BOT - Một năm sóng gió

Nhàđầutư
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng hạ tầng giao thông Việt Nam đứng ở vị trí thứ 74 thế giới, đó là kết quả của việc huy động vốn tư nhân tham gia các dự án BOT. Trong năm 2017, một số dự án BOT bị người dân phản đối đã biến BOT thành từ khóa "hot" nhất năm.
PHẠM DIỆP
15, Tháng 02, 2018 | 06:30

Nhàđầutư
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng hạ tầng giao thông Việt Nam đứng ở vị trí thứ 74 thế giới, đó là kết quả của việc huy động vốn tư nhân tham gia các dự án BOT. Trong năm 2017, một số dự án BOT bị người dân phản đối đã biến BOT thành từ khóa "hot" nhất năm.

NDT - BOT

Các dự án giao thông được đầu tư theo hình thức BOT đang ngày càng được chú trọng 

Ngòi nổ từ BOT Cai Lậy

Dự án BOT được triển khai nhờ các tổ chức tư nhân đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Nhà nước. Nhà đầu tư tư nhân bỏ tiền ra xây dựng, sau đó vận hành thu phí trong thời gian nhất định nhằm thu hồi vốn và lợi nhuận hợp lý rồi chuyển giao lại cho Nhà nước.

Trong 5 năm (2011 - 2016) thực hiện đầu tư và khai thác các công trình giao thông BOT, Bộ Giao thông Vận tải đã huy động được khoảng 171.308 tỷ đồng. Trong bối cảnh ngân sách cạn kiệt, tư nhân tham gia đầu tư BOT đã giúp hạ tầng giao thông Việt Nam có một diện mạo mới, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. 

Có thể nói, việc xã hội hóa đầu tư vào hạ tầng giao thông là bước đột phá lớn của ngành Giao thông Vận tải, giúp giảm bớt gánh nặng ngân sách. Tuy nhiên, ở một số dự án, sau khi đưa vào khai thác thu phí hoàn vốn theo lộ trình, đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Đặc biệt là tình trạng lộn xộn trong vấn đề thu phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Ngòi nổ bắt đầu từ vụ việc của dự án BOT Cai Lậy (Tiền Giang). Có thể nói đây là dự án điển hình của sự bất cập trong đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT.

BOT Cai Lậy là một phần trong số những dự án đang được triển khai của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Bắc Ái, do ông Nguyễn Tiến An làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc. Ông An là một doanh nhân trẻ sinh năm 1992. Theo danh mục các dự án BOT giao thông, ngoài BOT Cai Lậy, Bắc Ái đang tham gia vào một số dự án BOT, BT khác trên Quốc lộ 1.

Trạm BOT Cai Lậy chính thức thu phí từ ngày 1/8/2017. Sau hai tháng hoạt động, đã gặp sự phản đối quyết liệt của nhiều tài xế bằng cách trả tiền lẻ, khiến dự án phải dừng thu phí. Các tài xế cho rằng trạm đặt trên Quốc lộ 1 là không hợp lý và yêu cầu xóa trạm này hoặc chuyển trạm vào tuyến tránh Cai Lậy. Đến nay, đã gần 2 tháng kể từ khi dừng thu phí tại trạm BOT Cai Lậy, song Bộ Giao thông Vận tải vẫn chưa trình Thủ tướng phương án xử lý.

Trong khi BOT Cai Lậy chưa có lối thoát để hài hòa lợi ích các bên (Nhà nước - Nhà đầu tư - Người dân - Ngân hàng), thì nhà đầu tư dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới lại đang lâm tình cảnh lo vỡ nợ. UBND tỉnh Thái Nguyên đã liên tục “kêu cứu” với Bộ GTVT sớm có giải pháp, cơ chế đặc thù hỗ trợ nhà đầu tư, tránh nguy cơ phá sản và tránh bức xúc trong nhân dân.

Thực tế, ngoài dự án BOT Cai Lậy và BOT Thái Nguyên - Chợ Mới, hiện cũng có nhiều dự án BOT khác đang trong tình trạng ngổn ngang, xảy ra sai phạm hoặc đang đau đầu vì bài toán phương án tài chính.

NDT - BOT Cai Lay

BOT - từ khóa điển hình của ngành giao thông trong năm 2017, đặc biệt là BOT Cai Lậy 

Lối rẽ nào cho BOT và các nhà đầu tư?

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, Nhà nước cần đảm bảo ổn định cơ chế, chính sách và giao thêm quyền tự chủ cho nhà đầu tư, ai làm tốt hưởng lợi, làm kém chịu thua lỗ. Sau các vụ ồn ào vừa qua tại các trạm thu phí BOT khiến cho doanh nghiệp đang có tâm lý ngần ngại khi quyết định tham gia vào các dự án BOT giao thông.

Hơn nữa, khi có một số dự án BOT chưa đảm bảo được sự công khai, minh bạch đã khiến cho dư luận luôn có những phản ứng tiêu cực và có nhiều ý kiến trái chiều. Trước đó, một số bộ liên quan cũng đã có văn bản nêu quan điểm về những tồn tại của phương thức đầu tư gây nhiều tranh cãi này..., nhưng vẫn chưa đưa ra được hướng giải quyết thích đáng cho các bên.

Thực tế, hành lang pháp lý liên quan tới đầu tư các dự án BOT về cơ bản là tương đối đầy đủ. Điều đáng bàn là việc áp phí, tăng phí cần phải đảm bảo sự công khai, minh bạch. Ở những điểm bất ổn, có sai phạm, cơ quan quản lý Nhà nước phải yêu cầu đơn vị, cá nhân sai phạm giải trình cụ thể, nhanh chóng và nhận trách nhiệm xử phạt chứ không thể duy trì tình trạng giải trình chậm trễ và trách nhiệm chung chung.

Mới đây, Tổng cục Đường bộ  Việt Nam đã có văn bản gửi các nhà đầu tư BOT yêu cầu lắp đặt biển “Cấm dừng xe quá 5 phút”. Quy định này nhằm tránh để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông khu vực các trạm thu phí trên các quốc lộ và đảm bảo điều kiện lưu thông thông suốt cho người dân.

Đây là một trong những giải pháp cấp bách cần có để duy trì giao thông ổn định tại các trạm BOT trong thời gian chờ Bộ GTVT chính thức đưa ra các giải pháp để xử lý các vấn đề BOT, đặc biệt vào thời điểm gần Tết Nguyên đán. 

Về việc lắp biển cấm dừng xe qúa 5 phút khi qua các trạm thu phí theo một số ý kiến cho rằng là không sai, nhưng chỉ nên đặt biển cấm ở một số trạm cụ thể. Mặt khác, một số “điểm nóng” vẫn còn tái diễn những sai phạm mà vẫn cho đặt biển cấm đỗ thì sẽ gây hiệu quả ngược lại.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để triển khai các dự án BOT giao thông tốt, cần thực hiện đúng những quy định đã có. Các bên liên quan cần làm đúng, làm đủ, minh bạch sẽ được người dân ủng hộ. Ngoài ra, điều quan trọng là phải khẳng định, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu ở tất cả các cấp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ