Đồng bằng sông Cửu Long sắp được 'rót' trên 94.000 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng

Nhàđầutư
Trong những ngày qua, đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng đại diện 6 tổ chức tài trợ quốc tế đã đến khảo sát vị trí xây dựng tuyến đường bộ ven biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo đánh giá của các chuyên gia, tuyến đường này sẽ mở ra không gian phát triển mới cho vùng.
AN HÒA
05, Tháng 04, 2023 | 15:18

Nhàđầutư
Trong những ngày qua, đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng đại diện 6 tổ chức tài trợ quốc tế đã đến khảo sát vị trí xây dựng tuyến đường bộ ven biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo đánh giá của các chuyên gia, tuyến đường này sẽ mở ra không gian phát triển mới cho vùng.

cap nhat thang 3-2023

Dự án DPO sẽ khép kín đường hành lang ven biển khu vực ĐBSCL kết nối với TP. HCM.

Dự án đa mục tiêu

Tuyến đường bộ ven biển bao bọc cả khu vực ĐBSCL bao gồm đoạn trục dọc dài 750km từ TP.HCM tới Kiên Giang; Tuyến duyên hải ven biển phía Đông kết nối từ TP.HCM đến Cà Mau.

Hiện tuyến đường TP.HCM đến Kiên Giang đang khai thác gián đoạn trên cơ sở tận dụng các đoạn tuyến Quốc lộ, đường tỉnh, đường địa phương. Tuyến đê biển thích ứng với biến đổi khí hậu sắp được xây dựng sẽ có những đoạn trùng với đê biển hiện hữu nhưng quy mô sẽ được mở rộng đạt đường cấp III Đồng bằng.

Tuyến duyên hải ven biển phía Đông gồm 2 Quốc lộ (QL50, QL60) hiện QL50 đoạn qua Long An, Tiền Giang đã được đầu tư theo quy hoạch; Nút thắt trên tuyến là đoạn cửa ngõ TP.HCM và 2 cầu lớn: cầu Rạch Miễu 2 và Đại Ngãi sẽ được đầu tư. Hiện nay cầu Rạch Miễu 2 đang được thi công; cầu Đại Ngãi chuẩn bị khởi công xây dựng.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương, Dự án phát triển ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu (DPO), do Bộ GTVT, Bộ NN&PTNT cùng 13 địa phương vùng ĐBSCL xây dựng với 16 đề xuất dự án, với tổng mức đầu tư 94.328 tỷ đồng. Trong đó, vốn đối ứng hơn 28.000 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài hơn 2,8 tỷ USD, tương đương 66.282 tỷ đồng. 6 tổ chức tín dụng quốc tế tài trợ là: ADB, KEXIM, AFD, KfW, JICA, WB.

"Mục tiêu của dự án nhằm tạo tuyến đường hành lang ven biển đồng cấp (cấp III Đồng bằng) bao bọc khu vực ĐBSCL. Tuyến đường này không chỉ đáp ứng về mặt giao thông kết nối mà còn có vai trò như tuyến đê biển giữ đất, giữ rừng, chống ngập bảo vệ đất sản xuất, sinh kế cho người dân. Trong tương lai, các khu bến cảng, công nghiệp, đô thị sẽ mọc lên sầm uất trên cung đường này, mở ra không gian phát triển mới cho cả khu vực", Thứ trưởng Phương kỳ vọng.

pha dai ngai

Cơ sở hạ tầng được cải thiện sẽ vực dậy tiềm năng phát triển cho vùng. Ảnh An Hòa

Mở ra không gian phát triển mới cho vùng

Theo ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre, "Dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển" kết nối tỉnh Bến Tre với tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh trong khuôn khổ dự án DPO, tỉnh Bến Tre đề xuất đầu tư 20km đường và 7km cầu, bao gồm các cầu Cửa Đại, Hàm Luông 2, Cổ Chiên 2 và các cầu nhỏ, với tổng mức đầu tư trên 8.400 tỷ đồng, giảm khoảng 3.000 tỷ đồng so với đề xuất trước đó. Lý do là dịch tuyến về hạ lưu, bỏ cầu Bình Thới 1 và Bình Thới 2, để gộp thành cầu Cửa Đại; tách 23km đường và cầu Ba Lai thành dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025.

Cũng theo ông Sơn, hiện nay tỉnh Bến Tre đã kết nối rất tốt với TP.HCM thông qua tuyến Quốc lộ 60, nếu địa phương có thêm dự án đường hành lang ven biển nữa thì các huyện ven biển của tỉnh như Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú sẽ có nhiều cơ hội bức phá, vươn lên.

Trong khi đó, tỉnh Trà Vinh đề xuất đầu tư gần 63km đường bộ ven biển, nối 3 điểm: đầu cầu Cung Hầu; đầu cầu Đại Ngãi, và khu kinh tế Định An, để tạo hành lang phát triển kinh tế với tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng, tăng gần 3.000 tỷ đồng so với đề xuất trước đó.

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, dự án đang lấy ý kiến đóng góp lần này so với dự án được xây dựng trước đó thì chỉ có 2 địa phương là Vĩnh Long và Kiên Giang ít thay đổi. Còn lại 11 địa phương khác đều có thay đổi về phạm vi, quy mô, hướng tuyến, tăng hoặc giảm tổng mức đầu tư…

Tại buổi làm việc giữa Bộ KH&ĐT, các ngân hàng tài trợ vốn và các tỉnh ĐBSCL để lấy ý kiến xây dựng dự án DPO được tổ chức tại Cần Thơ mới đây, đại diện các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đều cho rằng dự án DPO rất cần thiết cho vùng nhưng thời gian qua được triển khai còn chậm. Nguyên nhân là trong quá trình lấy ý kiến có nhiều địa phương "tiền hậu bất nhất", mỗi lần thay đổi thì lại phải trình các bộ, ngành thẩm định lại, rất mất thời gian.

Để đẩy nhanh quá trình thực hiện dự án, các địa phương đề xuất, trong quá trình phối hợp hình thành dự án, tránh điều chỉnh nhiều lần.

Đối với các bộ ngành hữu quan, các địa phương vùng ĐBSCL cũng đề xuất tập trung hỗ trợ địa phương đáp ứng tiêu chí ứng phó với biến đổi khí hậu; cần xác định danh mục các dự án ưu tiên của ĐBSCL trên cơ sở Quy hoạch Vùng, Quy hoạch tích hợp địa phương nhằm bảo đảm tính kết nối, làm căn cứ đàm phán tổng thể với các đối tác phát triển như yêu cầu tại Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ. Đối với các dự án có tính chất liên kết vùng liên quan đến 2 địa phương, cần kiến nghị Quốc hội ban hành cơ chế đặc thù giao cho 1 địa phương làm chủ đầu tư và cấp phát toàn bộ, các địa phương bố trí ngân sách để giải phóng mặt bằng.

Đối với các đơn vị tài trợ, các địa phương vùng ĐBSCL đề xuất, vốn ODA viện trợ không hoàn lại, không nên giới hạn mức huy động cho các dự án ưu tiên của Vùng để đảm bảo tính linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của Vùng.

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, hiện nay Bộ đang tiếp tục hoàn thiện nội dung trên cơ sở ý kiến của Lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Dự kiến tháng 12/2023 sẽ ban hành quyết định đầu tư; từ tháng 6-9/2024 sẽ xúc tiến ký kết hiệp định vay vốn và triển khai thực hiện dự án này. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ