Chủ tịch Quốc hội: Làm sống động chủ nghĩa đa phương để chiến thắng đại dịch COVID-19

TRẦN VÕ
11:00 08/09/2021

Tại WCSP5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã kêu gọi, trong bối cảnh các thách thức toàn cầu đòi hỏi hành động mang tầm chiến lược toàn cầu, các quốc gia, không phân biệt trình độ phát triển, không phân biệt quan điểm chính trị, cần phối hợp hành động, đóng góp nguồn lực của mình.

1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Doãn Tấn.

Sau khai mạc và phiên toàn thể, Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) tiếp tục diễn ra tại Thủ đô Vienna, Cộng hòa Áo theo đúng nghị sự với các phiên thảo luận chuyên đề vào chiều 7/9 (giờ địa phương, tối cùng ngày giờ Việt Nam).

Tại các cuộc thảo luận, các nhà lãnh đạo Quốc hội đã trao đổi thẳng thắn, cởi mở về các vấn đề cùng quan tâm và cấp thiết trong một thế giới đang đổi thay như ứng phó COVID-19, phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống…, thể hiện vai trò, trách nhiệm của nghị viện trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Về chuyên đề "Phục hồi sau đại dịch: Chuyển đổi nền kinh tế để chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có phát biểu trực tiếp, nêu rõ thế giới hiện đang phải ứng phó với "thách thức kép" vừa chống dịch COVID-19 vừa tìm cách phục hồi từ sự tàn phá của đại dịch; đồng thời đối mặt những tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đe dọa hệ sinh thái, cuộc sống người dân trên toàn cầu, đòi hỏi các quốc gia phải đổi mới thể chế, phương thức quản trị…

Đối với Việt Nam, phục hồi sau đại dịch, chuyển đổi nền kinh tế để ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững là thách thức rất lớn. Việt Nam đang ưu tiên huy động các nguồn lực, sự chung tay hành động của mọi người dân, kiên quyết thực hiện nhiều biện pháp mạnh trong phòng, chống COVID-19 nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa kiểm soát dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, duy trì chuỗi cung ứng và bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân.

Theo Chủ tịch Quốc hội, là một trong 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó toàn diện như: Giảm năng lượng hóa thạch, tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 25% tổng nguồn cung sơ cấp vào 2030; từ tháng 4-2021 triển khai chương trình trồng một tỉ cây xanh đến 2025, nhằm hấp thụ thêm 2-3% lượng khí phát thải vào 2030; đã sớm gửi Liên hợp quốc Cam kết Quốc gia tự nguyện (NDC) và Quốc hội Việt Nam đã đưa Cam kết Quốc gia tự nguyện vào Luật, theo đó, đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nước, cam kết giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính và tăng lên 27% khi có hỗ trợ quốc tế….

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các nghị sĩ/đại biểu Quốc hội cần ủng hộ, đồng hành và thúc đẩy Chính phủ hành động mạnh mẽ, tăng cường rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, hỗ trợ, giám sát phòng, chống dịch COVID-19 đi đôi thực hiện cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP21), chuyển đổi nền kinh tế theo hướng phục hồi xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững…, khuyến khích phát triển quan hệ đối tác công - tư, đề cao sự nỗ lực, sáng tạo của doanh nghiệp, sự ủng hộ cùng hành động của người dân.

Cùng với đó, ông Vương Đình Huệ yêu cầu tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác nghị viện nhằm chia sẻ kinh nghiệm cùng ngăn chặn đại dịch COVID-19, hỗ trợ cung cấp vaccine, hợp tác sản xuất vaccine, nâng cao năng lực y tế công cộng, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì sản xuất, ổn định chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Các nước phát triển giàu mạnh hơn cần đi đầu thực hiện các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, nâng cao năng lực công nghệ cho các nước đang phát triển.

Tại phiên thảo luận này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định vì đây là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững.

Làm sống động chủ nghĩa đa phương để thắng COVID-19

2

Quang cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Doãn Tấn.

Ngoài ra, chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi tới Hội nghị hai bài phát biểu cho các chuyên đề khác nhau.

Đối với chuyên đề "Ứng phó với đại dịch COVID-19 và thách thức đối với cơ chế hợp tác đa phương trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh vai trò của các tổ chức đa phương trong kết nối hành động nhằm bảo vệ tính mạng và quyền lợi của người dân "trong khó khăn thách thức, càng sáng lên tình đoàn kết, hữu nghị ấm áp được sẻ chia", hợp tác quốc tế thông qua các cơ chế hợp tác đa phương đi đầu là Tổ chức Y tế thế giới với Chương trình tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó COVID-19 (ACT) và Chương trình hợp tác toàn cầu về vaccine COVAX cùng nhau vượt qua đại dịch.

Với tinh thần tương thân tương ái, Việt Nam đã hợp tác, chia sẻ nguồn lực với các nước đồng thời nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu, kịp thời của nhân dân, Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế về trang thiết bị, vật tư y tế, san sẻ nguồn vaccine phòng, chống COVID-19, tiếp thêm sức mạnh cho người dân Việt Nam để chiến đấu và đẩy lùi dịch bệnh.

Chủ tịch Quốc hội kêu gọi, trong bối cảnh các thách thức toàn cầu đòi hỏi hành động mang tầm chiến lược toàn cầu, các quốc gia, không phân biệt trình độ phát triển, không phân biệt quan điểm chính trị, cần phối hợp hành động, đóng góp nguồn lực của mình, ủng hộ và làm sống động chủ nghĩa đa phương để chiến thắng đại dịch COVID-19; các Nghị viện, các quốc gia cần tiếp tục ủng hộ, tin tưởng và tăng cường hợp tác đa phương với vai trò trung tâm dẫn dắt của Liên hợp quốc, dựa trên các nguyên tắc và giá trị của Liên hợp quốc, cùng sự tham gia của các tổ chức quốc tế, khu vực, qua đó bảo đảm đủ nguồn lực tài chính để đạt được các mục tiêu phục hồi toàn diện và bền bỉ sau đại dịch COVID-19.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới nâng cao hiệu quả hợp tác đa phương để đẩy nhanh tiến độ phòng, chống dịch bệnh, thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, bảo đảm tất cả các quốc gia đều có thể tiếp cận công bằng, bình đẳng các nguồn cung vaccine nhanh chóng, kịp thời với giá cả hợp lý; chia sẻ công nghệ, hợp tác sản xuất vaccine, thuốc điều trị; phát huy tốt hơn nữa các khuôn khổ, sáng kiến hợp tác khu vực, tạo thuận lợi tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp và tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện đầy đủ và đúng hạn các mục tiêu phát triển bền vững.

Theo Chủ tịch Quốc hội, các nghị viện cần chủ động sáng kiến, hành động quyết liệt trong thẩm quyền của mình nhằm tạo điều kiện tốt nhất để chính phủ kịp thời triển khai các chương trình quốc gia ứng phó với các mối đe dọa toàn cầu.

Người dân là trung tâm của mọi quyết sách

3

Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Doãn Tấn.

Về chuyên đề "Giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam trong đó nhấn mạnh phương châm "lấy dân làm gốc" là kim chỉ nam cho mọi chính sách, hành động, "là nhiệm vụ khắc sâu vào tâm trí của mỗi đại biểu Quốc hội".

Đồng thời, đại biểu Quốc hội phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, hành động mạnh mẽ và cả Quốc hội Việt Nam là một khối đoàn kết, tập trung xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh vì lợi ích người dân, giảm thiểu tác động đại dịch, tiến lên chiến thắng đại dịch COVID-19, phục hồi, phát triển đất nước.

Trên tinh thần đó, Quốc hội Việt Nam đã tham gia ngay từ đầu với vai trò nòng cốt trong Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, kịp thời thông qua và triển khai nhiều quyết định về nguồn lực, ngân sách quốc gia và nhiều biện pháp chống dịch, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân nghèo… nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa tập trung chống dịch, vừa duy trì phát triển kinh tế, nhưng đặt ưu tiên bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân dù phải hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt; mọi người dân được hỗ trợ bảo đảm đời sống, chăm sóc y tế, tiếp cận vaccine công bằng...

Đồng thời, Việt Nam kiên định thực hiện tiến trình dân chủ xã hội với sự ủng hộ của người dân, tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 một cách dân chủ, công khai, minh bạch, đúng pháp luật, an toàn phòng dịch, với tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,6% và kỳ họp Quốc hội đầu tiên tháng 7/2021 đã bầu và Ban Lãnh đạo cấp cao mới của Nhà nước đã thực hiện ngay nhiệm vụ của mình.

Để giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, Chủ tịch Quốc hội cho rằng các Nghị viện cần có vai trò dẫn dắt quan trọng trong việc đặt người dân vào trung tâm của mọi quyết sách, đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, sức sáng tạo của mọi người dân, doanh nghiệp. Theo đó, cần nâng cao hiệu quả hoạt động Quốc hội về xây dựng và hoàn thiện luật pháp, giám sát thực hiện các chính sách, quan tâm đến phụ nữ và trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật và ứng phó với tình trạng bất ổn kinh tế, tái nghèo đang lan rộng trong đại dịch.

Các Nghị viện cần tích cực chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hợp tác nghị viện trong phòng, chống dịch COVID-19 để cùng giảm thiểu tác động của đại dịch, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi quốc gia, hướng tới hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững SDG-2030 của Liên hợp quốc.

Theo Chủ tịch Quốc hội, do "giãn cách" trong phòng chống dịch, cần phát huy công nghệ thông tin, chuyển đổi kinh tế số, mở rộng việc số hóa việc trao đổi thông tin và tương tác của cử tri với các nghị sĩ, giúp người dân tích cực tham gia vào các hoạt động Nhà nước.

Ngoài các chuyên đề trên, các nhà lãnh đạo Quốc hội thế giới đã thảo luận chuyên đề về: "Hướng tới một Hiệp ước toàn cầu về bình đẳng giới", "Chống lại thông tin sai lệch và ngôn ngữ kích động thù hận trong và ngoài mạng internet cần có các quy định mạnh mẽ hơn".

  • Cùng chuyên mục
Bộ Chính trị đề nghị khai trừ Đảng ông Dương Văn Thái, Mai Tiến Dũng

Bộ Chính trị đề nghị khai trừ Đảng ông Dương Văn Thái, Mai Tiến Dũng

Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Pháp luật - 14/05/2024 19:41

Đề xuất nhiều giải pháp để giá vàng miếng đỡ 'nhảy múa'

Đề xuất nhiều giải pháp để giá vàng miếng đỡ 'nhảy múa'

Tại phiên họp NHNN và các bộ ngành liên quan về công tác quản lý thị trường vàng mới đây, nhiều giải pháp đã được đề xuất để giá vàng miếng "đỡ nhảy múa" như tăng cung vàng miếng, sửa Nghị định 24 theo hướng bỏ độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC.

Tài chính - 14/05/2024 19:36

Đại diện Thương mại Mỹ khuyến nghị mức thuế cao hơn trước các hành vi 'không công bằng' của Trung Quốc

Đại diện Thương mại Mỹ khuyến nghị mức thuế cao hơn trước các hành vi 'không công bằng' của Trung Quốc

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai hôm thứ Ba đã khuyến nghị tăng thuế đối với một loạt hàng hóa Trung Quốc. Bà nói rằng Hoa Kỳ cần có các hành động bổ sung để giải quyết các chính sách và hoạt động chuyển giao công nghệ của Trung Quốc gây tổn hại cho người lao động và các công ty Hoa Kỳ.

Thị trường - 14/05/2024 17:25

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích các dự án lớn, công nghệ cao của doanh nghiệp Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích các dự án lớn, công nghệ cao của doanh nghiệp Trung Quốc

Sáng 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.

Đầu tư - 14/05/2024 16:24

Những triển vọng tăng trưởng cho doanh nghiệp làm PPP giao thông

Những triển vọng tăng trưởng cho doanh nghiệp làm PPP giao thông

"Việc nới tỷ lệ vốn Nhà nước ở các dự án PPP giao thông lên 70-80% tổng mức đầu tư để thu hút các nguồn lực tham gia sẽ là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Tăng vốn 'mồi' là điểm rất tích cực", PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh nhận định

Đầu tư - 14/05/2024 15:42

Bamboo Capital (BCG) công bố chốt danh sách cổ đông để chào bán 266 triệu cổ phiếu vào ngày 13/5

Bamboo Capital (BCG) công bố chốt danh sách cổ đông để chào bán 266 triệu cổ phiếu vào ngày 13/5

Ngày 13/5, CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (HoSe: BCG) cho biết đã chốt danh sách cổ đông để phát hành hơn 266 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn để thanh toán nợ vay và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp - 14/05/2024 15:40

Masan Group đạt Thỏa thuận khung với đối tác Nhật

Masan Group đạt Thỏa thuận khung với đối tác Nhật

Masan High-Tech Materials hôm nay công bố đạt Thỏa thuận khung với Mitsubishi Materials Corporation Group.

Doanh nghiệp - 14/05/2024 15:39

Nghệ An tìm nhà đầu tư dự án gần 900 tỷ ở Cửa Lò

Nghệ An tìm nhà đầu tư dự án gần 900 tỷ ở Cửa Lò

Dự án Khu nhà ở tại phường Nghi Thu và phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sẽ được thực hiện trên diện tích 15,65 ha, với sơ bộ tổng vốn đầu tư hơn 899 tỷ đồng.

Đầu tư - 14/05/2024 13:32

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng, giá cao nhất 87,73 triệu/lượng

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng, giá cao nhất 87,73 triệu/lượng

Thông báo kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 14/5 của NHNN cho biết, có 8.100 lượng vàng được đấu giá thành công với 8 thành viên trúng thầu. Giá trúng thầu cao nhất là 87,73 triệu đồng/lượng và giá trúng thầu thấp nhất là 87,72 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 14/05/2024 13:21

Nhiều 'ông lớn' công nghệ đổ bộ xây dựng trung tâm dữ liệu

Nhiều 'ông lớn' công nghệ đổ bộ xây dựng trung tâm dữ liệu

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trên thị trường trung tâm dữ liệu, được thúc đẩy bởi nền kinh tế kỹ thuật số đang mở rộng và mức tiêu thụ dữ liệu ngày càng tăng trong khu vực.

Đầu tư - 14/05/2024 12:00

Chủ tịch BĐS An Gia tiết lộ lý do công ty liên quan bán hàng chục triệu cổ phiếu

Chủ tịch BĐS An Gia tiết lộ lý do công ty liên quan bán hàng chục triệu cổ phiếu

Công ty cổ phần Quản lý và Đầu tư Trường Giang – tổ chức liên quan đến Chủ tịch HĐQT Bất động sản An Gia đăng ký bán ra 21,2 triệu cổ phiếu AGG, tương đương 17% vốn. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu sẽ giảm từ 41% xuống 24% vốn AGG.

Tài chính - 14/05/2024 11:42

Lễ công bố giải chạy đêm 'Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024'

Lễ công bố giải chạy đêm 'Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024'

Mới đây,"Lễ công bố Giải chạy đêm Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024" do Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) là nhà tài trợ chính đã chính thức diễn ra.

Doanh nghiệp - 14/05/2024 11:15

Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

Với chủ đề "Storytelling: Chinh phục khách hàng bằng nghệ thuật kể chuyện", chương trình đào tạo do BIDV phối hợp cùng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức đã cung cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nhiều kỹ năng, bí quyết để tăng cường xây dựng thương hiệu và bán hàng hiệu quả.

Doanh nghiệp - 14/05/2024 10:39

Tiết kiệm điện là trách nhiệm của toàn dân

Tiết kiệm điện là trách nhiệm của toàn dân

Tiết kiệm điện, đặc biệt là tiết kiệm điện trong các cơ quan, công sở là vấn đề lâu dài chứ không chỉ thực hiện vào những thời điểm cấp bách. Lượng điện năng tiêu thụ tại cơ quan công sở chiếm tỷ lệ khá lớn trong tiêu dùng điện, vì vậy việc tiết kiệm điện càng cần được triển khai mạnh mẽ hơn.

Doanh nghiệp - 14/05/2024 10:38

CEO Choi Joo Ho: Samsung chú trọng hoạt động nuôi dạy nhân tài Việt Nam

CEO Choi Joo Ho: Samsung chú trọng hoạt động nuôi dạy nhân tài Việt Nam

Ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam đã cảm động khi được biết vùng đất Nghệ An là vùng đất sản sinh ra nhiều nhân tài, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh và khẳng định Samsung Việt Nam sẽ làm tốt hơn nữa trong các hoạt động nuôi dạy nhân tài Việt Nam.

Sự kiện - 14/05/2024 10:13

CEO LG Electronics đề nghị trả lương 1 triệu USD cho những tài năng AI hàng đầu

CEO LG Electronics đề nghị trả lương 1 triệu USD cho những tài năng AI hàng đầu

Giám đốc điều hành LG Electronics Cho Joo-wan đã tới Mỹ để gặp gỡ các đối tác công nghệ lớn và thảo luận về sự hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cũng như thu hút các tài năng AI, nguồn tin từ công ty cho Korea Times biết hôm Chủ nhật.

Đầu tư - 14/05/2024 09:16