3 dự án FDI mới trị giá 190 triệu USD được cấp phép đầu tư tại Đồng Nai

Nhàđầutư
Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, đầu năm 2021, tỉnh đã cấp phép đầu tư cho 3 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký là 190 triệu USD gồm: Dự án của Công ty Hansol Electronics (100 triệu USD); Công ty Ojitex Việt Nam (60 triệu USD); Công ty TNHH Platel Vina (30 triệu USD).
LÝ TUẤN
16, Tháng 01, 2021 | 14:57

Nhàđầutư
Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, đầu năm 2021, tỉnh đã cấp phép đầu tư cho 3 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký là 190 triệu USD gồm: Dự án của Công ty Hansol Electronics (100 triệu USD); Công ty Ojitex Việt Nam (60 triệu USD); Công ty TNHH Platel Vina (30 triệu USD).

Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai cho biết, tính từ thời điểm đầu năm 2021 tới nay, Đồng Nai đã thu hút được 11 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); trong đó có 3 dự án cấp mới, 8 dự án tăng vốn với tổng số vốn hơn 226 triệu USD. Đây là con số cao nhất so với cùng kỳ khoảng 5 năm qua.

Đáng chú ý, có 3 dự án FDI vừa được cấp mới với tổng vốn đăng ký 190 triệu USD là dự án của Công ty TNHH Hansol Electronics Việt Nam (doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc, trụ sở chính tại KCN Amata, thành phố Biên Hòa) đầu tư vào Khu công nghiệp Hố Nai giai đoạn 2, có diện tích đất sử dụng là 50.075 m2 với tổng vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD. Dự án chuyên sản xuất, gia công, lắp ráp mô-đun hiển thị tinh thể lỏng, bản mạch điện tử có quy mô dự án sản xuất khoảng 10,8 triệu sản phẩm/năm.

Tiếp đó, dự án Công ty TNHH Ojitex Việt Nam (doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản, trụ sở chính tại KCN Biên Hòa II, tỉnh Đồng Nai) đầu tư vào Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn (huyện Long Thành), có diện tích đất sử dụng là 80.000 m2, với tổng vốn đăng ký là 60 triệu USD. Công ty sản xuất các loại bao bì chất lượng cao để tiêu thụ tại Việt Nam và xuất khẩu. Công suất nhà máy khoảng 78.000 tấn sản phẩm/năm.

Và dự án của Công ty TNHH Platel Vina (doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc, trụ sở chính tại TP.HCM) được đầu tư vào Khu công nghiệp Amata (TP. Biên Hòa), có diện tích đất sử dụng là 28.744 m2, với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD. Công ty sản xuất vỏ thiết bị điện tử, linh kiện điện, điện tử từ nguyên liệu nhựa, công suất 400 tấn sản phẩm/năm.

f

Tính từ thời điểm đầu năm 2021 tới nay, Đồng Nai đã thu hút được 11 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); trong đó có 3 dự án cấp mới, 8 dự án tăng vốn với tổng số vốn hơn 226 triệu USD. Ảnh minh họa: UBND tỉnh Đồng Nai

Đối với 2 dự án của Công ty Hansol Electronics và Công ty Ojitex Việt Nam, chủ đầu tư đã cam kết, ngay trong quý I/2021 sẽ giải ngân vốn, xây dựng nhà máy, mua sắm máy móc; đi vào hoạt động từ cuối năm 2021 đến năm 2022.

Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến ngày 10/1, trong các khu công nghiệp Đồng Nai có 372 dự án Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 6,16 tỷ USD và 253 dự án Nhật Bản với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 4,87 tỷ USD.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, phần lớn các doanh nghiệp đầu tư vào Đồng Nai đều đạt hiệu quả tốt. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản liên tục đầu tư mới và tăng vốn mở rộng sản xuất trên địa bàn tỉnh với nhiều lĩnh vực hoạt động khá phong phú như: Sản xuất giày dép, dệt may, sản phẩm gỗ, linh kiện điện tử, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ…

“Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi để các doanh nghiệp FDI đầu tư dự án mới và mở rộng sản xuất”, ông Cao Tiến Dũng thông tin.

Mời gọi nhà đầu tư cho 3 khu công nghiệp mới

UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, theo quy hoạch khu công nghiệp (KCN) Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt thì Đồng Nai hiện có 35 KCN và tính thời điểm hiện tại, UBND tỉnh đã thành lập được 32 khu, còn 3 KCN đang hoàn tất thủ tục để nhanh chóng thành lập và mời gọi nhà đầu tư. Đây là cơ hội lớn nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thiện thủ tục đất đai, kết nối hệ thống hạ tầng giao thông… trên phạm vi toàn tỉnh.

Theo đó, Đồng Nai sẽ tiến hành thành lập 3 KCN mới gồm: KCN Cẩm Mỹ có diện tích khoảng 300 ha, nằm trên địa bàn xã Thừa Đức (huyện Cẩm Mỹ), KCN Phước Bình có diện tích 190 ha ở xã Phước Bình (huyện Long Thành) và KCN Gia Kiệm có diện tích 330 ha xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất).

Cả 3 KCN trên đang trong giai đoạn hoàn tất những thủ tục cuối cùng và lựa chọn nhà đầu tư. Dự kiến, 3 KCN trên sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư lớn cả trong và ngoài nước.

Ngoài việc gấp rút thành lập 3 KCN đã được quy hoạch, Đồng Nai dự tính trong giai đoạn 2021-2030 sẽ đưa vào quy hoạch sử dụng đất làm mới và mở rộng thêm 8 KCN khác tại các huyện, TP. Long Khánh.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, trong thời gian tới, tỉnh sẽ ưu tiên mời gọi những dự án công nghệ cao đem lại giá trị lớn cũng như tiết kiệm lao động. Đồng thời, tỉnh cũng yêu cầu các nhà đầu tư hạ tầng KCN đầu tư làm thủ tục hải quan tại tỉnh nhằm tăng nguồn thu trên địa bàn.

Mục tiêu của tỉnh Đồng Nai trong 5-10 năm tới là tập trung phát triển công nghiệp, song sẽ thu hút đầu tư có chọn lọc để có những dự án mang lại hiệu quả cao, góp phần cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ