Yêu cầu dừng thu phí 3 trạm BOT: Áp đặt vô lý và gây bất ổn!
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) vừa đơn phương thông báo sẽ cho tạm dừng thu phí 3 trạm BOT gồm Bắc Hải Vân, Cam Thịnh và Cần Thơ - Phụng Hiệp do “chậm trễ triển khai ký kết thu phí tự động không dừng – ETC”.
Tổng cục “nhầm” vai trò
Trước động thái ra lệnh “dừng thu phí” của Tổng cục Đường bộ (TCĐB), các nhà đầu tư liên quan đồng loạt lên tiếng. Ông Phạm Quốc Vượng, Tổng Giám đốc Công ty Phước Tượng – Phú Gia BOT trong chiều ngày 5/7 sửng sốt trước thông tin khắp mặt báo và khẳng định: “Chúng tôi đã thu phí không dừng từ khoảng một năm nay”. Tương tự, ông Trần Nam Trung, chủ đầu tư trạm BOT Cam Thịnh cũng cho biết: “Trạm này đã thu phí không dừng từ lâu, không hiểu sao lại có thông tin này?”.
Cả ông Phạm Quốc Vượng và ông Trần Nam Trung đều khẳng định, luôn ủng hộ chủ trương thu phí và đã triển khai. Tuy nhiên, cách triển khai thu phí không dừng như hiện nay đang bộc lộ nhiều sai sót về pháp lý, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký với nhà đầu tư.
Ngay sau khi TCĐB thông báo sẽ cho tạm dừng thu phí 3 trạm, Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) đã có công văn số 03/2019/CV-VARSI nêu quan điểm của mình trước công luận, khẳng định chủ trương triển khai thu phí tự động không dừng của Chính phủ là đúng đắn, phù hợp quy luật phát triển. Tuy nhiên, VARSI không đồng tình cách triển khai của TCĐB.
Hiệp hội này khẳng định: “Việc triển khai có nhiều nội dung trái với các quy định tại Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và trái với các thỏa thuận hợp pháp tại các hợp đồng BOT, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp giữa doanh nghiệp dự án/nhà đầu tư và các bên có liên quan, gây hoang mang, làm mất niềm tin của nhà đầu tư vào chính sách pháp luật của Nhà nước và gây rủi ro của môi trường đầu tư, kinh doanh hiện tại.
TCĐB không phải là bên A trong các hợp đồng dự án BOT đã ký giữa Bộ GTVT và các nhà đầu tư”.
Đối tác công - tư mà như ra lệnh
Việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng ETC và yêu cầu các doanh nghiệp dự án/nhà đầu tư ký phụ lục hợp đồng để điều chỉnh nội dung này (bao gồm cả việc ấn định % doanh thu phải trích lại từ doanh thu cho đơn vị vận hành ETC) đang có những vướng mắc.
Về việc này, trong thông cáo báo chí phát đi ngày 7/7/2019 của Công ty Đầu tư xây dựng 194 – một nhà đầu tư, cho rằng: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GTVT và TCĐB, từ năm 2018, công ty đã ký hợp đồng sử dụng thu giá sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng với Công ty VETC. Trong đó, chi phí dịch vụ quản lý thu phí tự động không dừng bằng 50% chi phí quản lý trong hợp đồng BOT (tương đương 2.15% doanh thu).
Hiện nay, Công ty VETC đã lắp đặt xong và đang vận hành từ ngày 6/4/2018. “Chúng tôi khẳng định đã thực hiện tốt thu phí theo hình thức tự động không dừng từ tháng 12/2017. Tuy nhiên, mới đây Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư ký phụ lục hợp đồng với Bộ GTVT triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng với tỷ lệ 4.5% doanh thu tương đương 369 tỷ đồng đã đưa chúng tôi vào thế khó khăn”, thông cáo báo chí nêu.
4,5% doanh thu là chi phí quản lý, vận hành trạm BOT mà nhà đầu tư được phép thu. Việc Bộ GTVT áp đặt đòi thu chi phí dịch vụ ETC bằng 4,5% doanh thu đưa nhà đầu tư vào thế “làm không công”.
Tại các cuộc họp đàm phán thương thảo với TCĐBVN, nhà đầu tư 194 đề nghị làm rõ cụ thể chi phí quản lý thu, chi phí đầu tư lắp đặt thiết bị thu phí không dừng và nêu rõ phương án tài chính, thời gian hoàn vốn, nhưng đến nay TCĐB vẫn chưa làm rõ. “Tại sao có sự áp đặt này?” – ông Phạm Văn Thưởng, người phát ngôn của công ty 194 đặt câu hỏi.
Theo ông Thưởng, tại trạm thu phí BOT Cam Thịnh (nhà đầu tư 194), việc ký phụ lục hợp đồng theo yêu cầu của Bộ GTVT sẽ làm tăng chi phí hợp đồng đã ký với VETC từ 2.15% lên 4.5% doanh thu sẽ phát sinh thêm thời gian thu phí của dự án khoảng 1 năm 7 tháng so với phương án tài chính hợp đồng BOT ban đầu.
Việc kéo dài thời gian thu phí khiến các chỉ tiêu tài chính tăng theo (lãi suất, chi phí quản lý...) và không ai ngoài người dân, doanh nghiệp gánh chịu.
Trong khi những bất đồng như trên chưa được thoả thuận, các bên đang trong quá trình đàm phán, thương thảo và đề nghị làm rõ các chi phí liên quan để ký phụ lục hợp đồng với Bộ GTVT, thì TCĐB bất ngờ ra thông báo buộc 3 trạm BOT phải dừng thu phí với lý do chưa lắp đặt hệ thống thu phí không dừng (thực chất là chưa đồng ý với cách “ăn chia” với nhà cung cấp dịch vụ VETC).
“Di sản" của thời ông Đinh La Thăng?
Khi những vấn đề về BOT xảy ra, nhiều người nhắc đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng khi còn giữ cương vị Bộ trưởng Bộ GTVT (2011 - 2016), thời kỳ bùng nổ các dự án BOT giao thông.
Cựu Bộ trưởng đã quyết liệt đốc thúc triển khai và hoàn tất hàng loạt dự án hạ tầng giao thông, tuy nhiên quan điểm cho rằng các dự án BOT cấp bách đến mức không chỉ định, không chủ động xử lý thì sẽ “không kịp” dẫn đến hậu quả ai cũng thấy.
“Di sản” thời kỳ này để lại khiến cho ngành giao thông đối mặt với cả núi khó khăn, bất cập mà 2 nhiệm kỳ của 2 bộ trưởng sau chưa thể giải quyết hết. Có một “di sản” khác, đó là thói quen “trảm” nhà đầu tư, đưa ra cách xử lý xung đột một cách chủ quan, áp đặt. Yêu cầu dừng thu phí của TCĐB đang gợi lại nỗi ám ảnh này đối với các nhà đầu tư.
Trao đổi với người viết, các nhà đầu tư cũng bày tỏ quan ngại không loại trừ nhiều người có thể lấy cớ từ thông báo đơn phương của TCĐB để gây rối tại 3 trạm thu phí nói trên? “TCĐB và cơ quan chủ quản là Bộ GTVT khi không cùng nhau tháo gỡ, làm cho tốt lên vấn đề BOT thì cũng đừng tạo mâu thuẫn giữa nhà đầu tư với người dân” – đại diện một nhà đầu tư than thở.
Đề nghị kiểm tra phạm vi, thẩm quyền của TCĐB và Bộ GTVT
Nhận thấy việc bàn giao các làn và toàn bộ các trạm thu phí cho đơn vị cung cấp dịch vụ ETC (trong khi các trạm thu phí đã được bộ GTVT chấp thuận thế chấp tại ngân hàng cho vay vốn đầu tư dự án BOT) và cho rằng các nội dung này vi phạm nghiêm trọng các quy định hiện hành của Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Bộ Luật Dân sự…, Hiệp hội VARSI cho biết sẽ gửi các văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước có ý kiến về việc Bộ GTVT yêu cầu bàn giao trạm thu phí và áp đặt mức tính chi phí tổ chức thu phí không phù hợp, ảnh hưởng đến tính pháp lý và phương án tín dụng.
Hiệp hội cho biết cũng sẽ gửi báo cáo đến Chính phủ đề nghị Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước và các Bộ: Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Tài Chính, Bộ KH&ĐT cùng vào cuộc để kiểm tra đánh giá việc thu phí 1 dừng trước đây đã thực hiện có đảm bảo tính minh bạch hay không? Nay áp dụng công nghệ ETC thông qua cách thức chỉ định bổ sung đầu tư... đồng thời xem xét việc áp đặt giá thu phí dịch vụ ETC/doanh thu từ Đề án thu phí tự động không dừng của Bộ GTVT hợp lý hay không, nhất là khi đơn phương áp đặt mức phí.
Hiệp hội cũng báo cáo với Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an để kiểm tra phạm vi, thẩm quyền của Tổng cục Đường bộ và Bộ GTVT “về việc đã yêu cầu tạm dừng thu phí tại các trạm thu phí”.
- Cùng chuyên mục
Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường
HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 23:28
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 23:27
Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Sự kiện - 19/11/2024 20:56
Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm
HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.
Sự kiện - 19/11/2024 19:31
Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.
Sự kiện - 19/11/2024 15:55
Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.
Sự kiện - 19/11/2024 14:58
Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.
Sự kiện - 19/11/2024 14:24
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3
Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 14:22
Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 14:19
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.
Sự kiện - 19/11/2024 11:58
Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.
Sự kiện - 19/11/2024 11:12
Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?
Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế- xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.
Sự kiện - 19/11/2024 11:09
Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, địa phương bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định tại các chung cư, nhà cao tầng, khu đất dịch vụ, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Sự kiện - 19/11/2024 10:49
Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô
HĐND TP. Hà Nội đã khai mạc kỳ họp thứ 19 xem xét, ban hành 11 nghị quyết quy phạm pháp luật để triển khai, thi hành Luật Thủ đô.
Sự kiện - 19/11/2024 10:06
Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.
Sự kiện - 19/11/2024 06:43
'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'
Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".
Sự kiện - 19/11/2024 06:40
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 4 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 16 h ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago