Bài học phát triển du lịch xanh nhìn từ thế giới

TS. NGUYỄN ANH TUẤN
07:05 25/03/2022

Trong hơn thập kỷ qua, trên thế giới và ở Việt Nam đã ghi nhận nhiều bài học điển hình về phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh.

200512103822_maldives_bungalow_a-1613558933290

Quốc đảo Maldives. Ảnh: CNN.

TS. Nguyễn Anh Tuấn Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã gửi bài viết về chủ đề "Thực tiễn phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh trên thế giới và ở Việt Nam" cho Nhadautu.vn trước thềm hội thảo "Quảng Nam phát triển Du lịch Xanh – Gìn giữ giá trị bản địa".

***

Kinh nghiệm từ Quốc đảo Maldives

Maldives là đảo quốc nằm ở phía nam quần đảo Lakshadweep thuộc Ấn Độ Dương, với khoảng 1.192 đảo nhỏ, dân số chưa đầy 500.000 người. Du lịch là ngành kinh tế lớn nhất và là ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất với hơn 60% trao đổi ngoại hối và đóng góp khoảng 23,9% vào GDP của Maldives.

Hơn 90% thuế là từ các khoản thuế nhập khẩu và du lịch. Năm 2018, quốc đảo này đón khoảng 1,4 triệu lượt khách quốc tế (lớn hơn gấp 3 lần dân số bản địa), tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 2,74 tỷ USD.

Được mệnh danh là "thiên đường nghỉ dưỡng" của châu Á và Thế giới, Maldives đã có chính sách đầu tư, phát triển du lịch bài bản, khoa học hướng đến phát triển bền vững, trong đó, đặc biệt là chính sách phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh gắn với gìn giữ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo tồn sinh vật biển.

Chính sách phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh của Maldives được thể hiện ở các quy định cụ thể về sức chứa môi trường với việc kiểm soát môi trường xây dựng và đảm bảo an sinh cho người lao động trong ngành du lịch, cụ thể: Các cơ sở lưu trú đều phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; Các resort trên đảo có diện tích xây dựng không quá 30%; Thực hiện các khu vực phân khu chức năng bảo tồn sinh thái; Tất cả bungalow có mặt tiền hướng biển với chiều dài 5m; Không công trình nào được cao hơn ngọn dừa; Phải để không gian mở trên đảo bằng diện tích công trình trên mặt nước; Phải trang bị cơ sở vật chất cho nhân viên đầy đủ, số lượng nhân viên làm việc tại resort là công dân Maldives bắt buộc phải lớn hơn 45% tổng số nhân viên.

Phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, Maldives đã nỗ lực thay thế nguồn cung cấp năng lượng điện hóa thạch bằng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió và mặt trời với mục tiêu giảm lượng khí thải các-bon và chi phí phát điện.

Vì các đảo đều xa đất liền, thiếu hụt nguồn nước ngọt, Maldives đã có Chiến lược kết hợp hệ thống tái tạo năng lượng và nguồn nước. Theo kế hoạch, đến năm 2030, Maldives sẽ thay thế hoàn toàn các nguồn năng lượng hóa thạch bằng năng lượng tái tạo, và trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có lượng các-bon trung tính.

Hiện nay, hầu hết khu nghỉ dưỡng trên các đảo của Maldives đều sử dụng hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt và hệ thống hứng, thu gom nước mưa, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng nước ngọt trong ngành du lịch.

Bộ Du lịch Maldives cấp chứng nhận nhãn Travelife Gold cho các khu nghỉ dưỡng đảm bảo có hệ thống xử lý nước thải: nước bẩn và nước tắm sau khi qua nhiều công đoạn lọc và xử lý hóa chất sẽ được tái sử dụng để làm nước xả toilet, các chất cặn bã còn lại được ủ để làm phân compost bón cho rau. Rác thải luôn được phân loại ở mọi nơi, mọi lúc, kể cả đối với du khách.

Chất thải hữu cơ tại nhà bếp cũng được ủ làm phân để bón cho vườn rau trên đảo. Giấy được đốt và rác thải nhựa được ép ra để tái chế. Rác thải thủy tinh được nghiền ra để trộn trong xi-măng xây dựng. Cho đến nay, 100% resort trên đảo tuân thủ chính sách phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và đạt chứng nhận nhãn Travelife Gold.

Với những nỗ lực trong hành động của Chính phủ cùng người dân, du lịch Maldives đang phát triển chuyên nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững. Maldives có thể trở thành mô hình điển hình về phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, có thể nghiên cứu áp dụng cho phát triển du lịch tại các đảo nói riêng và các khu du lịch biển của Việt Nam nói chung.

boracay-philippines-du-lich-he

Boracay thuộc tỉnh Aklan, Philippines, là đảo nhiệt đới nhỏ với diện tích khoảng hơn 10km2. Ảnh: Getty Images.

Bài học từ thất bại của đảo Boracay – Philippines

Boracay thuộc tỉnh Aklan, Philippines, là đảo nhiệt đới nhỏ với diện tích khoảng hơn 10km2. Năm 2016, Boracay được Tạp chí Du lịch Condé Nast bình chọn là hòn đảo nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất thế giới. Năm 2018, theo đánh giá của giải thưởng "Traveller’s Choice" do công ty du lịch Mỹ nổi tiếng TripAdvisor tổ chức, bãi biển White Beach của Boracay được xếp hạng 2 và 24 trong danh sách các bãi biển đẹp nhất châu Á và trên thế giới.

Trước đó, năm 2005, Tổng thống Philippines G. M. Arroyo công nhận Boracay là khu du lịch đặc biệt (Special Tourism Zone). Ước tính mỗi năm Boracay thu hút tới hơn 2 triệu lượt du khách và đóng góp tới 20% doanh thu cho ngành du lịch Philippines.

Tuy nhiên, Boracay phát triển du lịch quá ồ ạt, thiếu tính tổ chức cùng với bất cập trong công tác quản lý đã dẫn đến phát triển du lịch thiếu bền vững ở hòn đảo thiên đường này. Hàng loạt dự án, công trình xây dựng sai phạm; các khu resort, cơ sở kinh doanh mọc lên ồ ạt trong khi chất lượng công trình và ý thức, trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh với bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, rác thải là rất kém.

Theo thống kê của Thanh tra Chính phủ Philippines năm 2018, có đến hơn 2.000 cơ sở kinh doanh và nhà dân nối ống xả thải trái phép chạy thẳng xuống biển hoặc xả vào các con kênh được dùng để chứa nước mưa. Hàng trăm khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ phớt lờ quy định xây khu xử lý nước, rác thải riêng. Có đến 4/9 vùng đất ngập nước trên đảo bị chiếm dụng làm nơi xây dựng trung tâm mua sắm, khách sạn và nơi ở của những người nhập cư bất hợp pháp.

Những bất cập và sai phạm trong các hoạt động kinh doanh du lịch, phát triển du lịch tại Boracay đã khiến Tổng thống Philippines Duterte ra lệnh đóng cửa để tái thiết lại đảo trong 6 tháng.

Tháng 10/2018, Boracay mở cửa trở lại sau khi các vấn đề về môi trường và các sai phạm đã được khắc phục, giải quyết. Chính phủ Philippines thành lập một tổ chức chuyên biệt liên ngành (Boracay Inter-Agency Task Force) để quản lý đảo Boracay thay vì phân quyền hay phối hợp giữa nhiều cơ quan như trước đây. Bên cạnh đó, Chính phủ Philippines cũng ban hành nhiều quy định, điều luật mới, nghiêm ngặt hơn để quản lý các hoạt động du lịch trên đảo.

Phát triển du lịch ở đảo Boracay là bài học thất bại điển hình của phát triển du lịch đại trà theo tư duy "ăn xổi", thiếu bền vững, không tôn trọng và bảo vệ tự nhiên, coi nhẹ bảo vệ môi trường, yếu kém trong quản lý và khai thác phát triển du lịch. Đồng thời, từ bài học đó, Chính phủ Philippines đã chỉ đạo khắc phục, tái thiết đảo Boracay phát triển du lịch theo hướng xanh và bền vững.

Định hướng phát triển du lịch xanh ở Quảng Nam

qn-16444811865572132133352

Chủ trương và định hướng xuyên suốt của Quảng Nam là phát triển đề bảo tồn, bảo tồn để phát triển. Ảnh: Báo Chính phủ.

Quảng Nam là địa phương giàu tài nguyên du lịch, sở hữu hai di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận - Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm.

Chủ trương và định hướng xuyên suốt của Quảng Nam là "phát triển đề bảo tồn, bảo tồn để phát triển", theo đó, phát triển du lịch luôn gắn với bảo vệ các giá trị di sản, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái.

Thực hiện nhất quán từ chủ trương đến hành động, thời gian qua, Quảng Nam đã thành công trong cả phát triển du lịch lẫn bảo tồn. Mặc dù là điểm nóng thu hút khách du lịch, nhìn chung, Quảng Nam không bị phá vỡ cảnh quan, môi trường sinh thái và không bị vượt quá sức chứa du lịch.

Đối với Hội An, Quảng Nam chủ trương phát triển đa dạng sản phẩm du lịch: một mặt, thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, tạo điều kiện cho người dân tham gia làm du lịch qua đó tạo việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống người dân; mặt khác, thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng đẳng cấp tại khu vực biển Cửa Đại và Nam Hội An để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, đồng thời giảm áp lực cho các khu di sản.

Đối với Mỹ Sơn, hình ảnh khu đền tháp Mỹ Sơn được bảo tồn và phát huy ngày càng hấp dẫn và chiếm thiện cảm của khách du lịch. Môi trường, vệ sinh khu đền tháp rất sạch sẽ. Con đường đỏ uốn lượn dẫn vào khu di tích với hệ thống xe điện thân thiện với môi trường, tạo khung cảnh đẹp và ấn tượng cho du khách.

Đối với Cù Lao Chàm, Quảng Nam xác định phải gắn du lịch với bảo tồn, du lịch của ngư dân với biển, của nông dân với rừng và đồng ruộng, du lịch của nền kinh tế xanh, bền vững trong tương lai.

Các biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường được thực hiện nghiêm ngặt trên đảo, từ khâu kiểm soát lượng khách thăm đảo, kiểm soát các dịch vụ du lịch và hoạt động tham quan, trải nghiệm trên đảo đến kiểm soát rác thải nhựa, phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên, môi trường và đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch.

Về phần mình, Đà Nẵng cũng đã tiếp cận phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh từ góc độ tổng thể: phát triển thành phố thông minh và đô thị xanh.

Theo đó, Đà Nẵng tích cực triển khai nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thông minh cho giao thông và đô thị, áp dụng công nghệ xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phủ xanh Thành phố bằng việc tăng cường phát triển cây xanh, hạn chế bê tông hóa; phát triển các tòa nhà, công trình thông minh; phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; tăng cường quản lý vệ sinh, môi trường, đặc biệt tại các bãi biển...

Những nỗ lực xây dựng Đà Nẵng thực sự trở thành điểm đến xanh, thân thiện với môi trường, một thành phố đáng sống đã và đang nâng tầm thương hiệu của Thành phố Đà Nẵng không chỉ trên thị trường quốc tế mà cả trên thị trường trong nước.

Ngoài ra, nhiều địa phương khác cũng đang tích cực triển khai thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh như Lâm Đồng, Quảng Ninh, Ninh Thuận, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Ninh Bình, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp,...

unnamed-800x450

Khu nghỉ dưỡng Topas Ecolodge Sapa. Ảnh: Topas Ecolodge Sapa.

Định hướng du lịch xanh của một số khu nghỉ dưỡng và doanh nghiệp lữ hành

Khu nghỉ dưỡng Topas Ecolodge Sapa (Lào Cai) được đánh giá là "thiên đường nghỉ dưỡng trên mây" tại Việt Nam, gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường.

Trong hoạt động kinh doanh, Topas Ecolodge đã triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm hướng đến phát triển bền vững như: sử dụng vật liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng bằng việc sử dụng năng lượng mặt trời; có trách nhiệm bảo vệ môi trường bền vững bằng việc hạn chế sử dụng một lần đối với các sản phẩm từ nhựa, xây dựng hệ thống tự xử lý nước thải và lò thiêu rác; có trách nhiệm với sự phát triển bền vững của xã hội bằng việc gây quỹ từ thiện, hỗ trợ các trường học, gây quỹ cho trẻ sơ sinh, phẫu thuật nụ cười, thúc đẩy thể thao,...

Trong khi đó, đối với khu Nghỉ dưỡng Amanoi (Ninh Thuận), đây hiện là khu nghỉ dưỡng đặc biệt cao cấp, tọa lạc trên những ngọn đồi xanh của Vườn Quốc gia Núi Chúa, bên cạnh Vịnh Vĩnh Hy tuyệt đẹp. Khu nghỉ dưỡng Amanoi đã được Tạp chí Condé Nast Traveler bình chọn là 1 trong 33 khách sạn mới tốt nhất thế giới.

Amanoi được thiết kế dựa trên tiêu chí "tôn trọng tự nhiên, thân thiện môi trường". Khi xây dựng khu nghỉ dưỡng, nhà đầu tư và đội ngũ kiến trúc sư thiết kế đã tiến hành khảo sát tổng thể khu vực được quy hoạch, xác định các khu vực có hệ thực vật lâu năm sẽ được nhà đầu tư giữ nguyên.

Một số khu vực xây dựng có những cây bán kính thân từ 20cm trở lên sẽ được di chuyển đến một khu đặc dụng, trồng lại và chăm sóc theo chế độ đặc biệt, gắn mã số và theo dõi trên hệ thống máy tính. Hệ thống cảnh quan cũng được tôn trọng giữ nguyên bản, không phá hủy hay đánh đổi bằng cảnh quan nhân tạo.

Kinh nghiệm phát triển khu nghỉ dưỡng của Amanoi có thể coi là một trong những điểm hình về đầu tư, khai thác tài nguyên, phát triển sản phẩm du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, tôn trọng và không làm tổn hại đến cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái.

Nói đến doanh nghiệp lữ hành phải kể đến Công ty cổ phần Du lịch Exotissimo. Đây là công ty liên doanh du lịch nước ngoài đầu tiên hoạt động lữ hành quốc tế tại Việt Nam, được thành lập vào năm 1993.

Exotissimo cũng hướng theo tiêu chí kinh doanh "du lịch có trách nhiệm để hướng tới tương lai bền vững".

Các hoạt động thiết thực được Exotissimo triển khai trong kinh doanh như: chiến dịch nói không với đồ nhựa; chương trình làm đầy lại chai nước (tái sử dụng, hạn chế sản phẩm dùng một lần); không phân phối và sử dụng các sản phẩm không tái chế; chính sách thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã; sử dụng các phương tiện mới ít gây ô nhiễm; thiết lập quy tắc tiết kiệm năng lượng; thúc đẩy các tour du lịch thân thiện với môi trường,...

Với những nỗ lực phát triển du lịch xanh và du lịch bền vững, Exotissimo đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế danh giá như: PATA Gold Awards, Travelife, ChildSafe Network, CCI France...

Sáng 26/3, tại TP. Hội An, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức hội thảo "Quảng Nam phát triển Du lịch Xanh – Gìn giữ giá trị bản địa" và "Lễ công bố Bộ tiêu chí du lịch xanh Quảng Nam".

Sự kiện dự kiến có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch, UBND tỉnh Quảng Nam, Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam cùng các chuyên gia du lịch, lãnh đạo các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch, bất động sản xanh...

Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá vai trò, ý nghĩa của du lịch xanh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ xanh. Đồng thời góp phần quảng bá dòng sản phẩm du lịch mới, qua đó tăng cường thu hút du khách trong và ngoài nước, cũng như thu hút đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh Quảng Nam và các tỉnh miền Trung.

Bên cạnh đó, hội thảo cũng thông tin về tình hình phát triển, thực trạng của bất động sản xanh, đặc biệt là bất động sản du lịch xanh ở Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng; tiềm năng phát triển trong giai đoạn hậu COVID-19; các khó khăn vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ đối với các dự án bất động sản du lịch.

Hội thảo sẽ được tường thuật trực tiếp trên Tạp chí điện tử Nhadautu.vn, Fanpage Facebook, kênh YouTube của Tạp chí Nhà đầu tư và thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông tin đại chúng.

  • Cùng chuyên mục
MTTQ Thủ đô ngày càng có nhiều đổi mới, cán bộ được trẻ hóa

MTTQ Thủ đô ngày càng có nhiều đổi mới, cán bộ được trẻ hóa

Theo Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ-Pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội) Phạm Ngọc Thảo nhận định, cán bộ MTTQ Thủ đô được trẻ hóa, cơ sở vật chất cho hoạt động được quan tâm đầu tư hơn hẳn trước đây.

Sự kiện - 18/11/2024 11:26

Nguyên Trợ lý Chủ tịch nước làm Tổng Giám đốc HFIC

Nguyên Trợ lý Chủ tịch nước làm Tổng Giám đốc HFIC

Ông Trương Tuấn Anh, chuyên viên cao cấp Văn phòng Chủ tịch nước, nguyên Trợ lý Chủ tịch nước được Chủ tịch UBND TP.HCM tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc HFIC.

Sự kiện - 18/11/2024 10:48

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương

Ngày 17/11 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.

Sự kiện - 18/11/2024 07:37

Tổ chức tọa đàm 'Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản'

Tổ chức tọa đàm 'Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản'

Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".

Sự kiện - 18/11/2024 07:00

Hãng máy bay lớn thứ 3 thế giới muốn khai thác đường bay Hà Nội - TP.HCM

Hãng máy bay lớn thứ 3 thế giới muốn khai thác đường bay Hà Nội - TP.HCM

Từng cung cấp 5 máy bay cho Bamboo Airways, tập đoàn đa ngành Embraer của Brazil đang tiếp tục trao đổi với các đối tác của Việt Nam để mở rộng hợp tác.

Sự kiện - 18/11/2024 06:30

Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn

Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đổi mới, sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Sự kiện - 17/11/2024 11:18

Chủ tịch Quảng Trị làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ tịch Quảng Trị làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sự kiện - 17/11/2024 07:32

Ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính TP. Hà Nội

Ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính TP. Hà Nội

Việc ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính là một bước tiến quan trọng, khẳng định quyết tâm của TP.Hà Nội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào quản lý và cung cấp dịch vụ công.

Sự kiện - 16/11/2024 17:13

4 Phó Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của Quảng Trị

4 Phó Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của Quảng Trị

Các Phó Thủ tướng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của tỉnh Quảng Trị sau chuyến thăm, làm việc của Tổng Bí Thư Tô Lâm

Sự kiện - 16/11/2024 10:03

[Café Cuối tuần] Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm

[Café Cuối tuần] Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm

"Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" là một trong những thông điệp hết sức quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm. Thông điệp này cung cấp tầm nhìn chiến lược cho những cố gắng cải cách của Việt Nam chúng ta hiện nay.

Sự kiện - 16/11/2024 09:59

Google: AI có thể mang lại hàng chục tỷ USD cho doanh nghiệp Việt

Google: AI có thể mang lại hàng chục tỷ USD cho doanh nghiệp Việt

Với việc áp dụng rộng rãi AI, lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể lên tơi hơn 79 tỷ USD vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP của Việt Nam

Sự kiện - 16/11/2024 06:50

 Sắp tổ chức Diễn đàn giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp

Sắp tổ chức Diễn đàn giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp

Các Khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam đang đứng trước xu hướng chuyển đổi toàn diện để giữ chân khách hàng và thu hút các dự án công nghệ cao, quy mô lớn.

Sự kiện - 16/11/2024 06:47

Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình 'Cùng nhau giữ nước'

Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình 'Cùng nhau giữ nước'

Theo UBND TP. Hà Nội, chương trình nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Sự kiện - 15/11/2024 20:09

Đột phá phát triển kinh tế để kiến tạo kỷ nguyên mới

Đột phá phát triển kinh tế để kiến tạo kỷ nguyên mới

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu kết luận tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" của TS. Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.

Sự kiện - 15/11/2024 19:17

Chủ tịch Hà Nội tiếp Chủ tịch Tập đoàn IHW Group

Chủ tịch Hà Nội tiếp Chủ tịch Tập đoàn IHW Group

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Takagi Kuninori, Chủ tịch Tập đoàn IHW Group của Nhật Bản.

Sự kiện - 15/11/2024 16:01

Hà Nội rà soát dự án, công trình tồn đọng để chống lãng phí

Hà Nội rà soát dự án, công trình tồn đọng để chống lãng phí

UBND TP.Hà Nội yêu cầu tổng rà soát toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài thuộc nhiều lĩnh vực để tìm giải pháp hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí.

Sự kiện - 15/11/2024 15:57