[Gặp gỡ thứ Tư]'Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến là thực sự cần thiết'
Giá cả các hàng hóa thiết yếu thực tế trong đời sống hàng ngày của người dân đã tăng mạnh, vượt xa mức tăng chỉ số giá tiêu dùng được công bố. Do đó, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến khi sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân là thực sự cần thiết.
Chính phủ đã giao Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sửa đổi theo hướng tổng thể, dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 10 tới. Trong đó, hai nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của người dân là mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) và biểu thuế lũy tiến (BTLT)
Dưới góc độ chuyên gia, bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Nhadautu.vn xung quanh vấn đề này.
Đề xuất mở rộng hình thức giảm trừ gia cảnh
Theo bà, việc điều chỉnh mức GTGC nên theo hướng nào? Liệu Việt Nam có nên áp dụng cơ chế điều chỉnh tự động theo chỉ số CPI như một số quốc gia đã thực hiện?
Bà Vũ Thu Hà: Trong bối cảnh hiện nay, mức GTGC đã không còn phù hợp, đặc biệt tại các thành phố lớn với chi phí sinh hoạt cao. Đồng thời, giá cả các hàng hóa thiết yếu trong đời sống hàng ngày của người dân đã tăng mạnh, vượt xa mức tăng chỉ số CPI được công bố.
Để có góc nhìn khách quan hơn, ta có thể tham chiếu thực tiễn cơ chế GTGC của một số quốc gia trong khu vực.
Đối với mô hình giảm trừ cố định, Singapore, Thái Lan hiện áp dụng cơ chế cho trừ một khoản tuyệt đối khỏi thu nhập chịu thuế áp dụng cho mọi đối tượng, hoặc áp dụng mức giảm trừ khác nhau cho từng đối tượng người phụ thuộc dựa trên các tiêu chí như độ tuổi, khả năng lao động, tình trạng sinh sống
Đối với mô hình giảm trừ lũy tiến, tại Nhật Bản, cơ quan thuế áp dụng hình thức giảm trừ lũy tiến tương ứng với từng bậc thuế suất lũy tiến.
Đối với mô hình giảm trừ chi phí sinh hoạt thực tế, các khoản chi phí sinh hoạt của người nộp thuế (NNT) như chi phí khám sức khỏe, chi phí tiền học cho con hiện được các nước như Malaysia, Singapore, Thái Lan áp dụng.

Do đó, chúng tôi đề xuất 2 phương án điều chỉnh mức GTGC như sau: Thứ nhất, đề xuất bổ sung thêm những yếu tố khác bên cạnh chỉ số CPI làm tiêu chí đánh giá định kỳ (1-2 năm/lần) cho mức GTGC, ví dụ như lương tối thiểu vùng, mức tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người, mức thu nhập đầu người bình quân theo khu vực, chi tiêu hộ gia đình, tỷ lệ lạm phát dự kiến hàng năm.
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động bắt buộc phải trả cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, áp dụng theo từng vùng địa lý cụ thể. Mức lương này thường được điều chỉnh hàng năm nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
Chúng tôi đề xuất thiết kế và mở rộng các hình thức giảm trừ gia cảnh đa dạng như: Cho phép giảm trừ một số chi phí sinh hoạt và tiêu dùng thường xuyên của người nộp thuế trên cơ sở thực tế phát sinh như chi phí khám sức khỏe và chi phí tiền học cho con...
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng có thể coi là một trong những căn cứ để điều chỉnh mức GTGC, tuy nhiên cần đồng thời tính toán tới các yếu tố quan trọng khác để xác định một mức GTGC phù hợp như nêu ở trên.
Ngoài ra, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 41/2024/QH15 và Nghị định 158/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn Luật BHXH mới có hiệu lực từ 01/7/2025 có đề cập tới mức tham chiếu. Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ BHXH.
Khi mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu được Chính phủ điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số CPI, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.
Do vậy, theo tôi, Luật Thuế TNCN cũng nên xem xét mức tham chiếu tương tự để Chính phủ có thể quyết định và điều chỉnh phù hợp theo tình hình phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ.
Thứ hai, đề xuất thiết kế và mở rộng các hình thức GTGC đa dạng như: Cho phép giảm trừ một số chi phí sinh hoạt và tiêu dùng thường xuyên của NNT trên cơ sở thực tế phát sinh như chi phí khám sức khỏe và chi phí tiền học cho con; Áp dụng những mức giảm trừ khác nhau cho các đối tượng người phụ thuộc khác nhau dựa vào độ tuổi, khả năng lao động, mức thu nhập và địa bàn sinh sống.
Cả hai nhóm phương án trên có thể được cân nhắc đồng thời trong quá trình Chính phủ xây dựng mức sửa đổi GTGC để phù hợp với thực tiễn đời sống cũng như thông lệ quốc tế.
Rút gọn biểu thuế lũy tiến thực chất và công bằng hơn
Hiện BTLT có 7 bậc và mức thuế suất khá cao. Nhiều ý kiến đề xuất cần rút gọn số bậc thuế. Quan điểm của bà về vấn đề này? Việc rút gọn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến NNT, đặc biệt là nhóm thu nhập trung lưu?
Bà Vũ Thu Hà: Thực tế hiện tại, BTLT và mức thu nhập tính thuế từng bậc của Việt Nam đang nằm trong nhóm quốc gia đánh thuế TNCN cao so với khu vực Đông Nam Á.
Cụ thể, về thuế suất, hiện tại thuế suất tối đa của Việt Nam là 35% và tương đương với Thái Lan và Phillippines. Trong khi đó, mức thuế suất cao nhất của Singapore là 24%, và tại Malaysia, Myanmar là 30%. Về thu nhập tính thuế, mức thu nhập tính thuế tại từng bậc thuế lại đang ở mức khá thấp so với khu vực.
Hệ thống bậc thuế lũy tiến và mức thu nhập chịu thuế tại Việt Nam được xây dựng từ năm 2007 (Luật 04/2007/QH12), đã đi vào áp dụng từ 01/01/2009 và không có thay đổi về mức thu nhập chịu thuế kể từ năm 2009 tới thời điểm hiện tại (tức là hơn 15 năm).
Với lộ trình dự thảo luật thuế TNCN sẽ được ban hành và áp dụng vào năm 2026 (tức là 17 năm kể từ khi Luật thuế TNCN 2007 ban hành), cộng với sự gia tăng trong mức thu nhập từ tiền lương tiền công của cá nhân và các chỉ số CPI, có thể nhận thấy mức thu nhập chịu thuế đã lạc hậu, ít hỗ trợ cho lực lượng lao động.
Thực tiễn cũng chỉ ra việc khó thu hút được nhân công chất lượng cao từ nước ngoài khi thuế suất vốn đã cao lại đang được áp cho các mức thu nhập chịu thuế khá thấp so với các nước trong khu vực.

Theo quan điểm của tôi, việc điều chỉnh BTLT và mức thu nhập chịu thuế là cần thiết, đảm bảo phù hợp với tốc độ phát triển nền kinh tế của quốc gia, đảm bảo tăng khả năng cạnh tranh và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc tại Việt Nam, cũng như hỗ trợ cho lực lượng lao động nội địa của quốc gia.
Việc rút gọn các bậc thuế, sẽ giúp giảm đáng kể gánh nặng thuế cho nhóm NNT thuộc các bậc thấp, đặc biệt là ở ba bậc đầu tiên - vốn chủ yếu là những cá nhân có thu nhập chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản.
Một hệ thống thuế thu nhập cá nhân được thiết kế hợp lý không chỉ góp phần điều tiết thu nhập, mà còn thúc đẩy tiêu dùng, củng cố niềm tin vào chính sách thuế và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bền vững cũng như công bằng xã hội trong dài hạn.
Đồng thời, BTLT cũng cần được thiết kế lại theo hướng điều chỉnh hợp lý mức chênh lệch giữa các ngưỡng chịu thuế và thuế suất để đảm bảo công bằng. Việc này sẽ góp phần hạn chế tình trạng "nhảy bậc" - khi thu nhập chỉ tăng nhẹ nhưng NNT đã bị chuyển sang bậc thuế cao hơn với mức thuế suất chênh lệch lớn - gây ra sự bất hợp lý giữa những người có mức thu nhập gần nhau.
Việc rút gọn bậc thuế có thể thu hẹp khoảng cách nghĩa vụ thuế giữa các nhóm thu nhập. Theo bà, điều này có làm giảm vai trò điều tiết thu nhập của thuế TNCN hay không?
Bà Vũ Thu Hà: Như tôi đã đề cập, việc cải cách biểu thuế - bao gồm rút gọn số bậc thuế và điều chỉnh lại khoảng cách giữa các mức thu nhập chịu thuế (nới rộng khoảng thu nhập chịu thuế trong mỗi bậc) - cần được thực hiện một cách đồng bộ và có cân nhắc.
Mục tiêu không phải là làm giảm vai trò điều tiết thu nhập của thuế TNCN, mà là làm cho hệ thống thuế trở nên công bằng, hợp lý và phù hợp hơn với cơ cấu thu nhập đa dạng của xã hội hiện nay.
Thực tế, nếu việc rút gọn bậc thuế được kết hợp với việc thiết kế lại ngưỡng thu nhập và thuế suất một cách khoa học, vẫn hoàn toàn có thể đảm bảo tính lũy tiến thực chất, phản ánh đúng khả năng chi trả của NNT.
Một hệ thống thuế TNCN được thiết kế hợp lý không chỉ góp phần điều tiết thu nhập, mà còn thúc đẩy tiêu dùng, củng cố niềm tin vào chính sách thuế và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bền vững cũng như công bằng xã hội trong dài hạn.
Nhiều ý kiến cho rằng việc điều chỉnh mức GTGC và BTLT trong thời gian qua diễn ra quá chậm so với biến động thực tế thu nhập và chi phí sống. Bà đánh giá như thế nào về quan điểm này?
Bà Vũ Thu Hà: Theo dữ liệu của cơ sở dữ liệu trực tuyến Numbeo (tháng 6/2025), chi phí sinh hoạt hàng tháng tại Hà Nội ước tính khoảng 12,6 triệu đồng/người độc thân và 43,9 triệu đồng/hộ gia đình 4 người (không kể tiền thuê nhà). Trong khi đó, tổng mức GTGC cho một gia đình 4 người chỉ 30,8 triệu đồng/tháng.

Rõ ràng, mức GTGC hiện tại không còn phù hợp, đặc biệt tại các thành phố lớn với chi phí sinh hoạt cao.
Mức GTGC hiện đang áp dụng chưa thay đổi từ năm 2020. Theo Luật thuế TNCN, khi CPI vượt 20% sẽ xem xét điều chỉnh GTGC, tuy nhiên CPI cộng dồn từ năm 2020 – 2025 có nhiều khả năng vẫn chưa vượt ngưỡng 20%. Chưa kể, mức tăng CPI 3% vào năm 2020 sẽ khác mức tăng 3% vào năm 2024 vì quy mô của nền kinh tế đã tăng lên rất nhiều.
Giá cả các hàng hóa thiết yếu thực tế trong đời sống hàng ngày của người dân đã tăng mạnh, vượt xa mức tăng chỉ số CPI được công bố. Do đó, việc điều chỉnh mức GTGC và BTLT là thực sự cần thiết.
Việc Chính phủ dự kiến trình sửa toàn diện Luật Thuế TNCN ngay tại kỳ họp thứ 10 tới đây, sớm hơn đáng kể so với lộ trình trước đó, là một tín hiệu rất tích cực. Từ góc độ chuyên gia tư vấn thuế, tôi cho rằng động thái này thể hiện rõ sự chủ động lắng nghe và phản hồi kịp thời của Đảng và Chính phủ trước những thay đổi về thu nhập, chi phí sống và kỳ vọng của người dân sau hơn một thập kỷ áp dụng luật hiện hành.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
- Cùng chuyên mục
Vừa sắp xếp lại giang sơn vừa đề ra các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng
Chiều 15/7, tại Nhà Quốc hội, Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết số 60) gắn với việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện, công tác nhân sự.
Sự kiện - 16/07/2025 08:52
Hải Phòng lập kỷ lục về thu hút đầu tư ngay sau sáp nhập với hơn 15,6 tỷ USD
Hơn 15,6 tỷ USD vốn cam kết đầu tư; hơn 1.000 đại biểu, trong đó có 250 lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức quốc tế đến từ 21 nền kinh tế APEC cùng hội tụ tại Hải Phòng.
Sự kiện - 15/07/2025 18:52
Bí thư Hà Nội: Phát triển kinh tế từ thực tiễn, tạo động lực mới
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu thành phố phát triển kinh tế từ thực tiễn, lợi thế, tiềm năng của từng địa phương để đi đúng hướng, bền vững, tạo động lực mới, thành quả mới.
Sự kiện - 15/07/2025 16:03
Marubeni muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam
"Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) coi Việt Nam là thị trường rất quan trọng về chiến lược và đang có kế hoạch mở rộng hoạt động đầu tư chất lượng cao tại đây", ông Masayuki Omoto, Tổng giám đốc Tập đoàn Marubeni cho biết.
Sự kiện - 15/07/2025 09:59
Hà Nội có tân Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy
Ông Lê Trung Kiên, nguyên Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đông Anh được phân công, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội.
Sự kiện - 15/07/2025 08:53
Cấm xe máy xăng từ Vành đai 1: Phép thử với Hà Nội
Việc cấm xe máy chạy xăng tại Vành đai 1 từ 1/7/2026 là phép thử lớn với Hà Nội trong hành trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, để chính sách khả thi, thành phố cần đi kèm các chính sách đồng bộ.
Sự kiện - 15/07/2025 07:48
Ông Đỗ Văn Trường giữ chức Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP. Hà Nội
Chiều 14/7, Thường trực HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định và nghị quyết về công tác cán bộ của HĐND thành phố.
Sự kiện - 15/07/2025 06:45
Hà Nội khai mạc giải bóng rổ GMB League 2025
Sáng 14/7, "Giải Bóng rổ Học sinh - Sinh viên: Cúp Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam & MVP Academy" 2025 đã khai mạc tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.
Sự kiện - 14/07/2025 20:01
Động lực và 'điểm nghẽn' cần khắc phục để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 2 con số
Tiếp tục duy trì động lực tăng trưởng hay bổ sung thêm động lực tăng trưởng? Có cần tăng trưởng GDP 2 con số để đạt mục tiêu trở thành nước phát triển và thu nhập cao vào năm 2045? Đâu là "điểm nghẽn" cần tháo gỡ…? Nhadautu.vn đã ghi nhận ý kiến của các chuyên gian về vấn đề đang được quan tâm bàn thảo hiện nay.
Sự kiện - 14/07/2025 15:22
Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ 1.727 tỷ phải hoàn thành năm 2026
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải hoàn thành dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ trong năm 2026. Ngoài ra, các địa phương khu vực ĐBSCL phải củng cố, tăng cường đoàn kết, thống nhất hơn nữa, tăng tốc, bứt phá, thần tốc hơn nữa để vượt qua chính mình, hoàn thành mục tiêu 2025.
Sự kiện - 13/07/2025 16:30
Hà Nội cấm xe máy xăng vào vành đai 1 từ 7/2026: Nhanh chóng hỗ trợ người dân đổi xe
Theo chỉ thị mới của Thủ tướng, Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng trong khu vực vành đai 1 từ ngày 1/7/2026. Trước lộ trình này, chuyên gia cho rằng thành phố cần sớm có chính sách hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi phương tiện.
Sự kiện - 13/07/2025 09:01
Nới lỏng điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nhân nước ngoài nhập tịch Việt Nam
Doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam khi được xác nhận có đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển của Việt Nam sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam.
Sự kiện - 12/07/2025 17:17
[Cafe Cuối tuần] Việc quan trọng hơn cả kiềm chế giá đất
Có hiện tượng phổ biến hiện nay là giới đầu tư bất động sản đi "mua gom" đất nông nghiệp để chuyển sang đất thổ cư và "bán" kiếm lời. Trường hợp này, nếu "nới lỏng" việc thu tiền sử dụng đất sẽ dẫn đến trục lợi chính sách. Ngược lại, trường hợp người dân có nhu cầu thật thì cần được hưởng chính sách hài hòa hơn để bảo đảm ổn định đời sống.
Sự kiện - 12/07/2025 09:14
Việt Nam đang cải cách và sẽ cải cách hơn nữa
Chiều 11/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Sự kiện - 12/07/2025 07:24
Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh
Hà Nội sẽ lắp đặt hệ thống màn hình LED, loa truyền thanh đáp ứng nhu cầu theo dõi trực tiếp lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành của nhân dân, du khách nhân kỹ niệm dịp Quốc khánh 2/9.
Sự kiện - 11/07/2025 23:48
Tạp chí Nhà đầu tư tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, đồng hành cùng doanh nghiệp
Tạp chí sẽ tập trung cải tiến nội dung ấn phẩm in theo hướng thiết thực hơn với doanh nghiệp, nhà đầu tư; tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, nhất là về FDI.
Sự kiện - 11/07/2025 19:20
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago