Chậm trễ thu phí không dừng, do mẫu thuẫn lợi ích?

Nhàđầutư
Tiến độ thu phí không dừng đã được Bộ GTVT lùi lại 1 năm so với chỉ đạo của Thủ tướng. Song với thực trạng hiện nay, mục tiêu này cũng khó lòng thực hiện được.
XUÂN TIÊN
08, Tháng 03, 2019 | 07:12

Nhàđầutư
Tiến độ thu phí không dừng đã được Bộ GTVT lùi lại 1 năm so với chỉ đạo của Thủ tướng. Song với thực trạng hiện nay, mục tiêu này cũng khó lòng thực hiện được.

antd-thu_phi_tu_dong_khong_dung-1

Việc áp dụng thu phí tự động không dừng còn rất nhiều khó khăn

Lùi thời hạn 1 năm

Tại cuộc họp kiểm điểm tiến độ dự án thu phí tự động không dừng diễn ra chiều ngày 6/3, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu đến hết năm 2019, tất cả các trạm thu phí phải áp dụng công nghệ thu phí tự động không dừng (ETC). Nếu không triển khai, nhà đầu tư phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và Bộ GTVT sẽ kiên quyết dừng thu phí.

Theo Quyết định 07/2017 ngày 27/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ, các trạm BOT trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên phải áp dụng ETC và bàn giao trạm cho nhà cung cấp dịch vụ thu giá trước ngày 31/12/2018 (giai đoạn 1), và trước 31/12/2019 đối với các trạm khác (giai đoạn 2).

Như vậy, có thể thấy mục tiêu của Bộ GTVT đưa ra muộn hơn 1 năm so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Và trên thực tế, nhìn vào khối lượng công việc còn ngổn ngang sau 4 năm áp dụng VETC, thì với khoảng thời gian 10 tháng ít ỏi còn lại trong năm 2019, việc tiếp tục dời "deadline" không phải là kịch bản khó mường tượng.

Số liệu từ Tổng cục Đường bộ cho thấy hiện chỉ mới lắp đặt thiết bị được 29/44 trạm ở giai đoạn 1 với tổng số 109 làn thu phí; số còn lại phải lắp đặt là gần 500 làn. Trong khi giai đoạn 2 gồm 23 trạm tới nay vẫn chưa xong khâu đấu thầu chọn nhà đầu tư.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể hôm 6/3 cho hay hiện có khoảng 3 triệu ô tô, song số xe dán thẻ Etag chỉ mới hoàn thành 1/3, còn 2 triệu xe cần được dán thẻ điện tử này.

Đây là khối lượng công việc khổng lồ, yêu cầu năng lực lẫn sự quyết tâm, đồng lòng rất lớn từ phía cơ quan chức năng lẫn nhà đầu tư BOT, nhà đầu tư dịch vụ thu phí không dừng (BOO), ngân hàng và cả người dân.

Là cơ quan chủ quản, có đủ phương tiện, công cụ trong tay, việc dự án chậm tiến độ không thể không nhắc tới phần trách nhiệm của Bộ GTVT. Để áp dụng thu phí không dừng đúng thời hạn, cần những nỗ lực hơn nữa từ cơ quan này.

Tìm tiếng nói chung

Một nhiệm vụ quan trọng của Bộ GTVT là phải kết nối, tạo được niềm tin và tiếng nói chung của nhà đầu tư BOT, nhà đầu tư BOO, các ngân hàng và người dân.

Bộ GTVT cấp phép dự án BOT, cấp phép dự án BOO, tuy nhiên hiện nay có tình trạng các chủ đầu tư dự án BOT không tin tưởng hai nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng duy nhất là Liên danh Tasco - VETC và CTCP Đầu tư Công nghệ Hạ tầng Vietin (VietinF). Bản thân Bộ GTVT, dù chỉ định thầu cho VETC, cũng bày tỏ những nghi ngại về năng lực của liên danh này.

Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ ông Nguyễn Văn Huyện cho biết sau hai năm triển khai, VETC vẫn chưa huy động đủ vốn chủ sở hữu, mới góp được 129,4/277 tỷ đồng (đạt 57%), nhận định nhà đầu tư này không thể đáp ứng tiến độ được Bộ GTVT và Thủ tướng đặt ra là phải vận hành thu phí không dừng toàn bộ các làn xe tại các trạm BOT vào cuối năm 2019.

Ngược lại, Liên danh Tasco - VETC khẳng định đã đóng đủ 227 tỷ đồng theo yêu cầu trong hợp đồng BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh), trong đó phần thiếu hụt so với tính toán của Bộ GTVT đã được bù đắp bằng chi phí đầu tư trước khi thành lập và chi hộ doanh nghiệp dự án.

Ngoài ra, VETC cho rằng việc các nhà đầu tư BOT yêu cầu giữ lại 50% chi phí thu ETC để thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát, hậu kiểm (theo hợp đồng là VETC được hưởng 100% trong 3 năm đầu), cùng số lượng khách hàng hạn chế sử dụng dịch vụ này khiến phương án tài chính của VETC có nguy cơ đổ vỡ. Tới tháng 4/2018, mới thu luỹ kế được khoảng 2% so với phương án tài chính (7,72/346,8 tỷ đồng). Tính trung bình mỗi tháng lỗ 11,6 tỷ đồng, lỗ luỹ kế trong 2 năm thực hiện dự án BOO lên tới 123,8 tỷ đồng. Việc thua lỗ dẫn đến ngân hàng hạn chế cấp tín dụng, ảnh hưởng lớn tới tiến độ thực hiện dự án. 

Về phần người dân, những bất tiện của ETC khiến họ chưa mấy mặn mà với dịch vụ này, đơn cử như bắt buộc nạp tiền vào tài khoản trước, không cho trả chậm; không tính lãi trên số dư nạp trước, làn ETC chung với làn thu phí thủ công...

Bản thân các ngân hàng lớn tài trợ cho các dự án BOT (thường chiếm 80-90% vốn dự án) cũng tỏ ra không hài lòng, khi VETC mặc định đổ tiền vào tài khoản ở BIDV sau đó mới chuyển về các ngân hàng "mẹ" của dự án BOT. Thế mới có chuyện VietinBank, một ngân hàng chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu cấp tín dụng BOT, đã cùng một số đối tác lập ra VietinF và được Bộ GTVT cấp phép hoạt động từ giữa năm 2016.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ