Vướng mắc vốn vay BOT: “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”… nhà đầu tư “gánh chịu”

Nhàđầutư
Nhiều văn bản luân chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vướng mắc lãi suất của một số dự án BOT. Tuy nhiên, Bộ Tài chính, cơ quan được giao thẩm quyền vẫn cứ đá “quả bóng trách nhiệm” mặc cho doanh nghiệp phải “gồng mình”chịu tổn thất lãi vay chênh lệch để thanh toán ngân hàng.
PHAN CHÍNH
10, Tháng 03, 2018 | 16:00

Nhàđầutư
Nhiều văn bản luân chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vướng mắc lãi suất của một số dự án BOT. Tuy nhiên, Bộ Tài chính, cơ quan được giao thẩm quyền vẫn cứ đá “quả bóng trách nhiệm” mặc cho doanh nghiệp phải “gồng mình”chịu tổn thất lãi vay chênh lệch để thanh toán ngân hàng.

cao toc

Ảnh minh họa 

Doanh nghiệp phải bù lỗ lãi suất chênh lệch hàng trăm tỷ đồng

Trong văn bản số 9577/BGTVT – ĐTCT ngày 23/8/2017 do Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Nhật ký, nội dung tham gia ý kiến về vướng mắc trong xác định lãi suất vốn vay của dự án BOT lĩnh vực giao thông vận tải. Cụ thể, cả 02 dự án đã ký hợp đồng vào năm 2015, tuy nhiên đến thời điểm này dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận vẫn chưa ký hợp đồng tín dụng vay vốn cho dự án, còn BOT Bắc Giang – Lạng Sơn tuy đã ký hợp đồng tín dụng nhưng chưa thể giải ngân được vốn vay.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, khẩn trương thực hiện việc sửa đổi bổ sung Thông tư 55/2016/TT-BTC ngày 23/2/2016 và Thông tư 75/2017/TT – BTC ngày 21/7/2017 phù hợp với quy định hiện hành và yêu cầu thực tế hiện nay.

Theo Bộ GTVT nguyên nhân các dự án này chưa thể ký hợp đồng tín dụng và giải ngân nguồn vốn vay là do mức lãi suất vay vốn trong phương án tài chính của 2 dự án tính toán theo Thông tư 55/2016/TT – BTC khoảng 8,11%/năm, trong khi thực tế lãi suất vay dài hạn ở các ngân hàng thương mại ở thời điểm hiện nay trung bình khoảng 10,5%/năm, cao hơn nhiều so với mức lãi suất tính toán trong phương án tài chính của 2 dự án này khiến cho các ngân hàng cảm thấy rủi ro do nhà đầu tư phải bỏ thêm tiền bù phần chênh lệch lãi suất được thanh toán và lãi suất phải trả ngân hàng, phần chênh lệch này lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Bộ GTVT cho rằng, nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể tiếp cận và ký kết được hợp đồng vay vốn để thực hiện dự án, góp phần nhanh chóng hoàn thiện đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng trong bối cảnh ngân sách nhà nước hạn chế, Bộ GTVT thống nhất với đề xuất của Bộ Tài chính tại văn bản số 10021/BTC ngày 28/7/2017 về việc cho phép 2 dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn và Trung Lương – Mỹ Thuận được cập nhật, áp dụng nguyên tắc xác định mức lãi suất theo quy định tại Thông tư 75/2017/TT – BTC.

Trao đổi với PV nhadautu.vn, ông Trần Văn Thế, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn, một trong những đơn vị đang gặp các vướng mắc về lãi suất vốn vay tín dụng cho biết: “Tại hợp đồng BOT ký với nhà đầu tư là 8,11%/năm, trong khi thực tế chúng tôi huy động vốn là 10,5 %/năm của các ngân hàng, hiện nay nhà đầu tư đang phải bù lỗ là 2,33 %. Đây là khoản bù lỗ khá lớn, gậy thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp”.

Theo ông Thế, nhận thấy sự bất cập này, Bộ Tài chính đã có Thông tư 75/2017 sửa đổi bổ sung thay thế Thông tư 55/2016, cho phép áp dụng lãi suất từ 1,3 lần vốn trái phiếu Chính phủ như ở Thông tư 55 lên 1,5 lần nhưng đến nay Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn vẫn chưa được giải quyết vấn đề nêu trên.

… chờ đến bao giờ?

Nói về vấn đề này ông Trần Văn Thế cho rằng, điều khoản chuyển tiếp của Thông tư 55 là dự án BOT Bắc Giang – Lạng Sơn và một số dự án tương tự khác nhưng lại không được áp dụng trực tiếp, nhà đầu tư đã kiến nghị lên Bộ GTVT, sau đó Bộ này kiến nghị lên Bộ Tài chính để xử lý. Tiếp đó, Bộ GTVT cũng đã trình Thủ tướng để quyết định, tuy nhiên sau 4 lần các văn bản qua lại thì đến nay quả “bóng trách nhiệm” vẫn chưa lăn đúng hướng, các cơ quan có thẩm quyền cứ đá đi đá lại.

“Như vậy, những tồn tại nói trên chưa được khắc phục, doanh nghiệp tiếp tục phải gánh chịu những khó khăn và tổn thất tài chính nặng nề”, ông Thế bức xúc.

van ban

  Văn bản kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp ngày 09/01/2018 vừa qua

Tại văn bản số 16181/ BTC – ĐT báo cáo Thủ tướng, liên quan đến việc tháo gỡ vướng mắc về lãi vốn vay của các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông vận tải, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 75/2017/TT – BTC ngày 21/7/2017 để sửa đổi quy định về mức lãi suất huy động vốn đối với các dự án BOT theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 7165/VPCP – KTTH ngày 10/7/2017 của Văn phòng Chính phủ.

Bộ Tài chính cho rằng, việc sửa đổi nêu trên đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về lãi suất cho các dự án BOT ngành giao thông, song đối tượng được điều chỉnh mức lãi suất vay vốn mới tại Thông tư 75 không áp dụng đối với các dự án BOT đã ký hợp đồng dự án và các phụ lục hợp đồng dự án trước thời điểm thông tư 75 có hiệu lực, theo Khoản 3, Điều 2  Thông tư này quy định.

Theo quan điểm của Bộ Tài chính, điều khoản chuyển tiếp nêu trên của Thông tư 75 căn cứ vào quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều 72 Nghị định số 15/2015/NĐ – CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tại báo cáo này, Bộ Tài chính cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép 2 dự án hạ tầng giao thông quan trọng là BOT Trung Lương – Mỹ Thuận và Bắc Giang – Lạng Sơn được cập nhật, áp dụng nguyên tắc xác định lãi suất theo quy định tại thông tư 75 (không vượt quá 1,5 lần lãi suất trái phiếu Chính phủ cùng kỳ hạn và lãi suất cho vay bình quân trung hạn và dài hạn tại 4 ngân hàng thương mại nhà nước) như đã báo cáo Thủ tướng tại văn bản số 10021/BTC – ĐT ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính.

Thế nhưng ngày 14/12/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có văn bản số 10215/BKHĐT – KCHTĐT gửi Văn phòng Chính phủ về việc giải quyết vướng mắc trong xác định lãi suất vay vốn tại các dự án BOT lĩnh vực giao thông vận tải do ông Nguyễn Văn Trung Thứ trưởng bộ này ký. Văn bản này lại viện dẫn Khoản 7, Điều 72 của Nghị định số 15/2015/NĐ – CP ngày 14/02/2015 quy định chung về việc xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đã có hoạt động triển khai trước ngày Nghị định này có hiệu lực. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 65 Nghị định số 15/2015/NĐ – CP nêu trên, việc hướng dẫn phương án tài chính trách nhiệm thuộc Bộ Tài chính.

Vì vậy, đề nghị Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về đề xuất của mình trong việc xác định mức lãi suất vay vốn trong phương án tài chính đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn và Trung Lương – Mỹ Thuận theo quy định, đảm bảo lợi ích của nhà nước và người sử dụng, nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc huy động vốn tín dụng, thúc đẩy quá trình thực hiện và hoàn thành các dự án nêu trên.

Vấn đề này cũng đã được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo tại cuộc họp về xử lý các vướng mắc trong xác định lãi suất vốn vay đối với hai dự án BOT đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và Bắc Giang – Lạng Sơn ngày 09/01/2018 có sự tham gia của Bộ Tài chính, Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng nhiều cơ quan ban ngành. Tại cuộc họp này Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, tiếp thu các ý kiến đại biểu tại cuộc họp, khẩn trương thực hiện, việc sửa đổi bổ sung Thông tư 55/2016/TT – BTC ngày 23/3/2016 và Thông tư 75/2017/TT – BTC ngày 21/7/2017 phù hợp với quy định hiện hành và yêu cầu thực tế, trong đó có 2 dự án nêu trên. Thế nhưng đến thời điểm này Bộ Tài chính vẫn chưa có thông báo nào chính thức về vấn đề nói trên khiến doanh nghiệp tiếp tục chịu tổn thất.

TỪ KHÓA:
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ