[Cafe Cuối tuần] Bài học truyền thông trong khủng hoảng: từ vụ đánh cô gái Việt đến cái 'ồ' muộn màng trong nước
Vụ ẩu đả tưởng như đơn giản tại tiệm photobooth trở thành casestudy đắt giá về quản trị khủng hoảng xuyên biên giới: sự cố xảy ra trong đời sống thường nhật, nhưng tác động đến hình ảnh doanh nghiệp và quốc gia. Nó nhắc chúng ta nhớ rằng: mỗi cá nhân trong tổ chức là đại sứ thương hiệu; và rằng quy chế nội bộ cùng truyền thông chủ động là lá chắn đầu tiên.

Một vụ ẩu đả tưởng chừng cá nhân giữa hai cô gái Hàn Quốc và hai cô gái Việt tại một tiệm chụp ảnh photobooth ở Hà Nội – lại trở thành điểm nóng truyền thông quốc tế, chỉ vì một cú "túm tóc" và "đấm vào mặt" bị camera ghi lại. Thông tin lan như cháy rừng trên các diễn đàn Hàn Quốc, kéo theo làn sóng phẫn nộ cả trong nước và ngoài nước.
Và trong khi mạng xã hội sục sôi thì báo chí… lại khá dè dặt. Mãi đến khi công ty Segyung Hitech – một doanh nghiệp Hàn Quốc có nhà máy tại Bắc Ninh – lên tiếng xin lỗi, sa thải nhân viên, đền bù, cam kết sửa sai, thì truyền thông chính thống mới bắt đầu đồng loạt đưa tin.
Không phải là không có thông tin, mà là có vẻ như chờ đủ yếu tố chính thống mới dám nói. Một lần nữa, truyền thông lại chạy sau, để rồi công chúng ồ lên: "Ồ, thì ra thế!"
Cú phản đòn từ sức mạnh mềm… và "tự cứu" trong khủng hoảng
Không ai ép Segyung Hitech xin lỗi. Nhưng họ tự nguyện làm điều đó – bằng một thái độ bài bản, bài học rất điển hình trong lý thuyết truyền thông khủng hoảng. Chưa đầy 5 ngày sau vụ việc, họ gửi thư xin lỗi bằng cả tiếng Việt, Hàn, Anh; nhận trách nhiệm với chính quyền, cộng đồng và sa thải nhân viên vi phạm. Hành động không chỉ nhằm làm dịu căng thẳng, mà còn giữ hình ảnh thương hiệu trong cộng đồng địa phương – một tài sản mềm cực kỳ giá trị với các doanh nghiệp FDI.
Doanh nghiệp không phủi trách nhiệm vì "đây là việc cá nhân, xảy ra ngoài giờ, ngoài nhà máy" mà chấp nhận liên đới. Đây chính là điểm khác biệt: các công ty có văn hóa quản trị nội bộ mạnh mẽ sẽ không bỏ mặc khủng hoảng, mà chọn cách đi thẳng vào tâm bão để kiểm soát dư luận.
Vì sao báo chí dè dặt?
Có thể có nhiều lý do: e ngại ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao – thương mại; thận trọng vì chưa có phát ngôn chính thức; hoặc đơn giản là chưa đủ tín hiệu "chính thống" để khai thác. Nhưng dù lý do gì, điều rõ ràng là báo chí bị động trong vai trò dẫn dắt dư luận, và kênh mạng xã hội trở thành nguồn phát hiện và phản ứng nhanh hơn nhiều.
Không chỉ vụ Segyung. Còn nhớ các sự kiện "thức tỉnh muộn", như vụ viên sủi giảm cân Linh Đan, kem tan mỡ GoSlim, viên xương khớp Mộc Thanh, cao lá Thanh Mộc Hương: quảng cáo ầm ầm trên TikTok, Facebook, YouTube hàng năm trời, có cả MC đài nhà nước giới thiệu, nhưng chỉ khi bị Bộ Y tế, Bộ Công thương xử phạt thì báo chí mới đồng loạt đưa tin. Công chúng mới "vỡ lẽ" sau một thời gian dài bị "tắm trong sự lừa dối".
Hay như vụ "nước hoa vùng kín, kem trộn trắng cấp tốc", các loại thuốc đông y "gia truyền": nhiều KOLs nổi tiếng quảng bá – thậm chí dẫn chương trình truyền hình – nhưng chỉ đến khi bị Cục Quản lý Dược, Thanh tra Sở xử phạt mới thấy báo chí đăng tải, rồi cộng đồng mới giật mình: "Ồ, thì ra quảng cáo này sai từ đầu!".
Mạng xã hội – Cảm biến cảnh báo sớm
Nếu coi doanh nghiệp là cơ thể sống thì mạng xã hội chính là hệ thần kinh cảm biến. Chính từ những phản ánh nhỏ lẻ, từ những bình luận tức giận, từ các clip được chia sẻ lại – khủng hoảng bắt đầu manh nha. Và nếu không có kênh nội bộ giám sát, bộ phận truyền thông theo dõi phản hồi online, doanh nghiệp sẽ bị động hoàn toàn.
Điều này dẫn đến bài học lớn: truyền thông không còn là kênh quảng bá đơn thuần, mà là hệ sinh thái cảnh báo – phản ứng – chủ động tái cấu trúc niềm tin.
Vậy bài học kiểm soát nội bộ từ Segyung và những gì DN Việt cần học là gì?
Sẽ có nhiều tranh cãi, nhưng chắc chắn chức năng, nhiệm vụ truyền thông mọi nơi là như nhau và dù giới truyền thông chưa (muốn) ngồi đúc rút kinh nghiệm thì các Giám đốc PR các doanh nghiệp lớn đã note ra:
Thứ nhất, cần có quy chế ứng xử nội bộ, bao gồm cả hành vi ngoài công việc: Trong thời đại thương hiệu cá nhân và tổ chức gắn liền, rủi ro không chỉ đến từ hoạt động sản xuất – mà từ cả mạng xã hội, hành vi xã hội của nhân viên.
Thứ hai, cần thiết phải xây dựng kịch bản truyền thông khủng hoảng đa cấp độ: từ cá nhân vi phạm → nhóm → công ty → cộng đồng → cơ quan chức năng. Mỗi cấp cần có phương án ứng phó, người phát ngôn và thời điểm "ra tay".
Thứ ba, phải theo dõi dư luận sớm và ra tay trước khi khủng hoảng nổ tung: nếu Segyung đợi 2 tuần mới xin lỗi, sự việc có thể bị thổi bùng lên như vụ DHCN Samsung năm 2018 hay Asanzo năm 2019.
Thứ tư, chủ động xử lý (kỷ luật) nội bộ và công khai minh bạch: Không chờ cơ quan chức năng "vào cuộc", mà sẵn sàng chịu trách nhiệm công khai và tái thiết văn hóa doanh nghiệp.
Vụ ẩu đả tưởng như đơn giản tại tiệm photobooth trở thành case study đắt giá về quản trị khủng hoảng xuyên biên giới: sự cố xảy ra trong đời sống thường nhật, nhưng tác động đến hình ảnh doanh nghiệp và quốc gia. Nó nhắc chúng ta nhớ rằng: mỗi cá nhân trong tổ chức là đại sứ thương hiệu; và rằng quy chế nội bộ cùng truyền thông chủ động là lá chắn đầu tiên.
Quan trọng hơn: không thể để những cú "ồ" của công chúng luôn đến quá muộn, sau khi hàng triệu người đã tin, đã mua, đã chịu hậu quả. Doanh nghiệp và báo chí cần liên kết chặt chẽ hơn với cộng đồng mạng – nơi mà sự thật có thể đến sớm hơn cả các bản tin lúc 19h.
- Cùng chuyên mục
Ông Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng NN&MT
Thủ tướng Phạm Minh Chính điều động ông Trần Đức Thắng, Phó Tổng Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ NN&MT và giao quyền Bộ trưởng.
Sự kiện - 18/07/2025 17:05
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Hàng thẳng, lối thông, đồng lòng cùng tiến'
Ngày 18/7, Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII đã khai mạc tại trụ sở Trung ương Đảng tại Thủ đô Hà Nội. Tạp chí Nhà đầu tư trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 18/07/2025 11:05
Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' tháo gỡ gần 3.000 dự án vướng mắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương rà soát, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, phân công rõ người, rõ việc để giải quyết dứt điểm 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài. Các dự án thuộc nhóm các dự án sai phạm, vướng mắc về thủ tục và có dấu hiệu vi phạm.
Sự kiện - 18/07/2025 10:22
100% xe buýt đầu tư mới, thay thế trong năm 2025 tại Huế sẽ sử dụng điện, năng lượng xanh
Theo UBND TP. Huế, kể từ năm 2025, 100% xe buýt đầu tư mới, thay thế phải sử dụng điện, năng lượng xanh, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.
Sự kiện - 18/07/2025 09:36
Giải pháp nào để Quảng Ninh đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 14%?
Quảng Ninh đạt mức tăng trưởng GRDP 11,03% trong 6 tháng đầu năm 2025 – mức cao nhất kể từ năm 2020, nhưng để đạt mục tiêu 14% cả năm, cần có các giải pháp đột phá trong nửa cuối năm.
Sự kiện - 18/07/2025 06:45
Quảng Ninh có Phó Chủ tịch HĐND và 2 Phó Chủ tịch UBND mới
Ngày 17/7, tại Kỳ họp thứ 29, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV đã bầu các chức danh Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa XIV.
Sự kiện - 17/07/2025 13:10
Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để đổi sang xe điện
Hà Nội hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho người dân có xe máy chạy xăng hoặc diesel (đăng ký trước thời điểm nghị quyết có hiệu lực) tại các vùng phát thải thấp, khi chuyển đổi sang phương tiện xanh (có giá trị từ 15 triệu đồng trở lên). Mức hỗ trợ 3 triệu đối với cá nhân, 4 triệu đối với hộ cận nghèo và 5 triệu đối với hộ nghèo.
Sự kiện - 17/07/2025 06:45
Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% không phải là 'mục tiêu bất khả thi'
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 8,3-8,5% trong năm nay không phải là "mục tiêu bất khả thi" và cũng "không thể không làm".
Sự kiện - 16/07/2025 14:01
[Gặp gỡ thứ Tư]'Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến là thực sự cần thiết'
Giá cả các hàng hóa thiết yếu thực tế trong đời sống hàng ngày của người dân đã tăng mạnh, vượt xa mức tăng chỉ số giá tiêu dùng được công bố. Do đó, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến khi sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân là thực sự cần thiết.
Sự kiện - 16/07/2025 11:03
Vừa sắp xếp lại giang sơn vừa đề ra các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng
Chiều 15/7, tại Nhà Quốc hội, Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết số 60) gắn với việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện, công tác nhân sự.
Sự kiện - 16/07/2025 08:52
Hải Phòng lập kỷ lục về thu hút đầu tư ngay sau sáp nhập với hơn 15,6 tỷ USD
Hơn 15,6 tỷ USD vốn cam kết đầu tư; hơn 1.000 đại biểu, trong đó có 250 lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức quốc tế đến từ 21 nền kinh tế APEC cùng hội tụ tại Hải Phòng.
Sự kiện - 15/07/2025 18:52
Bí thư Hà Nội: Phát triển kinh tế từ thực tiễn, tạo động lực mới
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu thành phố phát triển kinh tế từ thực tiễn, lợi thế, tiềm năng của từng địa phương để đi đúng hướng, bền vững, tạo động lực mới, thành quả mới.
Sự kiện - 15/07/2025 16:03
Marubeni muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam
"Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) coi Việt Nam là thị trường rất quan trọng về chiến lược và đang có kế hoạch mở rộng hoạt động đầu tư chất lượng cao tại đây", ông Masayuki Omoto, Tổng giám đốc Tập đoàn Marubeni cho biết.
Sự kiện - 15/07/2025 09:59
Hà Nội có tân Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy
Ông Lê Trung Kiên, nguyên Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đông Anh được phân công, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội.
Sự kiện - 15/07/2025 08:53
Cấm xe máy xăng từ Vành đai 1: Phép thử với Hà Nội
Việc cấm xe máy chạy xăng tại Vành đai 1 từ 1/7/2026 là phép thử lớn với Hà Nội trong hành trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, để chính sách khả thi, thành phố cần đi kèm các chính sách đồng bộ.
Sự kiện - 15/07/2025 07:48
Ông Đỗ Văn Trường giữ chức Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP. Hà Nội
Chiều 14/7, Thường trực HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định và nghị quyết về công tác cán bộ của HĐND thành phố.
Sự kiện - 15/07/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
Cảnh cáo Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, trình Trung ương kỷ luật bà Nguyễn Thị Kim Tiến
-
2
Vasep chỉ ra 3 thách thức với tôm Việt Nam
-
3
'Vượt bão' thuế quan, nhiều quỹ đầu tư báo hiệu suất tăng trưởng mạnh
-
4
TP.HCM thiếu gần 180.000 căn hộ mới
-
5
Tổng thuật Hội thảo ‘Nâng cao nhận thức nhà đầu tư hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán’
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago