120 tấn đường phơi nắng: Văn phòng Chính phủ hai lần đề nghị Bộ Tài chính báo cáo

Nhàđầutư
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị "Quý Bộ khẩn trương xem xét, xử lý và trả lời” doanh nghiệp liên quan đến vụ 120 tấn đường phơi nắng tại Quảng Nam.
TRƯƠNG TAM
05, Tháng 07, 2017 | 07:30

Nhàđầutư
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị "Quý Bộ khẩn trương xem xét, xử lý và trả lời” doanh nghiệp liên quan đến vụ 120 tấn đường phơi nắng tại Quảng Nam.

Theo văn bản này thì từ ngày 15/5, Văn phòng Chính phủ (VPCP) đã có công văn chuyển kiến nghị của Cty TNHH Thương mại Hoàng Nam Giang về việc chưa đươc thông quan lô hàng của công ty do có vướng mắc về hạn ngạch thuế quan đến Bộ Tài chính để xem xét, xử lý và trả lời doanh nghiệp theo thẩm quyền, gửi VPCP để công khai trên Cổng TTĐT Chính phủ trước ngày 21/5/2017.

“Tuy nhiên, đến nay Quý Bộ vẫn chưa có văn bản trả lời doanh nghiệp”.

120-tan-duong-phoi-nang

Phơi nắng gần 3 tháng, 120 tấn đường đã hư hỏng 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp trên Cổng TTĐT Chính phủ và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Văn phòng Chính phủ lần thứ hai đề nghị Bộ Tài chính “khẩn trương xem xét, xử lý và trả lời” doanh nghiệp.

Liên quan đến vụ việc này, Nhadautu.vn đã có loạt bài “120 tấn đường phơi nắng tại Quảng Nam: Liệu có mọc thêm một ‘đỉnh cao vô cảm’ thứ hai?”. Không tính những lần “đội đơn” kêu cứu của doanh nghiệp, riêng với việc VPCP hai lần ra văn bản đốc thúc xử lý mà Bộ Tài chính vẫn “bình chân như vại” thì cũng đã cho thấy dự cảm của chúng tôi về một “đỉnh cao vô cảm” thứ hai đã thành hình.

120 tấn đường phơi nắng gần 3 tháng

Sự việc của Cty Hoàng Nam Giang xẩy ra ngay sau Hội nghị Thủ tướng đối thoại doanh nghiệp 2017 và gợi nhớ tới câu chuyện 20.000 viên thuốc điều trị ung thư máu phải tiêu huỷ vì quá hạn do vướng mắc thủ tục cấp phép lưu hành mà ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam gọi là "đỉnh cao vô cảm".

Theo đó, căn cứ Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Lào và Nghị định 124/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Lào, Cty Hoàng Hoàng Nam đã ký hợp đồng với Cty Mitra (Lào) nhập 2.000 tấn đường mía, mỗi tấn đường có giá trị 500 USD. Cty Hoàng Nam Giang cũng được cơ quan chức năng Lào cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) để được hưởng thuế suất ưu đãi 2,5%.

Đầu tháng 4/2017, Cty Hoàng Nam Giang nhập lô hàng đầu tiên với khối lượng 120 tấn đường về tại Cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) với thuế suất nhập khẩu 2,5%. Cty đã nộp thuế với số tiền hơn 103 triệu đồng. Tuy nhiên, Hải quan cửa khẩu Lao Bảo cho rằng mặt hàng đường nằm trong diện quản lý hạn ngạch thuế quan có thuế suất nhập khẩu 80%. Doanh nghiệp không đồng ý.

120-tan-duong-phoi-nang-2

Doanh nghiệp thiệt hại hơn 2 tỷ đồng 

Do đó, ngày 21/4/2017, Cty Hoàng Nam Giang về Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Kỳ Hà (Quảng Nam) để xin mở lại tờ khai hải quan nhập lô hàng đường này với thuế suất nhập khẩu 2,5%. Tờ khai đã được chấp nhận và hải quan yêu cầu doanh nghiệp chuyển khẩu từ Lao Bảo về Chi cục Hải quan Kỳ Hà để kiểm tra hàng hóa thông quan.

Tuy nhiên, ngày 24/4 lô hàng 120 tấn đường về đến Hải quan Kỳ Hà, sau khi mở niêm phong chì kiểm tra thì bất ngờ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Kỳ Hà không cho thông quan và tạm giữ với lý do chờ ý kiến cấp trên về hạn ngạch thuế quan. Ngay sau đó, doanh nghiệp đã làm việc và kiến nghị nhiều lần nhưng vẫn không được xem xét. Từ đó đến nay đã gần 3 tháng, 120 tấn đường vẫn bị “giam lỏng” phơi ngoài nắng tại cảng Kỳ Hà.

"Quả bóng" trách nhiệm

Cty Hoàng Nam Giang ngày 14/6 đã có đơn gửi TAND tỉnh Quảng Nam khởi kiện Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Kỳ Hà (đóng tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) yêu cầu bồi thường thiệt hại về kinh tế gần 2 tỷ đồng đối với lô hàng 120 tấn đường mía nhập từ Lào bị tạm giữ phơi nắng hơn 60 ngày.

Tính từ ngày gửi đơn lên Tòa đến nay, chưa biết quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ đến đâu, mỗi ngày doanh nghiệp vẫn tiếp tục phải chịu khoản chi phí lưu hàng 3 triệu đồng/container x 4 container = 12 triệu đồng/1 ngày. Số tiền đến nay đã 240 triệu, chưa kể các chi phí cơ hội khác.

Nửa tháng trước khi quyết định chính thức khởi kiện, Cty Hoàng Nam Giang có nhận được văn bản của Bộ Tài chính do bà Nguyễn Thị Thanh Hằng – Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế thừa lệnh Bộ trưởng ký ngày 25/5.

Theo đó, Bộ Tài chính cho biết: Ngày 28/4/2017, Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam có công văn số 468/HQQNa-NV đề nghị hướng dẫn áp dụng thuế suất đối với mặt hàng đường nhập khẩu từ Lào của Cty Hoàng Nam Giang. Để có cơ sở hướng dẫn, Bộ Tài chính đã có công văn số 6579 ngày 22/5 trao đổi với Bộ Công Thương (là cơ quan chủ trì trong việc đàm phán Hiệp định Thương mại Việt Nam – Lào và quản lý hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường). Sau khi có ý kiến chính thức của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với việc áp dụng thuế suất trong và ngoài hạn ngạch đối với mặt hàng đường (trong đó có trường hợp của Cty Hoàng Nam Giang).

Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan có công văn số 3386 ngày 23/5 đề nghị Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện áp dụng thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng đường nhập khẩu từ Lào. Bộ Tài chính đề nghị Cty thực hiện theo hướng dẫn của Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam.

Tức là sau một tháng “ngâm” công văn đề nghị hướng dẫn từ Cục Hải quan Quảng Nam, Bộ Tài chính lại có văn bản “trả” cho Cục Hải quan tỉnh này hướng dẫn DN, còn Bộ thì vẫn… chờ ý kiến Bộ Công Thương./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ