Xuất khẩu gạo kỳ vọng bứt phá vào cuối năm
Trong những ngày qua, giá lúa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long liên tục sụt giảm, một số nơi vùng sâu không có thương lái đến thu mua, nông dân trồng lúa như ngồi trên lửa vì vào mùa mưa mà lúa phải neo trên đồng.

Nông dân khó tiêu thụ lúa gạo vì ít thương lái đến mua. Ảnh: TL
Giá lúa giảm mạnh
Theo Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT), vụ lúa Hè thu năm nay khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuống giống được hơn 1,5 triệu ha, đến thời điểm này đã thu hoạch được trên 70% diện tích, tổng sản lượng ước đạt trên 6 triệu tấn lúa. Trà lúa còn lại đang trong giai đoạn chín rộ nông dân phải thu hoạch dứt điểm trong 15-20 ngày tới.
Kiên Giang là địa phương có diện tích trồng lúa lớn nhất vùng, trong đó diện tích gieo sạ vụ Hè thu đạt trên 280.000 ha. Trong những ngày qua bà con nông dân ở đây rất lo lắng vì giá lúa giảm mạnh nhưng rất khó bán.
Theo ông Lê Quốc Việt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, giá lúa tại địa phương hiện nay đã rớt xuống dưới 5.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với vụ Đông Xuân nhưng rất ít thương lái đến mua, nông dân rất sốt ruột vì đang mùa mưa bão, lúa không kịp thu hoạch sẽ đổ ngã, thiệt hại rất lớn.
Tại tỉnh Hậu Giang, tình trong trạng tương tự như vậy, ông Ngô Văn Luận, nông dân thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A cho biết, đầu vụ thương lái đặt cọc mua lúa với giá 4.300 đồng/kg tại ruộng nhưng đến khi gần thu hoạch thì đòi giảm giá xuống 4.000 đồng/kg mới vào mua, bằng không thì sẽ bỏ tiền cọc.
“Hiện nay giá phân, thuốc tăng vùn vụt, giá thành làm ra 1kg lúa đã trên 4.000 đồng nên nếu bán với mức giá này nông dân cầm chắc thua lỗ không còn vốn để đầu tư cho vụ sau”, ông Luận nói.
Ông Luận còn cho biết với quy định thương lái mua lúa, tài xế lái máy gặt đập liên hợp và người đi cùng khi đến địa phương phải có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ cho dù đã chích đủ 2 liều vắc xin cũng đã gây khó khăn cho thương lái đến mua lúa và rất khó kêu máy gặt đập đến thu hoạch lúa.
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang Trần Chí Hùng xác nhận thông tin mà nông dân phản ánh là đúng, tuy nhiên đó là quy định bắt buộc theo hướng dẫn của Bộ Y tế nên địa phương không thể nào làm khác được.
Theo Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang Nguyễn Sĩ Lâm, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, An Giang cũng như các tỉnh khác ở trong khu vực ĐBSCL cũng có những khó khăn giống nhau trong tiêu thụ nông sản nói chung, lúa gạo nói riêng. Ngoài khó khăn về thị trường, các đầu mối thu mua nông sản còn gặp khó khăn về vận chuyển do nhiều địa phương siết chặt kiểm soát dịch bệnh.
Để tháo gỡ khó khăn đó, ngày 30/7, UBND tỉnh An Giang đã ban hành Công văn số 800/UBND-KTN cho phép các phương tiện vận chuyển lúa, gạo, nếp, cá rau củ và trái cây được phép lưu thông trong khung giờ từ 18 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau nhưng người điều kiển phương tiện, đi cùng phải đảm bảo quy định về phòng chống COVID-19.
Dự báo xuất khẩu gạo sẽ khả quan hơn
Theo thống kê của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), do cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là Ấn Độ đã đẩy mạnh xuất khẩu gạo trắng với giá rất rẻ làm cho thị trường thừa nguồn cung, giá giảm mạnh. Riêng gạo Việt Nam trong 6 tháng đầu năm giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm đã giảm đến hơn 100 USD/tấn xuống còn trên dưới 400 USD/tấn.

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tăng tốc vào cuối năm. Ảnh: An Hòa
Tuy nhiên, theo báo cáo mới đây của VFA, tình hình đã được cải thiện đáng kể. Luỹ kế xuất khẩu gạo Việt Nam từ đầu năm đến giữa tháng 7/2021 đạt trên 3,3 triệu tấn, với trị giá xuất khẩu đạt trên 1,8 tỷ USD, tuy giảm hơn 10% về sản lượng nhưng chỉ giảm 0,15% về giá trị so với cùng kỳ. Điều đáng mừng là mặc dù giảm giá mạnh nhưng gạo 5% tấm của Việt Nam vẫn còn cao hơn Thái Lan 10 USD/tấn, cao hơn gạo Ấn Độ và Pakistan khoảng 17 USD/tấn và sản lượng xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 7 với mức tăng trên 50% so với cùng kỳ.
Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Trung Kiên, Tổng thư ký, kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam cho biết, dù rất khó khăn do ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 lần thứ tư nhưng sản xuất lúa Đông Xuân, Hè thu ở ĐBSCL đã vượt khó để có được sản lượng tăng hơn cùng kỳ.
Do phải thực hiện nghiêm quy định về phòng chống dịch nên việc thu mua, chế biến, xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp rất khó khăn. Tuy nhiên, đây chỉ là khó khăn nhất thời còn về tổng quan thì tổng nhu cầu gạo trên thị trường thế giới sẽ tăng trong khi nguồn cung từ các quốc giá xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan sẽ giảm, đây là cơ hội để gạo Việt đẩy mạnh xuất khẩu.
Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho biết, với định hướng sản xuất gạo cao cấp hữu cơ với quy trình khép kín truy suất nguồn gốc thông qua mô hình cánh đồng lớn, công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng lớn, trong đó có các hợp đồng xuất khẩu vào EU được ưu đãi thuế quan theo hiệp định EVFTA nên giá xuất khẩu vẫn giữ được ở mức cao và không lo đầu ra. Theo ông Bình, nếu ngành lúa gạo tái cấu trúc được theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô cánh đồng lớn, gắn kết chế biến xuất khẩu thì không còn bị động đầu ra kể cả trong khi gặp phải khó khăn do dịch bệnh như hiện nay.
“Giải pháp duy nhất để ngành hàng lúa gạo Việt Nam phát triển bền vững, và chỉ cần khoàng 20 doanh nghiệp (thay vì hơn 200 doanh nghiệp như hiện nay) thực hiện được 1 triệu ha theo mô hình cánh đồng lớn liên kết thì ngành hàng lúa gạo của Việt Nam mỗi năm có thể thu về khoảng 8 tỷ USD chứ không phải chỉ trên dưới 3 tỷ USD như hàng chục năm đã qua’, ông Bình đề xuất.
Dưới góc nhìn của chuyên gia về xuất khẩu lúa gạo, ông Nguyễn Đình Bích cho rằng thời điểm khó khăn nhất trong xuất khẩu gạo là trong 4 tháng đầu năm, khi mà Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất tung ra hơn 8 triệu tấn gạo trắng với giá rẻ chưa từng thấy chỉ 354 USD/tấn.
Gạo Ấn Độ rẻ đến mức không chỉ khách hàng truyền thống của Việt Nam quay sang mua mà Việt Nam cũng nhập hàng trăm ngàn tấn gạo từ quốc gia này. Tuy nhiên, theo ông Bích hiện nay tiến độ xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang chậm lại, trong khi đó xuất khẩu gạo của Thái Lan dự báo sẽ chỉ ở mức 5,2-5,5 triệu tấn trong năm nay, tức giảm gần nửa triệu tấn so với dự kiến đầu năm. Thái Lan quyết định cắt giảm lượng gạo xuất khẩu là do giá xuất khẩu thấp, hạn hán mất mùa và đồng Baht mất giá. Do đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng cuối năm sẽ có nhiều cơ hội tăng tốc.
“Với xu hướng lạc quan như nêu trên, kỳ vọng xuất khẩu gạo Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục khởi sắc do mức giá chào xuất khẩu của Việt Nam đã khá cạnh tranh nếu so với các đối thủ Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan”, ông Bích nhận định.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, với việc Việt Nam không ngừng thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện, Việt Nam đã ký kết, thực thi 15 hiệp định thương mại tự do và 2 hiệp định đang trong quá trình đàm phán. Trong đó, các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được coi là các FTA thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay với mức cắt giảm thuế gần như về 0% với lộ trình ngắn, đây là lợi thế để Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.
- Cùng chuyên mục
Bóng dáng Capella tại dự án Logistics hơn 1.500 tỷ ở Huế
CTCP Tập đoàn LEC vừa khởi công dự án Trung tâm Logistics Chân Mây với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, kỳ vọng trở thành trung tâm logistics trọng điểm khu vực miền Trung và cả nước.
Đầu tư - 29/03/2025 12:19
Đề xuất hơn 43.500 tỷ đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có tổng chiều dài xấp xỉ 125km (đi qua địa bàn hai tỉnh Bình Định và Gia Lai) với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 43.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 29/03/2025 12:19
Sau tổ hợp 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên, Tập đoàn Trump xem xét đầu tư thêm dự án gần TP.HCM
Liên danh giữa Trump Organization và đối tác ở Việt Nam đã lên danh sách rút gọn các địa điểm để triển khai một dự án sân golf hoặc khách sạn gần Thành phố Hồ Chí Minh.
Đầu tư - 29/03/2025 06:45
'Ông trùm' cảng biển 'bắt tay' với cảng Phước An
Việc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) thực hiện khai thác tàu tại cảng Phước An (PAP) - một cảng ngoài hệ thống là chưa từng có trong tiền lệ. Hai bên sẽ tận dụng lợi thế của nhau để mở rộng hệ sinh thái trong ngành, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và kết nối toàn diện trong lĩnh vực logistics.
Đầu tư - 29/03/2025 06:45
Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án điện gió 2.100 tỷ đồng
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh giải phóng mặt bằng tổng thể của dự án Nhà máy điện gió LIG - Hướng Hóa 1, hoàn thành trong tháng 4/2025.
Đầu tư - 29/03/2025 06:30
Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP là mô hình hiện thực hóa chủ trương hợp tác công tư của Đảng, Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Công nghệ - 28/03/2025 16:44
Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số
TP. Huế vừa làm việc với tập đoàn FPT về các nội dung liên về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Công nghệ - 28/03/2025 16:06
Phó Thủ tướng ủng hộ hình thành khu thương mại tự do ở Bình Định
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng ủng hộ việc sớm nghiên cứu hình thành khu thương mại tự do ở khu vực cảng Phù Mỹ (Bình Định).
Đầu tư - 28/03/2025 16:05
Doanh nghiệp muốn ưu tiên cải cách thủ tục hành chính thuế
Thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) và đáp ứng các quy định pháp luật là một trong ba nhóm vấn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt, trong đó TTHC thuế là nhóm thủ tục DN mong muốn ưu tiên cải cách nhất….
Đầu tư - 28/03/2025 15:50
Loạt doanh nghiệp cam kết 'rót' hơn 231.000 tỷ vào Bình Định
Tỉnh Bình Định đã trao bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, đồng thời trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 62 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 231.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 28/03/2025 12:09
Giải pháp nào để hút được 570 tỷ USD vốn đầu tư hạ tầng đến 2040?
Theo dự báo, Việt Nam cần 570 tỷ USD để đầu tư cơ sở hạ tầng từ nay cho đến năm 2040. Do đó, Việt Nam đang tìm cách phát triển các cơ chế tài chính mới cũng như huy động các nguồn tài trợ từ nước ngoài.
Đầu tư - 28/03/2025 11:55
Nhiều dự án bất động sản bỏ hoang ở Đà Nẵng 'tái sinh'
Sau thời gian dài bỏ hoang, nhiều dự án khu đô thị ở Đà Nẵng như: Khu đô thị mới Thuận Phước; Marina Complex, The Legend City DaNang… đã thi công trở lại.
Đầu tư - 28/03/2025 10:29
Thành lập thành viên mới, Viettel nuôi tham vọng xuất khẩu dịch vụ khách hàng
Hoạt động kinh doanh hiệu quả ở 10 quốc gia và với việc thành lập Công ty Dịch vụ Khách hàng, Viettel kỳ vọng dịch vụ khách hàng cũng phải xuất khẩu được.
Đầu tư - 28/03/2025 10:23
Đà Nẵng có thêm dự án căn hộ cao cấp hơn 700 tỷ đồng
Dự án Căn hộ trung tâm thương mại tài chính Đà Nẵng (The APT Tower) do Công ty TNHH An Phước Thạnh làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng.
Đầu tư - 28/03/2025 08:41
New Việt Thắng tái khởi động dự án 450 tỷ ở Huế
Sau một thời gian ngừng thi công, dự án Khu du lịch sinh thái nhà rường Huế đã được CTCP Đầu tư thương mại du lịch New Việt Thắng tái khởi động.
Đầu tư - 28/03/2025 06:21
Đầu tư vào tài sản số đang 'nóng', cần lưu ý những rủi ro gì?
Đầu tư vào các tài sản số đã trở thành xu hướng trên thế giới và Việt Nam, nhưng cũng đi kèm không ít rủi ro và thách thức mà nhà đầu tư cần lưu ý.
Đầu tư - 28/03/2025 06:21
- Đọc nhiều
-
1
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
2
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
-
3
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
4
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
-
5
Số phận nào cho 'siêu' dự án chống ngập ở TP.HCM?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago