Tăng trưởng 6,7% không phải là mục tiêu quá xa

Nhàđầutư
Mục tiêu tăng trưởng 6,7% của Chính phủ đã được đưa ra thảo luận rất kỹ tại Quốc hội kỳ này. Đáng chú ý là nhiều ý kiến cho rằng nếu các rào cản được tháo gỡ, mục tiêu này hoàn toàn khả thi.
BÌNH YÊN
21, Tháng 06, 2017 | 17:56

Nhàđầutư
Mục tiêu tăng trưởng 6,7% của Chính phủ đã được đưa ra thảo luận rất kỹ tại Quốc hội kỳ này. Đáng chú ý là nhiều ý kiến cho rằng nếu các rào cản được tháo gỡ, mục tiêu này hoàn toàn khả thi.

Phải nỗ lực tăng trưởng

Đại biểu Phạm Phú Quốc (TP Hồ Chí Minh) cho rằng tăng trưởng GDP năm 2016 là 6,21%, thấp so với kế hoạch 6,7%, chủ yếu do giảm sút của hai trụ cột là khu vực nông nghiệp chịu ảnh hưởng thiên tai, sự cố môi trường và công nghiệp khai khoáng, nhưng nguyên nhân chính là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng phụ thuộc vào tích lũy các yếu tố sản xuất như vốn, tài nguyên lao động đã bộc lộ nhiều bất cập.

pham phu quoc

 

5 giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng - Tăng khai thác dầu thô giúp tăng thu ngoại tệ nhưng cần cân đối về hiệu quả kinh tế vì giá cả biến động và vẫn bị các nước, các quốc gia ngoài Opec vừa có dầu thô, vừa sản xuất dầu từ đá phiến cạnh tranh về giá. - Tận dụng lợi thế là nước chủ nhà của diễn đàn OPEC năm 2017 kỳ vọng du lịch sẽ tăng trưởng mạnh, sau khi đạt kỷ lục 10 triệu khách trong năm 2016. - Khuyến khích phát triển thị trường trong nước và thúc đẩy các tập đoàn kinh tế dẫn dắt thị trường, chủ động chiếm lĩnh thị trường nội địa. - Tiếp tục tháo gỡ rào cản và dồn các nguồn lực phân bổ ngân sách có mục tiêu vốn vay ưu đãi, vốn đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm để tạo tăng trưởng GDP địa phương, góp phần tăng trưởng GDP cả nước. - Đẩy nhanh cổ phần hóa, thoái vốn, thu cổ tức, thu các nguồn tích lũy từ doanh nghiệp nhà nước để góp phần tăng trưởng.

Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (TP.HCM)

Bên cạnh chất lượng tăng trưởng, chúng ta cần sức ép về tăng trưởng nhanh và liên tục để vượt qua bẫy thu nhập trung bình. “Trước đây tốc độ tăng trưởng đạt 8%/năm, 10 năm trở lại đây chỉ đạt trung bình chưa tới 6,5%/năm, tức là xu hướng tăng trưởng chậm lại, trong khi thời gian không còn nhiều, vì đến năm 2035 số người trong tuổi lao động của Việt Nam bắt đầu giảm tuyệt đối”, ông Quốc nói.

Về các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng, đại biểu Quốc nêu 5 nhóm giải pháp. Một là tăng khai thác dầu thô giúp tăng thu ngoại tệ nhưng cần cân đối về hiệu quả kinh tế vì giá cả biến động và vẫn bị các nước, các quốc gia ngoài OPEC vừa có dầu thô, vừa sản xuất dầu từ đá phiến cạnh tranh về giá. Hai là tận dụng lợi thế là nước chủ nhà của diễn đàn OPEC năm 2017 kỳvọng du lịch sẽ tăng trưởng mạnh, sau khi đạt kỷ lục 10 triệu khách trong năm 2016. Ba là triển vọng về sức tiêu thụ nội địa khi Việt Nam được xếp hạng rất cao thứ 32/140 quốc gia trong cạnh tranh toàn cầu về tiêu chí, quy mô thị trường 93 triệu dân. Cần khuyến khích phát triển thị trường trong nước và thúc đẩy các tập đoàn kinh tế dẫn dắt thị trường, chủ động chiếm lĩnh thị trường nội địa. Bốn là tiếp tục tháo gỡ rào cản và dồn các nguồn lực phân bổ ngân sách có mục tiêu vốn vay ưu đãi, vốn đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm để tạo tăng trưởng GDP địa phương, góp phần tăng trưởng GDP cả nước.Năm là đẩy nhanh cổ phần hóa, thoái vốn, thu cổ tức, thu các nguồn tích lũy từ doanh nghiệp nhà nước để góp phần tăng trưởng.

Còn về các giải pháp cho trung và dài hạn, một là tập trung giải quyết xong trước năm 2019, bớt các gánh nặng yếu kém của cơ cấu kinh tế đang kéo tăng trưởng đi xuống để nền kinh tế không phải gồng mình nuôi nợ xấu, nuôi sự phi hiệu quả của đầu tư công, chi phí thường xuyên cho một bộ máy biên chế quá nặng nề. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, điều mà các doanh nghiệp cần không chỉ là chính sách hỗ trợ và ưu đãi về thuế, về tài chính mà quan trọng nhất là môi trường kinh doanh được cải thiện, giảm rào cản, bớt thanh, kiểm tra, thủ tục thông thoáng, chính sách bình đẳng và bảo đảm an toàn tài sản.Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII về kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân rất tôn trọng các yếu tố về thị trường, nếu được vận hành và đưa vào thực tiễn một cách quyết liệt sẽ tạo được động lực mạnh mẽ và hiệu quả cho nền kinh tế. “Đề nghị Chính phủ cần xác định đây là nhiệm vụ chiến lược quốc gia để thúc đẩy bộ, ngành nghiên cứu xây dựng đề án triển khai cũng như phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện”, ông Quốc nói.

Tăng trưởng để tạo đà dài hạn

Trong khi đó, theo đại biểu và là Tiến sỹ kinh tế Trần Hoàng Ngân, ông ủng hộ Chính phủ vẫn tiếp tục chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là 6,7% vì “nếu chúng ta điều chỉnh để rồi hoàn thành thì việc hoàn thành đó không có ý nghĩa mà phải để chỉ tiêu đó để chúng ta phấn đấu bằng những nỗ lực, bằng sự kết hợp giữa trung ương và địa phương, nỗ lực của cả hệ thống chính trị”.

Đại biểu chuyên gia nêu 3 điểm sáng mà Chính phủ cần hết sức lưu ý phát huy. Điểm sáng thứ nhất, chúng ta triển khai nhiều nghị quyết để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính và hình thành tổ công tác để giải quyết những điểm nghẽn, khai thông chính sách vừa qua đã có những kết quả rất đáng trân trọng. Điểm sáng thứ hai, mặc dù nợ công hiện nay ở mức cao, nợ xấu có lúc đến 17% tổng dư nợ nhưng các chỉ số tài chính đều đang được cải thiện cơ bản, thể hiện qua việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm thế giới Moody’s đã nâng định mức đánh giá tín nhiệm của nước ta từ ổn định lên mức tích cực. Điểm sáng thứ ba là tinh thần kinh doanh tăng cao, nhiều hoạt động khởi nghiệp kinh doanh khắp các địa phương được Chính phủ kiến tạo và hỗ trợ, nhờ vậy số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ngày càng tăng.Đây là những tiền đề quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng không chỉ cho năm nay mà còn cho các năm tới.

botruong

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (Ảnh: Tuổi trẻ) 

Đăng đàn phát biểu đồng thời cũng là giải đáp băn khoăn của nhiều đại biểu. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết lý do Chính phủ giữ quan điểm mục tiêu là 6,7% vì thứ nhất đây là năm thứ hai chúng ta thực hiện nghị quyết đại hội Đảng cũng như nghị quyết Quốc hội về phát triển kinh tế-xã hội 5 năm. Đây là năm bản lề hết sức quan trọng tạo tiền đề cho các năm tiếp theo và có thể đạt được mục tiêu chúng ta đề ra cho kế hoạch 5 năm.

Thứ hai là nhu cầu của chúng ta phải phát triển nhanh để chống tụt hậu với các nước trong khu vực.Thứ ba là cần tạo nguồn lực để đầu tư phát triển cho các giai đoạn sau cũng như duy trì sự ổn định cân đối lớn như nợ công, thu ngân sách, tạo việc làm, chi cho an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bềnvững, từ đó góp phần cho ổn định xã hội và ổn định chính trị.

“Chính phủ xác định quan điểm cũng như các đại biểu đã nêu là không tăng trưởng bằng mọi giá và không đánh đổi các nội dung liên quan đến môi trường hay bất ổn kinh tế vĩ mô để lấy tăng trưởng, xác định ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững là mục tiêu hàng đầu và giải pháp căn cơ và căn bản là khơi dậy mọi tiềm năng và tận dụng mọi cơ hội có thể phát triển được thì tận dụng ngay”, Bộ trưởng nói.

Về mục tiêu 6,7% đây là mục tiêu được cho là cao, nhưng vẫn theo ông Dũng, Chính phủ “thấy cũng hoàn toàn có cơ sở để chúng ta phấn đấu, với điều kiện tất cả chúng ta phải cùng triển khai đồng bộ, quyết liệt tất cả các giải pháp và phải có sự tham gia của tất cả trong hệ thống chính trị, kể cả người dân và doanh nghiệp”. “Chúng tôi nghĩ rằng đây là mục tiêu cao, cũng là mục tiêu để chúng ta phấn đấu và có cơ sở để chúng ta giữ được, đảm bảo được kế hoạch 5 năm”, Bộ trưởng nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ