Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói gì về TPP mới?
Trước mắt lợi ích của TPP-11 sẽ giảm so với TPP-12 nhưng về lâu dài thì Việt Nam hưởng lợi khá lớn. Tuy nhiên, thời điểm ký kết hiệp định này vẫn chưa rõ.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định như trên trong trao đổi với Tuổi Trẻ. Ông giải thích những nội dung dư luận còn băn khoăn và cung cấp thêm thông tin ít được biết đến về những điều Việt Nam đạt được:
- Các phiên họp đàm phán TPP tại Đà Nẵng diễn ra trong ba ngày 8, 9 và 10-11 với một kịch bản hoàn toàn khác so với ban đầu, là chỉ có một cuộc họp duy nhất của các bộ trưởng TPP để ra tuyên bố chung.
Tạm hoãn cho Việt Nam...
* Có 20 nội dung được tạm hoãn và 4 nội dung sẽ đàm phán tiếp, trong đó có một vấn đề liên quan đến Việt Nam. Cụ thể đó là gì, thưa ông?
- Đối với bốn vấn đề tồn đọng, các nước thống nhất sẽ cần phải tiếp tục thảo luận để đảm bảo tính khả thi cao trước khi ký kết.
Chưa rõ thời điểm ký kết
Dù đã thống nhất tuyên bố chung nhưng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, đến nay chưa thể nói được thời điểm ký kết CPTPP do còn phụ thuộc vào quá trình tham vấn và phối hợp giữa các quốc gia thành viên, nhưng ông cho rằng sẽ trong tương lai không xa.
Từ các nội dung đã được thảo luận, sẽ giao trách nhiệm cho cấp trưởng đoàn đàm phán của các nước thành viên để hiệu chỉnh các văn kiện và tài liệu liên quan, sau đó đệ trình lên hội nghị lãnh đạo của các nước TPP.
Một trong số đó liên quan đến Việt Nam là điều khoản về tạm hoãn trừng phạt thương mại đối với những tranh chấp liên quan đến các quy định về lao động và công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Điều khác biệt là trước kia các nước chưa đồng ý cho Việt Nam về việc tạm hoãn trừng phạt thương mại, nay các quốc gia trong TPP-11 (trừ Mỹ do đã rút) đã đồng ý về cơ chế này nếu như có những kiện cáo, tranh chấp liên quan đến lao động.
Chỉ còn vấn đề là thời gian tạm hoãn bao lâu. Do có những đặc thù riêng và thời gian lại quá gấp nên Việt Nam và các quốc gia có liên quan chưa thống nhất được về nội dung này. Cấp trưởng đoàn đàm phán sẽ tiếp tục hoàn thành trong thời gian tới.
* Đạt tới thống nhất việc tạm hoãn là không hề dễ dàng?
- Những nội dung tạm hoãn chỉ có tính chất trong từng giai đoạn chứ không phải hủy bỏ, có thể sẽ được khôi phục ở thời điểm phù hợp. Chất lượng TPP-11 không thua kém gì, thậm chí là hiệp định mở để tạo điều kiện cho Mỹ có thể quay lại. Do đó, một cái tên mới cũng được đưa ra nhằm hướng tới sự phát triển tích cực, tiến bộ.
Một trong những điểm nhấn của CPTPP đó là việc tạo ra sự cân bằng mới cho các quốc gia thành viên, điều này đúng là không dễ dàng.
Lý do là khi Mỹ, một nền kinh tế lớn, rút khỏi hiệp định sẽ tác động rất mạnh. Tuy nhiên, các quốc gia trong TPP-11 đã quyết tâm đẩy nhanh đàm phán, đảm bảo hiệp định có chất lượng và cân bằng lợi ích các bên.

Kịch bản hoàn toàn khác
* Các phiên họp TPP vừa qua tại Đà Nẵng có lúc gay cấn, thậm chí có nước tính rút. Cụ thể thế nào, thưa ông?
- Đã có sự cố xảy ra, do một trong số các quốc gia của TPP-11 có những vấn đề chưa thỏa mãn trong biên bản nội dung dẫn tới chưa có sự thống nhất hoàn toàn về dự thảo tuyên bố của các bộ trưởng, văn kiện đệ trình lên lãnh đạo cấp cao, có nguy cơ đe dọa tương lai của TPP.
Lúc đó, hai bộ trưởng đồng chủ trì (của hai nước Việt Nam và Nhật Bản) đã phải liên tục hội ý thống nhất, trao đổi để tiếp tục triệu tập các hội nghị tiếp theo. Đây cũng là cuộc đàm phán kỷ lục về mặt thời gian khi có những cuộc họp diễn ra đến gần nửa đêm.
Tuy nhiên, quá trình đàm phán ở những phút cuối rất thuận lợi, các bộ trưởng 11 nước đã thống nhất về tuyên bố chung, đồng thuận về các nhân tố chủ chốt...
Dù có nhiều bất ngờ, sự cố và không diễn ra như dự kiến nhưng tiến trình đàm phán TPP vẫn được gìn giữ và đi đúng hướng. Đây vẫn là hiệp định có chất lượng cao, không chỉ hàm chứa cam kết mở cửa thị trường...
TPP mới có ý nghĩa với Việt Nam
* Một nghiên cứu chỉ ra rằng so với TPP, lợi ích về kinh tế mà CPTPP mang lại sẽ giảm đi. Ông có xác nhận điều này?
- TPP có Mỹ, những lợi ích rất lớn về thương mại, kinh tế, đầu tư, dịch vụ... đều có thể đong đếm được. Nhưng không có nghĩa khi không có Mỹ, CPTPP không còn ý nghĩa với Việt Nam vì vẫn còn các thị trường các quốc gia thành viên khác.
Mặc dù mức độ và quy mô khác nhau nhưng Việt Nam có lợi ích cụ thể trong tạo thuận lợi thương mại, để các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của ta tiếp cận các thị trường lớn như Canada, Mexico, Úc, New Zealand...
Đặc biệt, với hiệp định đặt ra yêu cầu rất cao như CPTPP, những lợi ích về dài hạn có ý nghĩa lớn. Các quốc gia thành viên phải đứng trước sức ép lớn cải cách về thể chế, đáp ứng tiêu chuẩn cao về doanh nghiệp nhà nước, về bảo hộ quyền tác giả, mua sắm công, chống buôn lậu và cải cách thể chế...
* Vậy còn những thách thức và nhiệm vụ gì đặt ra từ CPTPP, khi trình độ phát triển của Việt Nam thuộc diện thấp, thưa ông?
- Khi gia nhập WTO, ta cũng lo ngại và bàng hoàng khi khối lượng công việc quá lớn, yêu cầu đặt ra quá cao. Nhưng nếu không có hội nhập, có những yêu cầu bắt buộc cải cách thì ta không thể có nền kinh tế với độ mở lớn như hiện nay. Việt Nam cũng không có được kim ngạch xuất nhập khẩu lớn khi lần đầu tiên dự kiến lên đến 210 tỉ USD vào năm 2017.
Nhiệm vụ đầu tiên là cần nghiêm túc tính toán thực thi cam kết, hoàn thiện bộ máy, thể chế... để đáp ứng yêu cầu mới. Những vấn đề vừa qua Việt Nam thực hiện nay phải nâng tầm cao và bước tiến mới.
Sẽ có nhiều khó khăn, sẽ phải đụng chạm hoặc thậm chí tác động vào những lợi ích trước mắt của người dân... Một lần nữa sẽ đặt ra những bài toán vô cùng quan trọng và thiết yếu là làm sao đảm bảo không để một bộ phận nhân dân bị đặt lại sau trong tiến trình hội nhập...
Theo TTO
- Cùng chuyên mục
Vốn FDI toàn cầu giảm mạnh - mức thấp nhất sau gần 3 thập kỷ
Savills cho biết, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã suy giảm đáng kể. Giai đoạn 2023-2024, vốn FDI vào 20 nền kinh tế lớn nhất chỉ đạt trung bình 1,3% GDP - mức thấp nhất kể từ năm 1996, thấp hơn nhiều so với ngưỡng trung bình dài hạn là trên 2%.
Đầu tư - 20/06/2025 15:52
Giá nhà đất vẫn tăng sau nhiều chỉ đạo, Chính phủ nói gì?
Đối với việc kiểm soát giá nhà "lên xuống", Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh Chính phủ sẽ có giải pháp tổng thể để không xảy ra tình trạng đầu cơ, trục lợi.
Đầu tư - 20/06/2025 13:49
Ba mỏ cát ở Quảng Nam trúng đấu giá cao gấp hàng chục lần giá khởi điểm
UBND huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) vừa tổ chức đấu giá 6 mỏ khoáng sản, trong đó có 3 mỏ cát, sỏi có giá trúng cao gấp hàng chục lần giá khởi điểm.
Đầu tư - 20/06/2025 11:27
Đầu tư loạt dự án tại miền Trung, tiềm lực Hacom Holdings ra sao?
Hacom Holdings đang mạnh tay đầu tư loạt dự án bất động sản, năng lượng, du lịch nghỉ dưỡng tại các địa phương ở miền Trung.
Đầu tư - 20/06/2025 06:45
Dự án Sangshin Central Việt Nam được tăng vốn
UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án Sangshin Central Việt Nam.
Đầu tư - 19/06/2025 16:40
Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, bất chấp tác động bất lợi từ bên ngoài, dòng vốn FDI vào Việt Nam được duy trì rất tích cực. Hiện, cả nước có 44.000 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đạt 517 tỷ USD.
Đầu tư - 19/06/2025 13:00
Chưa hoàn thiện KCN VSIP Cần Thơ đã thu hút 300 triệu USD vốn FDI, kiến nghị một loạt vướng mắc
Dự án VSIP Cần Thơ có tổng vốn đầu tư hơn 3.717 tỷ đồng và diện tích gần 294 ha, đang được đẩy nhanh thi công hạ tầng, xúc tiến đầu tư.
Đầu tư - 19/06/2025 08:08
Quỹ đầu tư danh tiếng Thuỵ Sỹ muốn đưa Quy Nhơn thành Trung tâm tài chính toàn cầu
Các nhà đầu tư định hướng đưa Quy Nhơn (Bình Định) trở thành Trung tâm Tài chính toàn cầu. Trong đó, mục tiêu là xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế (IFC) tại Quy Nhơn trở thành điểm thu hút vốn đầu tư toàn cầu, đổi mới sáng tạo và có tầm ảnh hưởng quốc tế.
Đầu tư - 18/06/2025 19:56
Tập đoàn GEO sắp xây Trung tâm đào tạo năng lượng tái tạo 50 triệu USD tại Bình Định
Dự án Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo có diện tích dự kiến 20ha (tại huyện Phù Mỹ, Bình Định) với tổng vốn đầu tư là 50 triệu USD.
Đầu tư - 18/06/2025 17:14
ACV làm chủ đầu tư dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh
Bộ Xây dựng đề nghị ACV khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ đầu tư dự án, trình UBND tỉnh Nghệ An theo quy định, trong đó nghiên cứu kỹ lưỡng các pháp kỹ thuật để bảo đảm không phải thực hiện đóng cảng hàng không khi thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu tại Cảng hàng không Vinh.
Đầu tư - 18/06/2025 11:06
Khánh Hoà thu hút gần 300 nghìn tỷ đồng đầu tư vào bất động sản trong 6 tháng
Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa thu hút 12 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký gần 300 nghìn tỷ đồng. Nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực đô thị, công nghiệp, năng lượng... đang tạo lực đẩy mạnh mẽ cho quá trình phát triển kinh tế địa phương.
Đầu tư - 18/06/2025 08:30
Thương mại Đối ứng Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội mới cho thị trường chứng khoán
Tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại Đối ứng Việt Nam – Hoa Kỳ đang có bước tiến rõ rệt, mở ra những cơ hội tăng trưởng mới cho kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhóm ngành hưởng lợi sẽ là xuất khẩu, công nghệ, năng lượng tái tạo, logistic.
Đầu tư thông minh - 17/06/2025 15:50
FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công
Đại biểu Quốc hội cho biết, FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lắp ráp, gia công. Tỷ lệ nội địa hóa trong khu vực FDI vẫn dưới 30% ở nhiều ngành công nghiệp chế biến - chế tạo và chưa có liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong nước.
Đầu tư - 17/06/2025 13:20
Bình Định ưu tiên gần 1.500 căn nhà ở xã hội cho cán bộ Gia Lai
Bình Định ưu tiên bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai mua nhà ở xã hội tại 8 dự án với quỹ nhà ở gần 1.500 căn.
Đầu tư - 17/06/2025 13:14
Vietnam Wafer muốn làm nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh tại Quảng Trị
CTCP Vietnam Wafer vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Trị đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh siêu tinh khiết tại khu công nghiệp Quán Ngang.
Đầu tư - 17/06/2025 06:45
Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?
Estonia - một quốc gia chỉ có khoảng 1,3 triệu dân, đã trở thành hình mẫu toàn cầu trong ứng dụng AI vào chuyển đổi số chính phủ, từ đó gợi mở nhiều chính sách cho Việt Nam.
Công nghệ - 17/06/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu
-
2
Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'
-
3
FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công
-
4
Bí thư Hải Dương làm Phó Tổng Thường trực Thanh tra Chính phủ
-
5
Quốc hội dời lịch thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago