66% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Nhàđầutư
Sau 2 năm thực hiện Chiến lược Tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã có 66% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng; số lượng giao dịch qua các nền tảng số đều tăng trưởng mạnh từ 30-120%/năm.
ĐÌNH VŨ
20, Tháng 07, 2022 | 15:30

Nhàđầutư
Sau 2 năm thực hiện Chiến lược Tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã có 66% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng; số lượng giao dịch qua các nền tảng số đều tăng trưởng mạnh từ 30-120%/năm.

dien-dan-agribank

Diễn đàn chính sách khu vực về Thúc đẩy dịch vụ tài chính số để phát triển tài chính toàn diện. Ảnh: TTXVN

Ngày 20/7, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã tổ chức Diễn đàn chính sách khu vực về Thúc đẩy dịch vụ tài chính số để phát triển tài chính toàn diện trong lĩnh vực nông thôn.

Phát biểu tại Diễn đàn, TS. Govinda Rajulu Chintana, Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quốc gia Ấn Độ (NABARD) kiêm Chủ tịch Hiệp hội Các tổ chức tín dụng nông nghiệp và nông thôn châu Á - Thái Bình Dương (APRACA) nhấn mạnh, để hỗ trợ nền nông nghiệp toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho người nông dân, cần thiết phải đảm bảo tài chính quản trị nông nghiệp, trong đó có vai trò quan trọng phát triển tài chính toàn diện phục vụ nông nghiệp - nông thôn - nông dân.

Theo ông Govinda Rajulu Chintana, cần đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng; tăng cường đào tạo về tài chính toàn diện; xây dựng mạng lưới tài chính mở cho nông dân; xây dựng hồ sơ tín dụng cho các nông hộ…. Đặc biệt, cần phát triển hệ thống thanh toán và các sản phẩm tiết kiệm, bảo hiểm phù hợp với mọi đối tượng với chi phí giao dịch thấp; đồng thời chú trọng hỗ trợ các nông hộ nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp trong ngành nông nghiệp. 

Chia sẻ thông tại Diễn đàn, ông Phạm Minh Tú, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng cho biết, tài chính toàn diện được hiểu là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phầm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững.

Theo mục tiêu được đề ra trong Chiến lược Tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 22/1/2020, phải có ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; ít nhất 25-30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng; số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20-25%/năm; dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tín dụng với nền kinh tế đạt 25%...

Sau 2 năm đi vào triển khai đã đạt được những kết quả bước đầu. Theo đó, tỷ lệ % người trưởng thành có tài khoản thanh toán tại các TCTD hiện là 66%; số lượng thẻ ghi nợ đang lưu hành/100.000 người trưởng thành là 133.475 thẻ (số lượng đang hoạt động là 65.020 thẻ); số lượng ví điện tử/100.000 người là 26.124 ví.

Năm 2021, số lượng giao dịch qua Internet tăng 32,59% so với năm 2020; giao dịch qua điện thoại di động tăng 87,5%; giao dịch qua QR Code tăng 125,5%; giao dịch qua thẻ tăng 21,16% và giao dịch qua ví điện tử tăng 81,86%.

Tỷ lệ dư nợ tín dụng cho nông nghiệp nông thôn/Tổng dư nợ đối với nền kinh tế là 25,07%.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Minh Tú, quá trình phát triển tài chính toàn diện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Khuôn khổ pháp lý còn bất cập; Hệ thống tổ chức tài chính vi mô còn hạn chế về quy mô, phạm vi hoạt động, cung ứng sản phẩm, dịch vụ tìa chính; Còn thiếu các sản phẩm, dịch vụ tài chính đặc thù, tiện lợi, với chi phí thấp; Việc kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư còn chưa hoàn thiện; Mạng lưới giao dịch của các TCTD phân bổ chủ yếu vẫn ở khu vực thành thị, hạn chế ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa...

Theo đó, định hướng giải pháp tiếp tục triển khai Chiến lược tài chính toàn diện trong thời gian tới của ngành ngân hàng gồm:

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện các mục tiêu của tài chính toàn diện như: Ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng; Sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô; Ban hành quy định về đại lý thanh toán... Cùng với đó là tổ chức triển khai hiệu quả các văn bản ban hành.

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng tài chính, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tài chính, bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

Ngoài ra cần phát triển các tổ chức cung ứng, kênh phân phối rộng khắp, đồng đều giữa các khu vực như khuyến khích, hỗ trợ NHTM phát triển mạng lưới giao dịch tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; củng cố, phát triển hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; khuyến khích phát triển mô hình liên kết hoạt động với NHTM, hợp tác với các Fintech.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ