Vì sao chỉ định thầu dự án BOT?

NGHĨA NHÂN
10:47 22/08/2017

Có những doanh nghiệp rất kinh nghiệm, năng lực trong lĩnh vực công trình giao thông nhưng mấy năm qua không hề nộp hồ sơ làm BOT.

“Mời thầu là công khai. Nếu doanh nghiệp (DN) nói bị gây khó dễ, không tham gia đấu thầu dự án BOT được thì phải có bằng chứng cụ thể” - ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng - Trưởng ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư, Bộ GTVT, chia sẻ với phóng viên.

Lúng túng vì lĩnh vực mới

Phóng viên: Giống như hầu hết dự án BOT giao thông thời gian qua, dự án đầu tư đường tránh và nâng cấp quốc lộ (QL) 1 qua thị xã Cai Lậy, Tiền Giang được thực hiện dưới hình thức chỉ định thầu. Tại sao vậy?

Ông Nguyễn Danh Huy: Về quy định pháp luật, nếu dự án cấp bách, cần thiết sớm triển khai thực hiện thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉ định thầu. Hoặc dự án sơ tuyển chỉ có một nhà đầu tư tham gia sẽ chỉ định thầu, nếu có hai nhà đầu tư trở lên mới đấu thầu. Dự án này do tính chất cấp bách nên Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng cho phép chỉ định thầu theo đúng quy định pháp luật.

Thực tế chúng tôi gặp rất nhiều vướng mắc nếu tổ chức đấu thầu. Chẳng hạn theo Thông tư 03/2015 của Bộ KH&ĐT yêu cầu đánh giá tài chính theo các tiêu chuẩn: Tính khả thi huy động vốn; Mức giá, phí; Hình thức ưu đãi, hỗ trợ.

Đối với các dự án BOT giao thông, phí giao thông đường bộ được điều chỉnh theo Pháp lệnh Phí, lệ phí do Nhà nước quản lý, tức là không theo nguyên tắc thị trường nên không thể là tiêu chí đấu thầu. Các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hay bảo lãnh chính phủ dự án này đều không có. Vậy đấu thầu thế nào? Có thể nói là hành lang pháp lý thời điểm đó của chúng ta chưa đầy đủ.

Một vướng mắc nữa là theo Thông tư 159/2013 của Bộ Tài chính, DN trình mức phí cho Bộ GTVT tối thiểu trước 90 ngày thu phí, sau đó Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính ban hành thông tư thu phí cho dự án. Như vậy rõ ràng khi đấu thầu, chúng ta chưa thể quyết định mức phí mà chỉ dự kiến. Vậy làm sao có phương án tài chính để mà đấu thầu được? Nhỡ kết quả phê duyệt của Bộ Tài chính thấp hơn mức phí dự tính khi trúng thầu, gây thiệt hại cho nhà đầu tư thì ai chịu trách nhiệm.

Chúng tôi đã phải báo cáo Thủ tướng để trình Quốc hội cho phép quyết định mức phí ngay từ đầu thì mới đấu thầu được.

Nhưng rõ ràng đấu thầu vẫn văn minh, cạnh tranh, minh bạch hơn chỉ định thầu. Sao chúng ta không cố gắng sửa đổi, bổ sung quy định mà làm?

BOT là lĩnh vực mới nên Bộ xin và được Chính phủ chấp thuận mời nước ngoài tư vấn, hỗ trợ ta xây dựng khung pháp lý cho đấu thầu BOT giao thông. Kết quả là cũng khắc phục được phần nào để làm theo cách đấu thầu. Vừa qua cũng sửa luật, chuyển phí sử dụng đường bộ thành giá và thẩm quyền quyết định thuộc Bộ GTVT. Tuy nhiên, quy định mới này có hiệu lực từ 1-1-2017 và phải các dự án sau này mới áp dụng được. Từ đó đến nay chưa ký được BOT nào theo quy định mới này.

Thực tế hồi đó, sau khi khắc phục được một phần vấn đề pháp lý, Bộ đã thông báo mời sơ tuyển với mục đích là kêu gọi các DN đến tìm hiểu để rồi sơ tuyển lấy đơn vị tốt. Nhưng rồi mỗi cung đường chỉ có một DN đến nộp hồ sơ. Vậy nên phải chỉ định thầu. Mặt khác, Nghị quyết 13 của Trung ương khóa XI đặt mục tiêu “ưu tiên đầu tư nâng cấp và mở rộng QL1A, hoàn thành phần lớn vào năm 2016”. Mục tiêu cao như thế, gấp như thế là nhiệm vụ cấp bách. Mà cấp bách thì quy định pháp lý cho phép chỉ định thầu.

bot-cai-lay

Trạm thu phí BOT Cai Lậy ngày 21-8 vẫn chưa thu phí trở lại. Ảnh: MT

Vì sao không mời doanh nghiệp nước ngoài?

Thực tế các DN trúng thầu BOT giao thông đều có năng lực tài chính hạn chế, phải vay ngân hàng phần lớn để làm dự án. Vậy tại sao không mời nhà thầu nước ngoài, nhất là nhóm G7 hoặc ít nhất là Hàn Quốc?

+ Đã có một số nhà đầu tư hạ tầng lớn của Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản đến tìm hiểu, đàm phán nhưng cuối cùng không thành vì họ đặt yêu cầu rất cao. Một, tỉ lệ lợi nhuận cỡ 15%-19%, so với mức hiện nay ta đàm phán với các DN trong nước chỉ 11,5%-13%. Hai, bảo lãnh doanh thu, tức là nếu do kinh tế khó khăn, lưu lượng xe giảm dưới mức tối thiểu so với dự báo thì Chính phủ phải bù lỗ cho họ. Ba, bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ, tức là bảo đảm cho họ được chuyển đổi hoàn toàn doanh thu từ tiền Việt sang ngoại tệ để họ chuyển về nước cả gốc và lãi. Bốn, phải có bên thứ ba bảo lãnh trách nhiệm trước Chính phủ ta, tức là tất cả cam kết của Việt Nam phải được một tổ chức tài chính quốc tế nào đó bảo lãnh…

Chúng ta có rất nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực giao thông. Tại sao trong thực tế tại mỗi cung đường lại chỉ có một DN đến đề nghị đấu thầu, rồi được chỉ định thầu. Điều này rõ ràng gây dư luận hoài nghi…

+ Mời thầu là công khai. Nếu DN nói bị gây khó dễ, không tham gia đấu thầu được thì phải có bằng chứng cụ thể. Chứ thực tế ở mỗi dự án mời gọi đó chỉ có một DN đến đặt vấn đề. Mà chỉ một thì phải chuyển sang chỉ định thầu.

Lý do tại sao lại ít DN quan tâm như vậy thì có lẽ để họ giải thích sẽ thuyết phục nhất. Còn tôi, qua quan sát và thực tế va chạm thì thấy đầu tư BOT thực chất là đầu tư tài chính. Mà đầu tư tài chính vào hạ tầng giao thông là bài toán phức tạp, đầy rủi ro. Lợi nhuận mà liên bộ Tài chính, GTVT đàm phán với họ cũng rất thấp so với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, trong khi vòng đời dự án lại dài, không quay vốn nhanh được như đầu tư bất động sản, thương mại, nông nghiệp. Ngoài ra, huy động tín dụng dài hạn không hề dễ.

Nhà đầu tư nước ngoài tiềm lực tài chính mạnh như vậy còn yêu cầu cam kết lợi nhuận 15%-19%, mà DN trong nước 11,5%-13% cũng làm. Có mâu thuẫn không?

+ Có thể lý giải thế này: Một số DN trong nước có sẵn thiết bị, máy móc thi công, đã cơ bản khấu hao hết rồi, lại sẵn nhân lực thì họ đề nghị đàm phán BOT để vừa đầu tư tài chính lâu dài, thu lợi nhuận qua phí giao thông, vừa tìm kiếm lợi nhuận trong tư cách nhà thầu xây lắp, thi công công trình.

Nhưng không phải ai cũng mặn mà đâu. Có những DN rất có kinh nghiệm, năng lực trong lĩnh vực công trình giao thông nhưng mấy năm qua không hề nộp hồ sơ làm BOT. Ví dụ Cienco 6, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Binh đoàn 11 Bộ Quốc phòng… chỉ tham gia các hợp đồng xây lắp cụ thể xong là rút chứ không rót vốn đầu tư BOT.

(Theo PLO)

  • Cùng chuyên mục
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'

Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'

Làn sóng nhà hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ bỏ mặt bằng tháo chạy dù đang làm ăn tốt cho thấy thực trạng giá mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM tăng phi mã không có điểm dừng.

Đầu tư - 08/05/2025 15:07

Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc

Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc

Tỉnh Quảng Ngãi mong muốn được Trung ương phê duyệt và đầu tư tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum trong giai đoạn 2025 - 2028 để tạo trục liên kết kinh tế, giao thương và phát triển vùng mạnh mẽ hơn.

Đầu tư - 08/05/2025 15:07

Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bình Định kiến nghị Bộ Công Thương đưa dự án Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân (công suất 15MW) vào danh mục các dự án triển khai trong Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.

Đầu tư - 08/05/2025 10:28

35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất

35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất

Tỉnh Quảng Nam quyết liệt thu hồi nợ hơn 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của 35 dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn.

Đầu tư - 08/05/2025 08:41

Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ

Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ

Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ với tổng vốn đầu tư 840 tỷ đồng đang trong quá trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Lãnh đạo Bidiphar cho rằng, việc dự án đang chậm là cần thiết để đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát…

Đầu tư - 08/05/2025 06:10

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.

Đầu tư - 07/05/2025 15:50

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.

Đầu tư - 07/05/2025 14:38

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Đầu tư - 07/05/2025 09:36

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.

Đầu tư - 07/05/2025 08:52

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.

Đầu tư - 07/05/2025 08:51

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.

Đầu tư - 07/05/2025 07:00

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.

Công nghệ - 06/05/2025 14:16

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10