Quảng Nam phát triển du lịch xanh - Bài cuối: Trở thành trung tâm du lịch xanh của cả nước

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam cho biết, du lịch xanh là một hướng đi phù hợp để phục hồi và kích cầu du lịch sau hai năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tỉnh định hướng xây dựng Quảng Nam trở thành trung tâm du lịch xanh của cả nước.
THÀNH VÂN - THU HỒNG
21, Tháng 03, 2022 | 06:43

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam cho biết, du lịch xanh là một hướng đi phù hợp để phục hồi và kích cầu du lịch sau hai năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tỉnh định hướng xây dựng Quảng Nam trở thành trung tâm du lịch xanh của cả nước.

677D3870-9F88-4EC0-8388-323CF2A326B8

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam là địa phương sở hữu nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời đa dạng và phong phú, tỉnh còn có khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm cùng dư địa du lịch phía Tây rất phù hợp để phát triển các sản phẩm xanh. Nhằm thúc đẩy ngành du lịch địa phương phát triển theo hướng bền vững, tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch phát triển du lịch xanh đến năm 2025. Đặc biệt, năm 2022, tỉnh Quảng Nam đăng cai Năm du lịch Quốc gia với chủ đề "Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”. 

Để đạt được những mục tiêu đề ra, tỉnh Quảng Nam đang tập trung nguồn lực, thực hiện các cơ chế thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh, xây dựng sản phẩm du lịch xanh để thu hút, phục vụ du khách và sớm đưa du lịch phục hồi thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Để hiểu rõ hơn về sự chuẩn bị, định hướng và giải pháp phát triển du lịch xanh Quảng Nam trong thời gian tới, Nhadautu.vn có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam. 

Xu hướng tất yếu

Xin ông cho biết vì sao Quảng Nam lại chọn du lịch xanh là hướng đi mới trong giai đoạn tới?

Ông Nguyễn Thanh Hồng: Như chúng ta đã biết thì hiện nay xu hướng chung trên thế giới của ngành du lịch là phải có trách nghiệm với môi trường, đặc biệt nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu thí điểm du lịch xanh, hướng về cộng đồng, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái.

Đối với Quảng Nam, trong thời gian qua, tỉnh cũng đã có chủ trương sớm và cũng đã xây dựng một số mô hình thí điểm về du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch trách nhiệm. Qua một số mô hình thí điểm ở Hội An như: Du lịch trải nghiệm nông nghiệp nông thôn chất lượng cao, du lịch trải nghiệm làng quê, du lịch sử dụng các sản phẩm tái chế… đã có những thành công bước đầu.

Chính vì vậy, trong năm 2021, Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch về chiến lược phát triển du lịch xanh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ngay sau đó, tháng 12/2021, tỉnh Quảng Nam đã chính thức ban hành bộ tiêu chí du lịch xanh cấp tỉnh đầu tiên của cả nước. Và hiện nay, ngành cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo quyết liệt và được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng doanh nghiệp. 

Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, người làm du lịch cần phải có tư duy đổi mới, hướng đến thị hiếu của du khách, sản phẩm cũng phải khác biệt. Do đó, du lịch xanh là một hướng đi rất phù hợp để phục hồi và kích cầu du lịch.  

Với việc ban hành bộ tiêu chí du lịch xanh cùng với các phương án mở cửa du lịch đón khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, được sự thống nhất của Chính phủ và Bộ VH-TT&DL cho Quảng Nam đăng cai Năm du lịch quốc gia 2022 với chủ đề xuyên suốt là “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”. Tỉnh định hướng xây dựng Quảng Nam trở thành trung tâm du lịch xanh của cả nước.

Trong đó có 3 nội dung lớn, gồm: Du lịch phải bảo tồn và phát huy tốt giá trị của các di sản, giá trị các di tích, giá trị tiềm năng thiên nhiên, tài nguyên du lịch; du lịch phải bảo vệ, thân thiện môi trường, hạn chế rác thải ra môi trường; Du lịch xanh phải đảm bảo an toàn cho du khách, cho đội ngũ lao động làm du lịch, cho cả cộng đồng và người dân tham các hoạt động du lịch.

Để phát triển sản phẩm du lịch xanh, tỉnh Quảng Nam sẽ triển khai những giải pháp nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Thanh Hồng: Thực hiện chủ đề năm du lịch quốc gia năm 2022 với chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh” chính vì vậy ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh định hướng tất cả các sản phẩm du lịch từ khu du lịch, điểm du lịch đến các cơ sở xây dựng như các resort, khách sạn cũng phải đảm bảo được tiêu chí du lịch xanh, phải thân thiện môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái.  

Cùng với đó, tại các di sản văn hóa, di tích danh lam thắng cảnh cũng đảm bảo được tiêu chí du lịch xanh, bảo tồn và phát huy các giá trị theo chuỗi tuần hoàn để tránh làm xâm hại đến các di tích, khai thác kiệt quệ cũng như các yếu tố tác động không tốt đến các di tích.

Để đạt được thành công, chúng tôi đang tập trung phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền du lịch xanh trong nhận thức của người làm du lịch, cho cộng đồng nhân dân và cho cả du khách. Đồng thời, tham mưu cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý để phát triển du lịch xanh.

Đặc biệt là phát triển mạng lưới liên kết du lịch mà lâu nay Quảng Nam đã đi đầu và cũng rất thành công. Mục tiêu của ngành du lịch là tập trung liên kết phát triển du lịch xanh, tạo ra các sản phẩm du lịch xanh cho toàn tỉnh Quảng Nam và xa hơn là cho cả vùng, khu vực. 

du-khach

Đoàn khách quốc tế đầu tiên đến Việt Nam sau hai năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Nhắc đến liên kết du lịch, tỉnh Quảng Nam sẽ liên kết như thế nào?

Ông Nguyễn Thanh Hồng: Hiện tỉnh Quảng Nam đã thay đổi nhận thức không tập trung phát triển du lịch ở khu phố cổ Hội An mà tập trung mở rộng không gian phát triển du lịch về phía Nam và phía Tây. Từ đó đã hình thành nên những sản phẩm, tour du lịch liên kết.

Lâu nay tỉnh Quảng Nam tập trung phát triển du lịch dựa trên nền tảng của giá trị di sản và du lịch biển thì nay sẽ phát huy giá trị di sản kết hợp với phát triển giữa trải nghiệm, du lịch biển, khám phá đồng quê, những sản phẩm nông nghiệp thân thiện môi trường. Đồng thời, kết hợp với giá trị văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số… Từ đó sẽ có nhiều sản phẩm du lịch, các tour liên kết du lịch giữa các địa phương.

Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đẩy mạnh cùng với các địa phương để xây dựng nên những vùng du lịch trong tỉnh như:  Phía Bắc sẽ có Hội An - Điện Bàn - Duy Xuyên; phía Nam có Thăng Bình - Tam Kỳ - Núi Thành - Phú Ninh; phía Tây Nam có Nam Trà My - Bắc Trà My - Tiên Phước; phía Tây Bắc thì có Nam Giang - Tây Giang - Đông Giang - Phước Sơn; khu vực trung du thì có Quế Sơn - Hiệp Đức - Nông Sơn.

Từ những khu vực liên kết trên sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú làm tăng giá trị trải nghiệm nghỉ dưỡng của du khách khi đến với Quảng Nam cũng như tăng thêm thời gian ở lại của khách so với trước đây. 

anh 1 (3)

Khu Đền tháp Mỹ Sơn thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa

Nói đến phát triển du lịch xanh thì gắn liền với tự nhiên, tuy nhiên bên cạnh yếu tố đó thì chúng ta cũng cần phải gìn giữ các di sản văn hóa. Vậy tỉnh Quảng Nam sẽ bảo tồn và phát huy các di sản đó như thế nào, đặc biệt là Khu Đền tháp Mỹ Sơn?

Ông Nguyễn Thanh Hồng: Quảng Nam hiện nay có 2 di sản văn hóa thế giới, 1 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 4 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 63 di tích cấp quốc gia và 374 di tích cấp tỉnh. Trong đó, Khu Đền tháp Mỹ Sơn vừa là di sản văn hóa thế giới vừa là di tích cấp quốc gia đặc biệt, có thể nói đây là quần thể kiến trúc Chăm rất độc đáo.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc quy hoạch, bảo tồn và phát huy Khu Đền tháp Mỹ Sơn giai đoạn 2008-2020. Trong năm 2021, tỉnh đã tập trung đánh giá những kết quả thực hiện được quy hoạch, bảo tồn theo quyết định của Chính phủ.

Hiện nay, tỉnh đang tập trung để xây dựng đề án mới về điều chỉnh quy hoạch, bảo tồn phát huy Khu Đền tháp Mỹ Sơn trong giai đoạn mới. Đặc biệt, trong thời gian qua, bằng nhiều nguồn kinh phí từ Trung ương, tỉnh và xã hội hóa, đồng thời hợp tác với các đơn vị quốc tế, tỉnh Quảng Nam đã trùng tu, tôn tạo các khu tháp xuống cấp.

Ngoài Khu đền tháp Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam còn có nhiều kiến trúc Chăm Pa độc đáo như: Kinh đô Trà Kiệu (huyện Duy Xuyên), tháp Bằng An (thị xã Điện Bàn), phật viện Đồng Dương (huyện Thăng Bình)… Đây là những công trình có kiến trúc của người Chăm để lại, ngày nay nó trở thành những báu vật quý giá để phát triển du lịch cũng như quá trình nghiên cứu. Do đó, tỉnh rất quan tâm đến việc bảo quản, bảo vệ quy hoạch, đầu tư trùng tu… nên các di tích này được bảo tồn rất tốt.  

anh 3 (4)

Du khách thưởng thức múa Chăm.

Quảng Nam được biết đến là vùng đất phong phú và đặc sắc về văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số. Vậy để vừa bảo tồn, phát triển văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số vừa lồng ghép để phát triển du lịch, kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam có kế hoạch như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Thanh Hồng: Trong thời gian qua, ngành du lịch Quảng Nam đã tập trung đánh giá và thấy rằng các giá trị văn hóa của người đồng bào phía Tây tỉnh Quảng Nam là rất lớn. Do đó, tỉnh cũng đã tập trung chỉ đạo, ban hành những cơ chế chính sách bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đặc biệt là đã kiểm kê, xây dựng hồ sơ đề nghị Bộ VH-TT&DL công nhận các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như dân tộc Co, Cơ Tu…

Tại Quảng Nam, dân tộc Cơ Tu là một trong các cộng đồng dân tộc thiểu số ở phía Tây tỉnh Quảng Nam còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống mà ngày nay rất có giá trị. Sở đã tập trung xây dựng đề án để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số này. Và hiện nay cũng đã lồng ghép vào đề án chương trình phát triển tổng thể kinh tế vùng núi mà Quốc hội và Chính phủ đã ban hành.

Trong thời gian tới, chắc chắn sẽ có những đề án để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Trong đó sẽ phục dựng các lễ hội có ý nghĩa; cải tạo các nhà làng truyền thống; tạo điều kiện, cơ chế cho các già làng, nghệ nhân truyền nghề; xây dựng các hồ sơ lưu giữ các lễ hội, kiến trúc, hiện vật quý giá…

Đồng bào Cơ Tu có 2 cái di sản văn hóa phi vật thể đó là Vũ điệu Tung tung - Ya yá và Nói lý - Hát lý. Hiện đang được ngành phối hợp với các địa phương có đông đồng bào Cơ Tu sinh sống là Tây Giang, Đông Giang để xây dựng, bảo tồn và phát huy để phục vụ cho người dân địa phương, cho nghiên cứu và phát triển du lịch. 

Trân trọng cảm ơn ông!

Sáng 26/3, tại Quảng Nam, Tạp chí Nhà đầu tư/ Tạp chí điện tử Nhadautu.vn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo “Quảng Nam phát triển Du lịch Xanh – Gìn giữ giá trị bản địa” và "Lễ công bố Bộ tiêu chí Du lịch xanh Quảng Nam" với sự tham gia, phát biểu của lãnh đạo Bộ VH-TT&DL, Tổng Cục du lịch, UBND tỉnh Quảng Nam, Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Nam cùng các chuyên gia du lịch, lãnh đạo các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch, bất động sản xanh...

Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá vai trò, ý nghĩa của du lịch xanh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ xanh. Đồng thời góp phần quảng bá dòng sản phẩm du lịch mới, qua đó tăng cường thu hút du khách trong và ngoài nước, cũng như thu hút đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh Quảng Nam và các tỉnh miền Trung.

Hội thảo sẽ được tường thuật trực tiếp trên Tạp chí điện tử Nhadautu.vn và thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông tin đại chúng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ