Việt Nam trước cơ hội đón nhận làn sóng FDI mới sau đại dịch COVID-19
Việt Nam tiếp tục được cộng đồng doanh nghiệp ĐTNN đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn với lợi thế chính trị ổn định, thủ tục hành chính dần thông thoáng.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Sáng 11/8, tại TP.HCM, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức diễn đàn "Khu công nghiệp Việt Nam - 2022: Khơi thông làn sóng đầu tư mới".
Nhadautu.vn xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu của ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư:
Trong 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID 19, hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã tập trung phát huy nội lực, thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế và đạt được nhiều kết quả tích cực về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế xã hội. GDP năm 2021 tăng 2,58%, 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42% thuộc nhóm tăng trưởng cao của khu vực và thế giới; mục tiêu đạt từ 6,5-7% cả năm. Chỉ số lạm phát duy trì ở mức thấp với CPI 7 tháng năm 2022 đạt 2,54%, dự kiến cả năm thấp hơn 4%. Công tác thu hút đầu tư nước ngoài đạt nhiều kết quả khả quan, là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung của đất nước.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký năm 2021 đạt trên 38,85 tỷ USD, tăng 25,2% so với năm 2020, 7 tháng đầu năm đạt trên 15,54 tỷ USD, bằng 92,9% so với cùng kỳ năm 2021. Đây có thể coi là điểm nhấn về thu hút ĐTNN trong bối cảnh bùng phát của đại dịch tại Việt Nam. Vốn đầu tư thực hiện năm 2021 đạt 19,74 tỷ USD, giảm nhẹ 1,2% so với năm 2020 nhưng 7 tháng năm 2022 tăng trở lại đạt 11,57 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2021, mức cao nhất trong 5 năm qua. Điều này cho thấy nhu cầu tăng vốn, mở rộng quy mô hoạt động của các dự án hiện hữu vẫn tiếp tục tăng, bất chấp tác động của dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp ĐTNN đã thích ứng an toàn, linh hoạt với tình hình mới và dần hồi phục, duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng dự án.
Việt Nam tiếp tục được cộng đồng doanh nghiệp ĐTNN đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn với lợi thế chính trị ổn định, thủ tục hành chính dần thông thoáng. Một số tập đoàn lớn đã thực hiện quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất sang Việt Nam, cụ thể: Apple, Dell, Foxconn, Pegatron,…Với vai trò là đầu tàu xuất khẩu, các doanh nghiệp ĐTNN đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua việc cung cấp nguyên phụ liệu và hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp này.
Tiềm năng, cơ hội trong thu hút đầu tư
Giai đoạn sau đại dịch, thu hút FDI vào Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để có thể đón được một làn sóng đầu tư mới.
Thứ nhất, với việc kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, duy trì ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh, Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến đầu tư an toàn, tiềm năng và hấp dẫn trong chính sách đa dạng hóa chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu của các nhà đầu tư. Việt Nam đang có cơ hội đón đầu dòng vốn đầu tư thế hệ mới và dòng vốn tái định vị sản xuất, đa dạng hóa nguồn cung ứng của các nước đối tác lớn và các Tập đoàn đa quốc gia. Các ngành công nghiệp có nhiều triển vọng đón nhận dịch chuyển đầu tư đều là các ngành sản xuất chủ lực, có đóng góp lớn trong tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam như: chế biến thực phẩm, thiết bị điện tử, thương mại điện tử và logistics, công nghiệp sản xuất hàng điện tử và linh kiện, công nghiệp chế biến, ô tô ...
Thứ hai, vị thế quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực của lãnh đạo cấp cao Đảng và nhà nước, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, sẽ tiếp tục củng cố lòng tin và làm gia tăng mối quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với nước ta trong năm 2022 và thời gian tới.
Thứ ba, với sự quan tâm cao của Chính phủ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của các doanh nghiệp, mội trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam ngày càng trở lên thông thoáng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.
Thứ tư, lợi thế về nhân lực và thị trường nội địa với gần 100 triệu dân với tầng lớp trung lưu tăng nhanh, tạo nên một thị trường có sức mua khá lớn, đang thu hút sự quan tâm của nhà ĐTNN. Vừa qua, Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 ASEAN với quy mô GDP trên 350 tỷ USD. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao, là thành viên của 15 FTA với 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thị trường rộng lớn đầy tiềm năng. Việt Nam lần đầu tiên được UNCTAD đưa vào Top 20 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới trong năm 2020.
Thứ năm, doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc các tập đoàn lớn đang có kế hoạch dịch chuyển hoặc tái cơ cấu chuỗi sản xuất theo hướng “Trung Quốc +1” mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nội tham gia chuỗi cung ứng mới của thế giới. Qua đó, sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng đầu tư (về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản trị), có thể góp phần hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế trong nước.
Thứ sáu, Việt Nam có cơ hội đón đầu xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất toàn cầu để thu hút ĐTNN phát triển một số lĩnh vực mới tại Việt Nam (chưa có nhiều dự án ĐTNN) như: trang thiết bị y tế, sinh học, hóa dược, hóa sinh, dược phẩm, các sản phẩm công nghệ thông tin...
Khó khăn, thách thức
Bên cạnh các thời cơ, thuận lợi nêu trên thì Việt Nam cũng còn nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua để đón nhận làn sóng đầu tư mới.
Thứ nhất, cạnh tranh thu hút ĐTNN giữa các quốc gia thời kỳ hậu Covid-19 sẽ ngày càng gay gắt do nguồn cung ĐTNN giảm trong khi nhu cầu thu hút ĐTNN phục hồi kinh tế gia tăng. Trong khi đó nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển đang có những điều chỉnh chính sách nhằm thu hút trở lại các nhà đầu tư về thị trường nước mình.
Thứ hai, việc các nước đang tiến tới áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu có thể ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động FDI tại Việt Nam. Các ưu đãi về đầu tư trong ngắn hạn, đặc biệt là đối với các năm đầu thực hiện dự án sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, cần có cơ chế đảm bảo được các ưu đãi về đầu tư, trong khi vẫn tuân thu theo những hiệp định mà Việt Nam là quốc gia thành viên.
Thứ ba, cơ chế, chính sách về ĐTNN vẫn còn chồng chéo, công tác quản lý nhà nước về ĐTNN tại các địa phương còn thiếu gắn kết, chưa theo đúng định hướng, dẫn đến việc thu hút ĐTNN thiếu tính hệ thống, hiệu quả chưa cao;
Thứ tư, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội chưa đồng bộ, năng lực dịch vụ hậu cần, logistics chưa cao, chi phí vận chuyển còn ở mức cao so với các nước trong khu vực.
Thứ năm, thiếu hụt lực lượng lao động có kỹ năng, đặc biệt là lao động công nghệ cao, những lĩnh vực công nghiệp mới. Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thứ sáu, ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa đáp ứng được khả năng tự cung ứng trong chuỗi sản xuất. CNHT của Việt Nam còn nhiều hạn chế, khả năng tự chủ chưa cao. Việc nhập siêu linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp còn rất lớn, khả năng tự cung ứng các sản phẩm CNHT từ các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ thấp, cụ thể như ngành dệt may, da giày mới chỉ đạt 40-45%; ngành sản xuất, lắp ráp ô tô mới đạt 7-10%; điện tử viễn thông đạt 15%, điện tử chuyên dụng và các ngành công nghiệp công nghệ chỉ đạt 5%.
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trong bối cảnh mới
Tại Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 2/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 – 2030 đã đưa ra 3 mục tiêu đầy tham vọng: (i) Nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong một số khu vực trong tổng số vốn ĐTNN cả nước lên hơn 70% trong giai đoạn 2021 - 2025 và 75% trong giai đoạn 2026 – 2030 cả Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ; (ii) Tăng 50% số lượng Tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 Tập đoàn lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) xếp hạng có hiện diện và hoạt động tại Việt Nam; (iii) Đến năm 2030 nằm trong nhóm 3 quốc gia dẫn đầu ASEAN và nhóm 60 quốc gia đứng đầu thế giới theo xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.
Để nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài và đạt được những mục tiêu trên đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cân đối, hợp lý giữa các vùng, miền; bảo đảm việc thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài theo đúng định hướng, quy hoạch và yêu cầu phát triển. Xây dựng thể chế, chính sách cho các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...Đặc biệt, cần đưa ra các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư thế hệ mới thay thế dần các chính sách thu hút đầu tư hiện nay khai thác lợi thế cạnh tranh truyền thống đang dần không còn phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
Thứ hai, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ban hành danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao, như: hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, logistics,... xây dựng và phát triển Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, kết nối với trung tâm đổi mới sáng tạo cấp vùng, của địa phương và doanh nghiệp nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Đồng thời, tạo sự kết nối, lan tỏa, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế trong nước.
Thứ ba, phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy liên kết và lan tỏa: Có cơ chế khuyến khích, ưu đãi thoả đáng để tăng liên kết giữa ĐTNN và đầu tư trong nước, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút; xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với doanh nghiệp ĐTNN, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, dần tiến tới tự chủ công nghệ và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khuyến khích chuyển hướng thu hút ĐTNN bằng nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp với các Tập đoàn, nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước để đào tạo theo “đơn đặt hàng”.
Thứ năm, hiện đại hóa và đa dạng hóa công tác xúc tiến đầu tư, tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa Trung ương với địa phương, tăng cường kết hợp xúc tiến đầu tư cấp quốc gia, vùng và trong các hoạt động đối ngoại cấp cao nhà nước; nâng cao tính chuyên nghiệp, cải thiện nội dung và hình thức XTĐT, trong đó, ưu tiên tăng cường xúc tiến đầu tư tại chỗ.
Thứ sáu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ĐTNN. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài thông qua các công cụ quản trị hiện đại, có tính hệ thống, cơ sở dữ liệu đầy đủ, toàn diện, có những cảnh báo sớm. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc cấp, điều chỉnh, thu hồi dự án đầu tư nước ngoài, ban hành quy định ưu đãi, hỗ trợ đầu tư... Xử lý dứt điểm các dự án gây ô nhiễm môi trường, sử dụng đất không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nhiều năm, dự án không triển khai hoặc không thực hiện đúng cam kết.
- Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân
Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).
Sự kiện - 06/05/2025 13:13
Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp
Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
Sự kiện - 06/05/2025 10:59
Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 06/05/2025 06:45
Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược
Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.
Sự kiện - 05/05/2025 16:24
Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế
Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.
Sự kiện - 05/05/2025 14:58
Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.
Sự kiện - 05/05/2025 11:49
- Đọc nhiều
-
1
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
2
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Ông Trump đề xuất cắt giảm 163 tỷ USD ngân sách Hoa Kỳ, cắt giảm chi tiêu trong nước
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago