Vì sao điện sinh khối tiềm năng lớn nhưng đầu tư nhỏ?

Nhàđầutư
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước. Bên cạnh các sản phẩm chính thì vùng này còn có hàng triệu tấn phụ phẩm rơm, rạ, cám, trấu, bã mía…có thể chuyển đổi thành năng lượng điện. Tuy nhiên, việc thu hút nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này còn rất nhỏ.
AN HÒA
02, Tháng 12, 2022 | 10:30

Nhàđầutư
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước. Bên cạnh các sản phẩm chính thì vùng này còn có hàng triệu tấn phụ phẩm rơm, rạ, cám, trấu, bã mía…có thể chuyển đổi thành năng lượng điện. Tuy nhiên, việc thu hút nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này còn rất nhỏ.

sinh khoi ba mia

Nguồn điện sinh khối từ bã mía tiềm năng rất lớn chưa được đầu tư khai thác. Ảnh TL

Số dự án đếm được trên đầu ngón tay

Theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh và Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, đã đặt ra mục tiêu phát triển điện sinh khối các giai đoạn đến năm 2030 là 3.000 MW.

Trong khi đó, theo Bộ NN&PTNT, nguồn sinh khối ở Việt Nam rất đa dạng, bao gồm: trấu, rơm rạ, bã mía, chất thải chăn nuôi...với tổng khối lượng hàng năm lên đến trên 160 triệu tấn. Tuy nhiên, hiện chỉ có bã mía tại các nhà máy đường và chất thải tại các trang trại chăn nuôi quy mô lớn được chuyển đổi thành điện, sản xuất khí đốt như biogas.

Gần đây có một số địa phương đã phát triển nhà máy đốt rác phát điện, tuy nhiên công nghệ này được xem là còn mới tại Việt Nam nên chưa có nhiều nhà máy loại này.

Riêng nhà máy điện sinh khối từ bã mía, từ năm 2009 Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) đã hỗ trợ kỹ thuật cho 5 nhà máy đường là Lasuco, Nasuco, Dak Lak và Vị Thanh, Phụng Hiệp (Công ty Casuco) lập Báo cáo tiền khả thi (Pre FS) nhà máy điện sinh khối đồng phát (sử dụng một hệ thống đồng thời tạo ra cả điện năng và nhiệt năng) và đào tạo nhân lực ngành điện sinh khối của mía đường.

Tuy nhiên, theo đánh giá của GIZ, do khó khăn về tài chính vì phải vay vốn với lãi suất cao và giá bán điện thời gian đầu chưa hấp dẫn nên đến năm 2020 chỉ có 3 nhà máy điện bã mía có dư công suất bán điện thương mại với công suất chưa đến 200MW, các nhà máy còn lại chủ yếu là tự sản, tự tiêu.

"Hiện nay, theo Quyết định số 08/2020/QĐ-TTg, ngày 05/03/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam đã điều chỉnh tăng giá bán điện từ các dự án điện sinh khối đồng phát từ 5,8 UScent/kWh lên 7,03 UScent/kWh, mức giá này tuy chưa phải là cao nhưng cũng khá hấp dẫn.

Mặc dù vậy, kễ từ năm 2020 trở đi thì ngành mía đường Việt Nam đã giảm công suất mạnh vì bị cạnh tranh gay gắt với các quốc gia cùng khối ASEAN do thực thi thi cam kết Hiệp định thương mại hàng hóa ATIGA. Hiện nay số lượng nhà máy và công suất ép mía giảm mạnh, điều này ảnh hưởng lớn đến việc phát triển các nhà máy điện sinh khối tại các nhà máy đường", đại diện GIZ nhận định.   

Theo ông Mai Duy Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam (VCEA), với nguồn sinh khối hiện có, tiềm năng phát triển điện sinh khối của Việt Nam có thể đạt 5.000-6.000MW, tức gấp đôi so với mục tiêu phát triển nguồn điện này đến năm 2030. Tuy nhiên, thực tế đến thời điểm này thì tổng nguồn phát điện sinh khối chỉ khoảng 378MW chủ yếu là điện sinh khối từ bã mía. Còn lại 100MW điện trấu, 70MW điện sinh khối từ gỗ thì đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

nguyen lieu trau

Các phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu là nguồn chất đốt phát điện rất tốt chưa được đầu tư khai thác. Ảnh TL

Cơ chế thu hút đầu tư vẫn còn “điểm nghẽn”

Theo đại diện GIZ, là quốc gia có thế mạnh sản xuất nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển điện sinh khối từ các phế phẩm nông nghiệp và rác thải. Tuy nhiên, do các bất cập trong cơ chế chính sách thời gian qua như chưa có gói tín dụng trung, dài hạn ưu đãi cho nhà đầu tư trên lĩnh vực này.

Hiện giá FIT bán điện đối với nhà máy điện sinh khối đồng phát đã được điều chỉnh tăng lên 7,03 UscentkWh, tức tăng 1,23 UScentkWh với thời điểm 8 năm trước nhưng vẫn còn kém hơn so với Thái Lan. Hiện quốc gia này mua điện của các nhà máy đường lên đến 11 - 13 UScent/kWh. Còn tại Đức: Cơ chế giá FIT cho điện sinh khối rất cao, hiện nay khung đấu giá được nước này đưa ra vào khoảng 15 UScent/kWh. Thực tế, sau đấu giá, thì giá mua điện sinh khối đạt bình quân 19 UScent/kWh, có những loại điện sinh khối được mua tới 21 UScent/kWh như điện phát từ nguồn cỏ, rơm rạ.

Đồng tình với quan điểm đó, ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam (VEA) cho rằng, giá FIT theo Quyết định số 08/2020/QĐ-TTg tuy đã được điều chỉnh tăng tương đối cao so với quy định trước đó, tuy nhiên, đối với nhiệt điện sinh khối từ bã mía do các nhà máy đường đầu tư công suất phát điện phụ thuộc vào sản lượng nguyên liệu và chỉ hoạt động theo mùa vụ khoảng 3-6 tháng. Khi hết mía thì nhà máy đường dừng hoạt động, nhà máy điện cũng phải ngưng hoạt động. Do vậy, với việc đầu tư nguồn vốn lớn nhưng chỉ hoạt động có vài tháng/năm thì khó đạt được hiệu quả trong đầu tư.

"Do vậy, VEA đề xuất nên áp dụng cơ chế giá bán điện cố định tương đương 8,47 UScent/kWh cho tất cả nhà máy điện sinh khối mà không phân biệt nhà là nhà máy đồng phát hay nhà máy phát điện sinh khối độc lập. Việc áp dụng giá thống nhất này sẽ khuyến khích được các nhà máy điện sinh khối đồng phát tại các nhà máy đường tìm nguồn chất đốt thay thế bã mía, duy trì hoạt động cả năm, có như thế hiệu quả đầu tư sẽ được cải thiện và các dự án sẽ dễ tiếp cận tín dụng hơn", ông Vy đề xuất.

Theo các tài liệu nghiên cứu từ Bộ Công Thương điện sinh khối là nguồn năng lượng lớn thứ tư, chiếm khoảng 14 - 15% tổng nguồn năng lượng của thế giới. Hiện Mỹ là nước sản xuất điện sinh khối lớn nhất thế giới, với hơn 350 nhà máy điện sinh học, sản xuất trên 7.500MW điện mỗi năm.Trung Quốc có hơn 80 nhà máy điện sản xuất từ sinh khối với công suất khoảng 4.000MW. Hàn Quốc, đặt mục tiêu đến năm 2030, năng lượng từ sinh khối sẽ đạt 7,12% trên tổng nguồn phát…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ