóa hơn 250 triệu đồng, xử phạt 359 triệu đồng.
Pháp luật - 05/06/2025 16:42
Huế dừng đấu giá 2 mỏ khoáng sản
Do có thông tin một số tổ chức đăng ký tham gia đấu giá có dấu hiệu vi phạm, Huế đã dừng tổ chức đấu giá 2 mỏ khoáng sản trước 1 ngày diễn ra phiên đấu giá.
Pháp luật - 05/06/2025 15:24
Hộ kinh doanh không nhận tiền mặt để “né” thuế: Coi chừng bị truy cứu hình sự!
Việc từ chối nhận tiền mặt khi thanh toán nhằm “né” thuế không làm giảm nghĩa vụ thuế, mà có thể trở thành dấu hiệu nghi ngờ cho hành vi che giấu doanh thu, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Pháp luật - 05/06/2025 07:42
Bộ Công an: Có cán bộ bao che, tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái
"Bộ Công an sẽ làm rõ, xử lý hành vi tiếp tay cho tội phạm sản xuất hàng giả, hàng nhái... của một số cán bộ trong cơ quan quản lý Nhà nước", Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh.
Pháp luật - 04/06/2025 17:53
'Ưu tiên bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng hơn kinh tế'
"Quy định ở Nghị quyết 173 đã xác định ưu tiên bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nhiều hơn các yếu tố về mặt kinh tế", bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho hay.
Pháp luật - 04/06/2025 10:57
Tổng Giám đốc Công ty Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung bị khởi tố
Ông Bùi Thanh Bình, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung bị khởi tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Nhận hối lộ".
Pháp luật - 04/06/2025 06:45
Tuấn 'thần đèn' khai gì tại cơ quan công an?
Tại Cơ quan Công an, Nguyễn Anh Tuấn có biệt danh là Tuấn 'thần đèn' khai nhận chưa hiểu biết về pháp luật nên khai thác cát vượt công suất cho phép.
Pháp luật - 03/06/2025 11:12
Thủ đoạn của tập đoàn đa cấp xuyên quốc gia
Từ giữa năm 2024, tin vào lời hứa đổi đời từ việc tham gia sở hữu và kinh doanh một loại nấm "Quốc bảo Đài Loan" với thu nhập "khủng", hàng nghìn người dân ở khắp các tỉnh thành lao vào cuộc chơi của tập đoàn Ame Global, để rồi tiền mất, tật mang.
Pháp luật - 02/06/2025 09:12
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6
Từ đầu tháng 6/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp nhà nước áp dụng cơ chế tiền lương mới; chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp...
Pháp luật - 01/06/2025 08:40
Bộ Tài chính cảnh báo bị mạo danh lừa đảo trực tuyến
Đối tượng giả mạo văn bản, con dấu, chữ ký của lãnh đạo Bộ Tài chính để nhắm tới những nạn nhân sau khi mất tiền vì lừa đảo trực tuyến, biến họ tiếp tục trở thành "con mồi" lần thứ 2.
Pháp luật - 31/05/2025 12:48
Chính phủ yêu cầu lập tổ kiểm tra gói thầu cao tốc qua Bình Phước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng lập tổ công tác kiểm tra tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu xây dựng cao tốc qua Bình Phước.
Pháp luật - 29/05/2025 21:46
Khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả liên quan mỹ phẩm do chồng Đoàn Di Băng phân phối
Công an Đồng Nai ra quyết định khởi tố vụ án hình sự sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra tại Công ty CP Nhà máy y tế EBC Đồng Nai (Khu công nghiệp Giang Điền) để điều tra, xử lý theo quy định.
Pháp luật - 29/05/2025 18:32
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago