Bộ trưởng KH&ĐT: Sẽ cải thiện quá trình giao vốn

Mới đây, đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã làm rõ một loạt vấn đề đang được các đại biểu Quốc hội cũng như công luận đặc biệt quan tâm, đặc biệt là về đầu tư công.
YẾN THANH
23, Tháng 06, 2017 | 07:00

Mới đây, đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã làm rõ một loạt vấn đề đang được các đại biểu Quốc hội cũng như công luận đặc biệt quan tâm, đặc biệt là về đầu tư công.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn từ kỳ họp thứ hai đến kỳ họp này của Quốc hội khóa XIV, Bộ KH&ĐT đã nhận được 270 câu hỏi của cử tri. Lĩnh vực kế hoạch và đầu tư có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh áp lực ngày càng lớn về nhu cầu nguồn lực để thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Mặc dù Bộ KH&ĐT đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực trong thời gian vừa qua nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề mà cử tri cả nước quan tâm, đòi hỏi tăng cường trách nhiệm hơn nữa trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tham mưu những giải pháp vừa căn cơ, dài hạn vừa cấp bách trong ngắn hạn.

cau

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết tuân thủ nghiêm các quy định về quản lý đầu tư công

Tăng cường quản lý đầu tư công

Về vấn đề đầu tư công, Bộ trưởng khẳng định đã có nhiều cải thiện, nhất là trong công tác xây dựng thể chế pháp luật. Chỉ thị 1792 năm 2011 và Luật Đầu tư công năm 2015 đã giúp tăng cường quản lý chặt chẽ hơn, khắc phục cơ bản được những tồn tại hàng chục năm, như đầu tư dàn trải, nợ đọng xây dựng cơ bản, ứng trước vốn kế hoạch nhưng chưa có nguồn hoàn trả... Tuy nhiên, việc chuyển hướng sang quản lý chặt chẽ hơn cũng không tránh khỏi nảy sinh nhiều vấn đề, khó khăn về quy trình, về thủ tục, về nhu cầu không đáp ứng được đủ vốn và sự co kéo trong bố trí vốn, phân bổ vốn không tập trung, giao vốn chậm, nhiều lần... đòi hỏi phải tập trung tháo gỡ, giải quyết trong thời gian tới.

“Nguồn vốn đầu tư công ngày càng hạn hẹp và có xu hướng giảm dần trong tổng đầu tư toàn xã hội và trong chi tiêu ngân sách. Do vậy, vấn đề mấu chốt quan trọng nhất phải tập trung quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn công. Giải được bài toán cân đối về cơ cấu vùng, miền, ngành, lĩnh vực, mục tiêu ưu tiên vừa quản lý chặt chẽ nhưng cũng phải thuận lợi để triển khai thực hiện nhanh hiệu quả, trong đó có áp dụng công nghệ thông tin và quản lý, đảm bảo công khai, minh bạch và hạn chế tối đa sự thất thoát, lãng phí trong đầu tư công”, Bộ trưởng nói.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Đình Cúc (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bộ trưởng cho biết về sử dụng hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, thời gian trước đây, do hệ thống pháp luật quản lý của chúng ta chưa được chặt chẽ nên hiệu quả của quản lý và sử dụng đầu tư công chưa được đảm bảo, từ đó dẫn đến đầu tư dàn trải, nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, các dự án phê duyệt vượt quá khả năng thu xếp vốn rất lớn, thường trước đây gấp 3 lần so với khả năng thu xếp vốn.

Đó là một thực tế diễn ra trong thời gian dài và để khắc phục được tình trạng này thì Luật Đầu tư công đã được ban hành và để giảm đi giữa đầu tư dàn trải với những quy trình từ chọn lựa dự án đến phê duyệt dự án, đến thẩm định dự án đã được chặt chẽ hơn để kiểm soát các dự án và tránh dàn trải, tránh nợ đọng xây dựng cơ bản cũng như hiệu quả đầu tư. Trong thực tế vừa qua, thực hiện các luật này trên thực tế theo dõi vẫn còn có những dự án đang được bố trí không được tập trung và vấn đề này do nhu cầu rất lớn nhưng khả năng thu xếp vốn lại thấp hơn. Do vậy, việc bố trí, phân bổ của các bộ, ngành và địa phương do yêu cầu phát triển, do nhiệm vụ của mình thì cũng bố trí chưa được tập trung.

Chính vì vậy, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các chủ trương và định hướng về tái cơ cấu đầu tư theo nghị quyết của Quốc hội và của Trung ương. Thứ hai là các cấp, các ngành phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đầu tư công, từ khâu chọn lọc dự án, đến thẩm định, phê duyệt và các thủ tục, trình tự phải thực hiện nghiêm túc. Thứ ba là nâng cao chất lượng về công tác quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội vì công tác quy hoạch có một ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định đầu tư cũng như hiệu quả của đầu tư. Thứ tư, tăng cường công tác kiểm toán, kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với tất cả các khâu để đảm bảo các quyết định lựa chọn đầu tư cũng như bố trí vốn phải phù hợp với tình hình thực tế phát triển cũng như khả năng thu xếp vốn của từng dự án; phải đủ để hoàn thiện được dự án, không cho kéo dài hoặc không phát huy được hiệu quả của dự án.

Sẽ cải thiện quy trình giao vốn

Liên quan đến vấn đề giao vốn hàng năm hiện nay vẫn đang còn chậm là trách nhiệm của Bộ KH&ĐT. Việc giao vốn hàng năm và 5 năm đã được quy định rõ trong Luật Đầu tư công và đây là năm đầu tiên thực hiện Luật Đầu tư công. Với các mục tiêu mà luật đưa ra là kiểm soát chặt chẽ các dự án và theo đó các quy trình sẽ được thiết kế nhiều hơn và chặt chẽ hơn, các bước, các cơ quan tham gia cũng được lồng ghép nhiều hơn nên thủ tục cũng phức tạp hơn. Do vậy, việc thực hiện các thủ tục mới theo luật mới của các bộ, ngành địa phương cũng còn lúng túng trong thời gian đầu thực hiện luật.

Thứ hai, việc hướng dẫn của các bộ, ngành, trong đó có trách nhiệm của Bộ KH&ĐT là cũng chưa kịp thời và cũng còn chậm, còn có các cách hiểu khác nhau, điều này thuộc trách nhiệm của Trung ương mà trong đó có Bộ KH&ĐT. Từ nhu cầu lớn, khả năng thu xếp cân đối vốn hạn chế, mất cân đối như vậy nên việc co kéo cũng như là điều chỉnh các phương án khác nhau thì dẫn đến việc giao vốn chậm hơn so với thực tế, từ đó cũng có ảnh hưởng một phần đến giải ngân chậm và cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.

“Về trách nhiệm của Bộ KH&ĐT thì ở đây có một câu chuyện, chúng tôi xin nhận trách là chưa cương quyết, còn nể nang đối với yêu cầu bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật đầu tư công cũng như các nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, vì chúng tôi cũng thấy khó khăn của các địa phương, nhu cầu của các địa phương là rất lớn nhưng khả năng bố trí chưa phù hợp, nên các phương án làm đi làm lại nhưng chất lượng chưa được tốt, phải điều chỉnh đi điều chỉnh lại”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Bộ KH&ĐT cam kết tuân thủ nghiêm các quy định về quản lý đầu tư công.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ