Vượt bão COVID-19: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

N.THOAN
10:14 09/09/2021

Ví COVID-19 như 'thiên nga đen' với doanh nghiệp Việt, bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam cho rằng: Doanh nghiệp cần xác định quản trị rủi ro, quản trị khủng hoảng là bài toán lâu dài, giống như sống chung với dịch bệnh; cần có sự thay đổi căn bản về nhận thức trong quản trị doanh nghiệp thời gian tới.

Ngày 8/9, Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức toạ đàm "Sáng tạo kinh doanh trong môi trường biến đổi” nhằm tìm những giải pháp sáng tạo, chưa từng có hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những thách thức từ dịch bệnh và sống chung với COVID-19.

657EAAF8-881B-4F3B-B72A-C40EEE82EF4C

Doanh nghiệp mong mỏi các cơ quan hành chính tin doanh nghiệp, bỏ tư duy giấy tờ, tạo thêm dư địa cho doanh nghiệp sống sót và tăng trưởng trở lại.

Nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động

Chia sẻ thông tin tại diễn đàn, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho biết: Đại dịch COVID-19 như phép thử với toàn xã hội nhưng là một bài thi khó, vừa là cơ hội để doanh nghiệp nhìn nhận lại mình từ đó có chiến lược phát triển bền vững hơn.

Ông Dũng cho biết, trong 2 tháng vừa qua, chỉ có 20% doanh nghiệp TP.HCM duy trì hoạt động. Ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất thì phần lớn doanh nghiệp đều tạm dùng hoạt động. Ngay cả trong khu chế xuất, khu công nghiệp thì tỷ lệ hoạt động cũng chỉ duy trì 18%. Điều này cho thấy những khó khăn, thách thức thành phố đang và sẽ phải đối mặt là rất lớn.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho rằng, chính ở thời điểm hiện tại, chưa bao giờ sự gắn kết giữa doanh nghiệp, chính quyền và nhà nước lại sâu sắc đến thế để cùng phòng chống dịch, sau đó là tìm giải pháp phục hồi kinh tế, xã hội.

"Giữa lúc dịch bệnh căng thẳng, doanh nghiệp sẵn sàng dành nhà xưởng, mặt bằng cho xây dựng bệnh viện dã chiến; gần như cống hiến toàn bộ tài sản cho nhà nước chống dịch, không khác gì thời chiến. Rất mong rằng, khi quay lại phục hồi sản xuất, doanh nghiệp cũng nhận được sự đồng hành của chính quyền, nhân dân trên mặt trận kinh tế. Hy vọng các cấp chính quyền đều thấm nhuần tư tưởng của Thủ tướng rằng "lợi nhuận cùng hưởng, rủi ro cùng chia sẻ" để cùng đồng hành với doanh nghiệp, tin tưởng doanh nghiệp để phục hồi và phát triển", Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM nhấn mạnh.

Ông Dũng cho biết, doanh nghiệp mong mỏi các cơ quan hành chính tin doanh nghiệp, bỏ tư duy giấy tờ, tạo thêm dư địa cho doanh nghiệp sống sót và tăng trưởng trở lại.

Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom cho biết, trong một khảo sát mới đây của FPT với 21.000 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực và địa phương khác nhau cho thấy, có tới 75% doanh nghiệp đang tạm ngừng hoặc hạn chế một phần hoạt động kinh doanh. Trong đó, 50% doanh nghiệp không ước tính được phải tạm ngừng hoạt động đến khi nào. 31% doanh nghiệp trong số doanh nghiệp duy trì hoạt động phải cắt giảm lao động dưới các hình thức cắt giảm nhận sự, giảm lương và giảm giờ làm.

"Khảo sát trên cho thấy, tình hình thực tế đang rất tệ, hàng triệu công nhân ở cách tỉnh đang giãn cách không có việc làm, không thể về quê vì quy định giãn cách", ông Tiến nói.

Doanh nghiệp Việt làm gì để vượt "Thiên nga đen"?

Chia sẻ kết quả những khảo sát mà Delotte đã thực hiện, bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam cho biết: Qua 20 tháng chống chịu với dịch bệnh COVID-19, doanh nghiệp đang phải chịu ảnh hưởng lớn nhất là từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng, đứt gãy cung cầu, đứt gãy hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng có tác dụng đẩy nhanh quá trình thay đổi phương thức kinh doanh, tăng tốc chuyển đổi số; tạo sự đồng thuận của nhà nước, doanh nghiệp, người dân trong chuyển đổi số.

"COVID-19 được ví như một sự kiện "thiên nga đen", là khủng hoảng doanh nghiệp chưa từng thấy, chưa có tiền lệ nên hầu hết các doanh nghiệp đề tỏ ra lúng túng. Đặc biệt với doanh nghiệp Việt Nam việc quản trị rủi ro, quản trị khủng hoảng còn khá tự phát, chưa xây dựng được cơ chế quản trị rủi ro theo phương pháp luận thì càng bố rối và chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài", bà Thanh nói.

Vì vậy, Chủ tịch Deloitte khuyến cáo: Với bài học từ COVID-19, doanh nghiệp Việt cần có cái nhìn toàn diện hơn về quản trị rủi ro và quản trị khủng hoảng trong dài hạn.

"Chúng ta đã xác định phải sống chung với đại dịch, cuộc chiến này là lâu dài. Vì vậy, doanh nghiệp cần đặt mục tiêu cân bằng giữa rủi ro và cơ hội để hướng tới phát triển bền vững để kiểm soát hiệu quả các sự cố để giảm thiệt hại một cách tốt nhất; Nhanh chóng khôi phụ và bảo vệ hạ tầng về công nghệ thông tin; Phản ứng lại các mối nguy động để bảo vệ, duy trì giá trị và thương hiệu doanh nghiệp", bà Thanh chia sẻ.

Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải nhận diện được rủi ro; xây dựng mức độ chấp nhận rủi ro; quản trị rủi ro. Cần có kế hoạch đối phó với khủng hoảng; Phân tích giả lập khủng hoảng...

Khuyến cáo những việc doanh nghiệp Việt cần làm trong thời gian này, bà Thanh cho biết: Trước tiên doanh nghiệp cần duy trì được nguồn lực tài chính bằng cách cân đối dòng tiền, xây dựng quy trình, chính sách và cơ chế giám sát ngân quỹ; minh bạch tài chính.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng khung quản lý khủng hoảng, lập kế hoạch kinh doanh liên tục để thích ứng, duy trì hoạt động; tự động hoá, số hoá quy trình, tác vụ. Tăng cường áp dụng công nghệ trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chia sẻ về kinh nghiệm "sống chung với dịch" của doanh nghiệp, ông Huỳnh Ngọc Huy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) cho biết: Ngay từ đầu mùa dịch ngân hàng đã thực hiện có trách nhiệm yêu cầu của cơ quan quản lý và xây dựng kịch bản phòng chống dịch trên từng chi nhánh, phòng giao dịch, thực hiện luân phiên 1 nửa nhân viên làm việc ở nhà, 1 nửa trên trụ sở.

"Thời điểm dịch, khi công việc ít đi, chúng tôi tập trung đẩy mạnh đào tạo nhân sự, tăng cường kết nối giữa khách hàng và nhân viên qua các ứng dụng công nghệ, chọn lọc khách hàng tốt hơn, đẩy mạnh chuyển đổi số. Năm 2020, ngân hàng đã tăng 15% tổng giao dịch online so với năm 2019 giúp giảm chi phí vận hành; cân đối lại doanh thu, tăng thu nhập ngoài tín dụng từ phí bán bảo hiểm và tìm ngồn vốn rẻ hơn qua phát hành trái phiếu, vay của các tổ chức tài chính nước ngoài. Ngoài ra, việc tăng cường quan hệ đối tác, lãnh đạo, nhân viên qua kênh online giúp tiết giảm nhiều chi phí", ông Huy nói.

GS.TS Nguyễn Đức Khương, Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng khẳng định: Doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng, phát triển trong thời gian tới.

Cơ hội từ thị trường mới do Việt Nam tạo được lòng tin chiến lược quan trọng với hầu hết các quốc gia, là đầu mối quan trọng cho nhiều hiệp định tự do thương mại (EU-VN FTA, RCEP, CPTPP,...); Dòng dịch chuyển sản xuất và đầu tư đến Việt Nam nhờ tiềm năng tăng trưởng cao, nền kinh tế mở.

"Ước tính khoảng 70% giá trị mới được tạo ra trong nền kinh tế trong thập kỷ tới sẽ dựa trên các mô hình kinh doanh nền tảng được hỗ trợ kỹ thuật số. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế do tính năng động và năng lực tiếp cận số cao, nhanh", ông Khương nhấn mạnh.

  • Cùng chuyên mục
Quảng Nam đề xuất đầu tư khu đô thị mới rộng 15.000ha

Quảng Nam đề xuất đầu tư khu đô thị mới rộng 15.000ha

Tỉnh Quảng Nam đề nghị Trung ương thống nhất chủ trương cho đầu tư một khu đô thị mới thông minh, hiện đại với tổng diện tích đô thị khoảng 15.000ha, thuộc vùng Đông huyện Duy Xuyên và huyện Thăng Bình, là đô thị trọng điểm của khu vực.

Đầu tư - 30/03/2025 10:17

Đâu là cổ phiếu bị quỹ đầu tư bán ròng nhiều nhất trong tháng 2?

Đâu là cổ phiếu bị quỹ đầu tư bán ròng nhiều nhất trong tháng 2?

Theo thống kê từ FiinGroup, FPT là cổ phiếu có số lượng quỹ bán ròng nhiều nhất (22 quỹ), phần lớn từ các quỹ mở. Động thái này diễn ra trong bối cảnh thị giá FPT có dấu hiệu tạo đỉnh kể từ cuối tháng 1 và liên tục gặp áp lực bán.

Đầu tư - 30/03/2025 08:21

Thị trường bất động sản đã thực sự phục hồi chưa?

Thị trường bất động sản đã thực sự phục hồi chưa?

Thị trường bất động sản chỉ thực sự phục hồi khi các ngân hàng tăng trưởng tín dụng cho khách hàng vay mua nhà. Một khi cá nhân chưa mặn mà với việc mua nhà thì thị trường vẫn phải quyết liệt tái cấu trúc.

Đầu tư - 30/03/2025 06:30

Bình Định 'chốt' tiến độ loạt dự án nhà ở xã hội

Bình Định 'chốt' tiến độ loạt dự án nhà ở xã hội

Bình Định yêu cầu trong năm 2025, loạt dự án nhà ở xã hội trên địa bàn phải hoàn thành đầy đủ các hồ sơ, thủ tục để tổ chức khởi công; cùng với đó, phải hoàn thành, đưa các công trình vào sử dụng.

Đầu tư - 29/03/2025 21:47

TP.HCM khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ đồng nối quận 1 với Thủ Thiêm

TP.HCM khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ đồng nối quận 1 với Thủ Thiêm

Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn kết nối quận 1 với Thủ Thiêm dài 720m, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, chính thức khởi công sáng 29/3.

Đầu tư - 29/03/2025 14:50

Bóng dáng Capella tại dự án Logistics hơn 1.500 tỷ ở Huế

Bóng dáng Capella tại dự án Logistics hơn 1.500 tỷ ở Huế

CTCP Tập đoàn LEC vừa khởi công dự án Trung tâm Logistics Chân Mây với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, kỳ vọng trở thành trung tâm logistics trọng điểm khu vực miền Trung và cả nước.

Đầu tư - 29/03/2025 12:19

Đề xuất hơn 43.500 tỷ đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Đề xuất hơn 43.500 tỷ đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có tổng chiều dài xấp xỉ 125km (đi qua địa bàn hai tỉnh Bình Định và Gia Lai) với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 43.500 tỷ đồng.

Đầu tư - 29/03/2025 12:19

Sau tổ hợp 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên, Tập đoàn Trump xem xét đầu tư thêm dự án gần TP.HCM

Sau tổ hợp 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên, Tập đoàn Trump xem xét đầu tư thêm dự án gần TP.HCM

Liên danh giữa Trump Organization và đối tác ở Việt Nam đã lên danh sách rút gọn các địa điểm để triển khai một dự án sân golf hoặc khách sạn gần Thành phố Hồ Chí Minh.

Đầu tư - 29/03/2025 06:45

'Ông trùm' cảng biển 'bắt tay' với cảng Phước An

'Ông trùm' cảng biển 'bắt tay' với cảng Phước An

Việc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) thực hiện khai thác tàu tại cảng Phước An (PAP) - một cảng ngoài hệ thống là chưa từng có trong tiền lệ. Hai bên sẽ tận dụng lợi thế của nhau để mở rộng hệ sinh thái trong ngành, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và kết nối toàn diện trong lĩnh vực logistics.

Đầu tư - 29/03/2025 06:45

Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án điện gió 2.100 tỷ đồng

Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án điện gió 2.100 tỷ đồng

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh giải phóng mặt bằng tổng thể của dự án Nhà máy điện gió LIG - Hướng Hóa 1, hoàn thành trong tháng 4/2025.

Đầu tư - 29/03/2025 06:30

Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP là mô hình hiện thực hóa chủ trương hợp tác công tư của Đảng, Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Công nghệ - 28/03/2025 16:44

Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số

Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số

TP. Huế vừa làm việc với tập đoàn FPT về các nội dung liên về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Công nghệ - 28/03/2025 16:06

Phó Thủ tướng ủng hộ hình thành khu thương mại tự do ở Bình Định

Phó Thủ tướng ủng hộ hình thành khu thương mại tự do ở Bình Định

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng ủng hộ việc sớm nghiên cứu hình thành khu thương mại tự do ở khu vực cảng Phù Mỹ (Bình Định).

Đầu tư - 28/03/2025 16:05

  Doanh nghiệp muốn ưu tiên cải cách thủ tục hành chính thuế

Doanh nghiệp muốn ưu tiên cải cách thủ tục hành chính thuế

Thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) và đáp ứng các quy định pháp luật là một trong ba nhóm vấn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt, trong đó TTHC thuế là nhóm thủ tục DN mong muốn ưu tiên cải cách nhất….

Đầu tư - 28/03/2025 15:50

Loạt doanh nghiệp cam kết 'rót' hơn 231.000 tỷ vào Bình Định

Loạt doanh nghiệp cam kết 'rót' hơn 231.000 tỷ vào Bình Định

Tỉnh Bình Định đã trao bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, đồng thời trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 62 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 231.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 28/03/2025 12:09

Giải pháp nào để hút được 570 tỷ USD vốn đầu tư hạ tầng đến 2040?

Giải pháp nào để hút được 570 tỷ USD vốn đầu tư hạ tầng đến 2040?

Theo dự báo, Việt Nam cần 570 tỷ USD để đầu tư cơ sở hạ tầng từ nay cho đến năm 2040. Do đó, Việt Nam đang tìm cách phát triển các cơ chế tài chính mới cũng như huy động các nguồn tài trợ từ nước ngoài.

Đầu tư - 28/03/2025 11:55