Sau APEC, Mỹ có quay lại với TPP?

Đó là câu hỏi đã được đặt ra với ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ tịch SOM APEC 2017 tại buổi họp báo quốc tế đầu tiên trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra chiều ngày 7-11 tại Đà Nẵng.
NGỌC HÙNG
08, Tháng 11, 2017 | 06:16

Đó là câu hỏi đã được đặt ra với ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ tịch SOM APEC 2017 tại buổi họp báo quốc tế đầu tiên trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra chiều ngày 7-11 tại Đà Nẵng.

bui-thanh-son

 Ông Bùi Thanh Sơn tại buổi họp báo quốc tế đầu tiên trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Năng chiều ngày 7-11. Ảnh: NH

Ông Sơn, trong vai trò Chủ tịch Hội nghị các quan chức cao cấp APEC (SOM APEC 2017), cho biết trong khuổn khổ Diễn đàn kinh tế APEC có rất nhiều kênh hợp tác phát triển giữa các nước trong khu vực, trong đó TPP là một kênh như vậy.

Cụ thể, trong APEC có Cộng đồng Kinh tế ASEAN, có các hiệp định thương mại tự do giữa các nền kinh tế, trong khu vực cũng đang đàm phán hiệp định đối tác toàn diện giữa ASEAN với 6 nền kinh tế khác...

Tuy nhiên, ông Sơn cho biết, Việt Nam bỏ ngỏ về chuyện Mỹ có quay lại TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương gồm 12 thành viên) hay không sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh rút khỏi TPP hôm 23-1-2017.

Theo ông Sơn, Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Việt Nam để thăm cấp nhà nước và tham dự APEC là một bằng chứng về mối quan hệ đang phát triển giữa hai nước. Chuyến thăm này là để hai bên tìm ra cơ hội hợp tác phù hợp với xu thế chung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trước câu hỏi về hiện tượng chống lại toàn cầu hóa, ông Sơn thừa nhận là hiện nay, ở một số nơi đang có xu hướng chống lại toàn cầu hóa, chính điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tự do hóa trong khu vực.

Tuy nhiên, theo ông Sơn, tự do hóa thương mại là một vấn đề cốt lõi trong hợp tác của các các nước APEC. Đây là khu vực có sự đa dạng về văn hóa, kinh tế… mà bằng chứng là kể từ khi được hình thành, APEC đã cho thấy, sự hợp tác giữa các nước ngày càng tốt hơn.

Chính nhờ quá trình hợp tác này mà mức thuế quan nhiều loại hàng hóa giữa các nền kinh tế đã dần về 0%, qua đó, trao đổi thương mại giữa các nước cũng tăng lên. Những hợp tác này cũng giúp các nước gia tăng GDP qua các năm, giúp số người trong mức đói nghèo giảm nhanh… Đây chính là động lực của APEC.

Báo cáo của APEC về triển vọng kinh tế ngắn hạn chỉ ra rằng, tăng trưởng GDP của khu vực APEC đạt 3,9% năm 2017, so với mức 3,4% năm 2016, vượt mức bình quân của toàn cầu là 3,6%. Năm 2018, khu vực APEC dự kiến sẽ có mức tăng trưởng GDP tiếp tục vượt mức bình quân toàn cầu.

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực, với mục tiêu chủ yếu là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

APEC ra đời vào năm 1989 với 12 nền kinh tế thành viên. Qua bốn lần mở rộng vào các năm 1991, 1993, 1994 và 1998, APEC hiện gồm 21 nền kinh tế thành viên, đại diện 39% dân số thế giới, 57% GDP và 47% thương mại toàn cầu (2014).

Theo The Saigontimes

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ