Bộ GTVT 'thúc' các tỉnh ĐBSCL rà soát cát làm cao tốc

Nhàđầutư
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có dự án đường cao tốc đi qua yêu cầu sớm tổng hợp khả năng cung cấp vật liệu cát đắp nền làm cơ sở để Bộ TN&MT phân bổ cho các dự án.
AN HÒA
18, Tháng 04, 2023 | 14:49

Nhàđầutư
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có dự án đường cao tốc đi qua yêu cầu sớm tổng hợp khả năng cung cấp vật liệu cát đắp nền làm cơ sở để Bộ TN&MT phân bổ cho các dự án.

cao toc 2

Nhiều dự án đang triển khai tại khu vực ĐBSCL đang thiếu cát san lấp, cát xây dựng. Ảnh Hoàng Giám

Vẫn "ăn đong" nguồn vật liệu cát xây dựng

Theo ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở GTVT Cần Thơ, nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường cho các công trình trên địa bàn trong giai đoạn từ nay đến 2025 là rất lớn, trên dưới 5 triệu m3. Trong đó, chỉ riêng 2 tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và đoạn qua TP. Cần Thơ cần khoảng 3,5 triệu m3.

"Trong thời gian qua địa phương đã rất vất vã đi tìm nguồn vật liệu cát phục vụ cho công trình. Mới đây, Cần Thơ đã làm việc với tỉnh An Giang và được địa phương này thống nhất dành cho Cần Thơ và Hậu Giang 2 mỏ cát với sản lượng khai thác 7 triệu m3. Có được khối lượng cát này thì Cần Thơ có thể tạm yên tâm về nguồn cát phục vụ cho xây dựng cao tốc, tuy nhiên vẫn còn khó khăn đối với các công trình khác khi chưa cân đối được nguồn cung cấp cát", ông Dũng nói. 

Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng Ngô Thái Chân cho biết, địa phương đã và đang triển khai nhiều dự án quy mô lớn như: đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, đường trục phát triển kinh tế Đông - Tây, đường Vành Đai II... nên nhu cầu cát rất lớn. Trong khi, hiện Sóc Trăng chỉ có 4 mỏ cát nhưng đã hết hạn khai thác. Nguồn cát phục vụ cho các công trình trên địa bàn phụ thuộc vào các địa phương đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu nên Sóc Trăng cũng rơi vào tình trạng thiếu cát như nhiều địa phương khác trong khu vực.

Tại khu vực ĐBSCL hiện có 3 địa phương có trữ lượng cát sông còn nhiều, chất lượng tốt là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long. Tuy nhiên, theo đại diện Sở TN&MT 3 địa phương này, hiện các địa phương đang đánh giá lại trữ lượng chính xác của các mỏ cát trên địa bàn để báo cáo Chính phủ về khả năng cung cấp cát cho công trình trọng điểm quốc gia.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, Huỳnh Minh Tuấn, ước trữ lượng cát trên địa bàn khai thác năm 2023 có thể đạt 7 triệu m3, nhưng nhu cầu sử dụng cát cho các dự án đầu tư công trên địa bàn gấp đôi con số này. Trong đó, riêng 2 dự án cao tốc trên địa bàn đã cần trên 6 triệu m3. Từ thực tế trên, tỉnh Đồng Tháp rất khó để san sẻ nguồn cát cho các địa phương khác.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, khó khăn lớn nhất trong triển khai các công trình đường bộ cao tốc tại khu vực ĐBSCL là do khu vực này có tầng đất yếu và thấp nên cần khối lượng cát đắp nền đường rất lớn, trong khi các mỏ cát trữ lượng không đủ để đáp ứng. Chỉ tính riêng 4 dự án cao tốc mới sắp được triển khai trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, nhu cầu vật liệu cát đã gần 54 triệu m3.

cat song

Bộ GTVT đề xuất các địa phương liên kết vùng san sẻ nguồn cát để đảm bảo tiến độ thi công các công trình trọng điểm. Ảnh TL

Liên kết vùng trong giải quyết bài toán thiếu cát

Theo Bộ GTVT, trong giai đoạn 2021-2025, khu vực ĐBSCL được quy hoạch đầu tư 1.166km đường bộ cao tốc. Đến thời điểm hiện tại đã đưa vào khai thác 4 tuyến theo quy mô phân kỳ giai đoạn 1 (4 làn xe) với tổng chiều dài  171km2.

8 dự án đang được đầu tư bảo đảm cơ bản hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025, đưa vào khai thác toàn bộ các dự án trong năm 2026 với tổng chiều dài 463km, tổng mức đầu tư khoảng 94.400 tỷ đồng. Như vậy, đến năm 2026, khu vực ĐBSCL sẽ có khoảng 554km đường cao tốc, các tuyến còn lại sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030.

Cũng theo Bộ GTVT, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 các dự án cao tốc trong khu vực ĐBSCL sẽ triển khai đồng loạt, nhu cầu vật liệu cát tập trung trong các năm 2023, 2024, 2025 rất cao.

Trong đó, cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau có tổng nhu cầu 18,7 triệu m3 cát (năm 2023 cần 9,11 triệu m3, năm 2024 cần 6,97 m3, năm 2025 cần 1,99 triệu m3).

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cần 28,91 triệu m3 cát (năm 2023 cần 6,8 triệu m3, năm 2024 cần 13,16 triệu m3, năm 2025 cần 7,25 triệu m3, sau năm 2025 cần 1,7 triệu m3); Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu cần 3,61 triệu m3 cát, (năm 2023 cần 0,87 triệu m3, năm 2024 cần 2,55 triệu m3, năm 2025 cần 0,19 triệu m3); Cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh cần 3,1 triệu m3 cát, (năm 2024 cần 0,95 triệu m3, năm 2025 cần 1,61 triệu m3, sau năm 2025 cần 0,54 triệu m3).

Như vậy, tổng nhu cầu cát cho 4 dự án trên đã là 53,69  triệu m3. Trong đó, năm 2023 cần 16,78 triệu m3, năm 2024 cần 23,63 triệu m3, năm 2025 cần 11,04 triệu m3, sau năm 2025 cần 2,24 triệu m3.

"Căn cứ tình hình triển khai các dự án, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bố trí ngay nguồn cát đắp nền cho dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà  Mau như sau: An Giang 6,55 triệu m3, Đồng Tháp 6,55 triệu m3, Vĩnh Long 5 triệu m3. Đối với các dự án còn lại, Bộ TN&MT sẽ phân bổ, điều phối nguồn vật liệu cho các dự án đáp ứng kế hoạch", Bộ GTVT đề xuất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ