Hiệp định TPP trở lại bàn đàm phán

Nhàđầutư
TPP, một thỏa thuận thương mại toàn cầu bị Tổng thống Donald Trump loại bỏ, đang trở lại trong các cuộc đàm phán tại Nhật Bản giữa tháng 7 vừa qua mà không có Hoa Kỳ. Trưởng đoàn đàm phán của Nhật Bản Kazuyoshi Umemoto nói, nhóm 11 nước còn lại đang đạt được sự hiểu biết lẫn nhau về con đường phía trước.
HÀN GIA BẢO
16, Tháng 07, 2017 | 08:09

Nhàđầutư
TPP, một thỏa thuận thương mại toàn cầu bị Tổng thống Donald Trump loại bỏ, đang trở lại trong các cuộc đàm phán tại Nhật Bản giữa tháng 7 vừa qua mà không có Hoa Kỳ. Trưởng đoàn đàm phán của Nhật Bản Kazuyoshi Umemoto nói, nhóm 11 nước còn lại đang đạt được sự hiểu biết lẫn nhau về con đường phía trước.

Theo Phóng viên thường trú VTV tại Tokyo, 11 nước thành viên Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP đã nhóm họp tại Nhật Bản ngày 12/7. Các nước thành viên TPP này nhất trí theo đuổi tự do thương mại đến cùng. Đây là cuộc họp có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định các biện pháp cần thiết để tiếp tục thực hiện hiệp định sau khi Mỹ chính thức rút khỏi TPP.

tpp-hanoke-japan

Trưởng đoàn đàm phán của Nhật Bản Kazuyoshi Umemoto (trái), gặp phái đoàn Canada, trước khi các quan chức hàng đầu của 11 nước thành viên TPP bắt đầu các cuộc hội đàm tại thị trấn nghỉ mát suối nước nóng  tại Hakone, tỉnh Kanagawa. Ảnh: Japantimes

Tại cuộc họp chung kéo dài hai ngày diễn ra tại thành phố Hakone, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản đã bày tỏ quan điểm muốn giữ nguyên những thỏa thuận đã đạt được của Hiệp định TPP, đồng thời từ chối đàm phán lại hàng rào thuế quan áp cho các nước thành viên.

Không trì hoãn thời gian áp dụng

Theo Nhật Bản, việc đàm phán lại sẽ trì hoãn quá lâu thời điểm áp dụng hiệp định trong thực tế. Trong khi đó, một vài nước như Australia và New Zealand cho rằng cần xem xét lại một số nội dung thỏa thuận để phù hợp với tình hình mới. Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, cần ít nhất 6 nước thành viên với tổng quy mô kinh tế chiếm 85% quy mô cả khối phê chuẩn hiệp định để TPP chính thức có hiệu lực.

Trong khi nhất trí rằng cần tiếp tục thúc đẩy TPP, các nước thành viên đã cho thấy những quan điểm khác nhau về việc nên giữ nguyên hay đàm phán lại một phần nội dung hiệp định. Theo dự kiến, trưởng đoàn đàm phán TPP của 11 nước thành viên sẽ nhóm họp lần nữa vào tháng 9 và tháng 11 năm 2017 để tiếp tục trao đổi về tiến trình phê chuẩn hiệp định.

Tại một cuộc họp ở Hakone, một thành phố nghỉ mát phía nam Tokyo, Nhật Bản đã đưa các nhà đàm phán thương mại từ 11 quốc gia, trong đó có Úc, Canada, Malaysia và Việt Nam… vào thảo luận về các quy tắc khôi phục nhằm cải thiện điều kiện lao động và tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ ở một số nước. Các nước cũng muốn mở thêm nhiều thị trường cho tự do để buôn bán các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ kỹ thuật số quanh khu vực.

Nỗ lực của Nhật Bản để cứu vãn hiệp định này phản ánh một sự thừa nhận ngày càng tăng rằng các nước trước đây muốn dựa vào sự lãnh đạo của Mỹ thì từ nay sẽ phải tự mình tiến lên phía trước. Tại Nhật, các quan chức đặc biệt mong muốn ngăn chặn nỗ lực của Trung Quốc tạo ra một hiệp định thương mại đối nghịch, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Thỏa thuận này sẽ đưa 16 quốc gia, bao gồm cả các nước trong TPP, sẽ tuân thủ những quy tắc ít nghiêm ngặt hơn.

Trưởng đoàn đàm phán của Nhật Bản Kazuyoshi Umemoto, nói với các phóng viên rằng nhóm 11 sẽ đạt được sự hiểu biết lẫn nhau trên một con đường tiến lên phía trước mà không có Hoa Kỳ.

Ông Umemoto tuyên bố: "Chúng tôi cần có một thỏa thuận quốc tế mới và tôi cho rằng, chúng ta đã phác họa được một bức tranh sơ lược về con đường tới đây sẽ như thế nào". Những động lực thúc đẩy các thỏa thuận như vậy đã được xây dựng trong những tuần gần đây, khi các đồng minh lớn của Mỹ khẳng định cam kết cam kết của họ đối với toàn cầu hóa.

Ngay trước cuộc họp thượng đỉnh G-20 tại Hamburg, Đức, tuần trước, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đã công bố phác thảo về một thỏa thuận rộng rãi tạo ra một khối thương mại bao gồm tổng sản lượng kinh tế 20.000 tỷ USD. Thỏa thuận này được công bố khi mà Hoa Kỳ ngày càng bị cô lập với các vấn đề như thương mại tự do và bảo vệ môi trường.

Vẫn dành một chỗ cho Hoa Kỳ

Nếu Nhật Bản và 10 bên ký kết khác muốn giữ TPP tồn tại để tiến lên, họ cần ít nhất sửa lại một điều khoản, theo đó, thỏa thuận toàn cấu ấy sẽ có hiệu lực chỉ khi được sáu nước đại diện cho 85 phần trăm tổng giá trị kinh tế 12 thành viên ban đầu. Nhưng nếu không có Hoa Kỳ, ngưỡng đó không thể đạt được.

Một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Châu Á-Úc từ Đại học Tây Úc, ông Jeffrey Wilson nêu lên một trở ngại khác: "Vấn đề là, khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định thì Hoa Kỳ là hai phần ba của TPP. Còn đối với các nước đang phát triển được yêu cầu thực hiện các cuộc cải tổ tốn kém, thì lúc bấy giờ còn ý nghĩa gì?” Trong khi đó thì mục tiêu của Nhật Bản là giữ được càng nhiều các thỏa thuận ban đầu càng tốt với hy vọng rằng Hoa Kỳ cuối cùng sẽ tham gia lại.

Cựu đại sứ Nhật Bản tại Washington Ichiro Fujisaki vẫn lạc quan: "Chúng ta nên hoan nghênh Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ quyết định trở lại vào một thời điểm nào đó trong tương lai". Ý kiến này của vị cựu Đại sứ bị một số nhà quan sát cho là ngây thơ. Ông Takuji Okubo, giám đốc điều hành và kinh tế trưởng của Japan Macro Advisors có lập trường khác: “Tôi nghĩ mong muốn chính quyền của Trump sẽ thay đổi ý định của mình về TPP là không thực tế. Chừng nào ông ấy vẫn giữ chức tổng thống, tôi không nghĩ rằng ông ta sẽ thực sự quay trở lại”.

Một số lập luận khác khác đề nghị rằng các cố vấn của Trump có thể cố gắng thay đổi suy nghĩ của Tổng thống một khi ông ta thấy khó khăn như thế nào để đàm phán các hiệp định thương mại song phương. Vì vậy, quan điểm này cho rắng, 11 nước còn lại không nên thay đổi TPP. Bruce H. Andrews, Thứ trưởng Bộ Thương mại của chính quyền Obama, cho biết: "Nếu họ cố gắng đàm phán lại các quy tắc hoặc hạ thấp các tiêu chuẩn, điều đó sẽ gây khó cho Mỹ hơn khi Mỹ muốn tham gia trở lại.

Ngoài ra, còn có một lý do quan trọng khác mà các quốc gia TPP nên duy trì các quy tắc thương mại khắc nghiệt, vẫn theo ông Bruce H. Andrews: ép Trung Quốc đi vào cải cách. "Nếu TPP có hiệu lực, người Trung Quốc, theo yêu cầu, cuối cùng sẽ muốn trở thành một phần của nó để hưởng lợi ích của nó", ông Andrews nói. "Để được vào TPP, Trung Quốc sẽ phải thực hiện một số cải cách kinh tế nghiêm túc và mở cửa thị trường của mình. Nếu TPP hạ thấp các tiêu chuẩn, Trung Quốc sẽ có những điều khoản tốt hơn từ các nước khác mà không cần phải mở cửa thị trường".

Tại Nhật Bản hiện nay, ông Abe có những lý do chính trị riêng của mình để muốn thúc đẩy tiến trình TPP. Ông Abe đã sử dụng vốn chính trị đáng kể cho Hiệp định, chống lại những người nông dân đã ủng hộ truyền thống Đảng Dân chủ Tự do của mình. Hiệp định sẽ yêu cầu khu vực nông nghiệp khép kín của Nhật phải chấp nhận nhập khẩu gạo, thịt lợn và các sản phẩm khác./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ