Điểm mặt những dự án BOT thua lỗ nặng

Nhàđầutư
Thu phí không đủ trả lãi ngân hàng, xin trả lại dự án cho Nhà nước,…đang là thực trạng của nhiều dự án BOT khi đi vào khai thác.
HỒNG NGUYỄN
15, Tháng 06, 2017 | 16:13

Nhàđầutư
Thu phí không đủ trả lãi ngân hàng, xin trả lại dự án cho Nhà nước,…đang là thực trạng của nhiều dự án BOT khi đi vào khai thác.

1 hphn

 Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: thu phí không đủ trả lãi ngân hàng

Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: thu phí không đủ trả lãi ngân hàng

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài 105km, quy mô 6 làn xe được đánh giá là tuyến đường bộ hiện đại nhất Việt Nam. Dự án được đầu tư theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư khoảng 45.487 tỷ đồng do Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính (VIDIFI) làm nhà đầu tư.

Theo phương án tài chính, dự kiến dự án sẽ thu phí hoàn vốn trong khoảng 28 năm 8 tháng. Dự án thông xe và đưa vào khai thác toàn tuyến đầu tháng 12/2015.

Sau một năm đi vào khai thác, lưu lượng xe tham gia trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bình quân đạt 25 - 30 nghìn lượt xe/ngày, đêm, chiếm khoảng 45-50% tổng lưu lượng phương tiện trên cả hai tuyến QL5 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cao hơn so với tỷ lệ phân lưu do đơn vị tư vấn dự kiến là 40% phương tiện đi vào cao tốc.

Để đảm bảo phương án tài chính cho dự án khả thi, VIDIFI còn được phép thu phí cả trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và tuyến QL5 để hoàn vốn. Tuy nhiên, theo báo cáo của VIDIFI, doanh thu từ thu phí của dự án hiện nay bình quân chỉ đạt 5,5 tỷ đồng/ngày.

Trong khi đó, VIDIFI vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do các chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa được thực hiện gồm: Chi phí hỗ trợ của Nhà nước cho công tác bồi thường GPMB 3.699 tỷ đồng và việc tái cơ cấu các khoản vay nước ngoài 300 triệu USD. Điều này dẫn tới phương án tài chính của dự án đứng trước nguy cơ bị phá vỡ.

Theo VIDIFI, bình quân mỗi ngày số tiền hụt lên tới 2,5 tỷ đồng, tương đương khoảng 900 tỷ đồng mỗi năm. Trong khi đó, lãi vay chiếm 94% chi phí trong giai đoạn vận hành tuyến đường. Nếu các khoản hỗ trợ của Nhà nước không được cấp kịp thời theo kế hoạch, phương án tài chính của dự án nguy cơ bị phá vỡ, thời gian hoàn vốn kéo dài so với dự kiến sẽ khiến nhà đầu tư hứng chịu rất nhiều rủi ro, thậm chí vỡ nợ.

BOT cầu Hạc Trì (Phú Thọ): xin trả lại dự án cho nhà nước

Dự án đầu tư xây dựng cầu Hạc Trì có chiều dài 3,11 km, được triển khai xây dựng từ cuối tháng 11/2013 với tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu hơn 1.900 tỷ đồng. Dự án do liên danh Tổng cty Xậy dựng công trình giao thông 1 (CIENCO1) , Cty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn, Cty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh làm nhà đầu tư theo hình thức BOT.

Dự án được đầu tư với mục tiêu giảm tải cho cầu Việt Trì đã quá tải, đảm bảo đáp ứng nhu cầu giao thông thông suốt trên QL2 từ Vĩnh Phúc đến Phú Thọ, đồng thời góp phần phát triển KT-XH cho tỉnh Phú Thọ và khu vực lân cận.

2 cau hac tri

 Doanh thu sụt giảm, chủ đầu muốn bán lại dự án BOT Hạc Trì cho Nhà nước

Dự án đưa vào khai thác từ đầu tháng 5/2015, vượt tiến độ hơn 6 tháng so với kế hoạch. Để hoàn vốn, nhà đầu tư tiến hành thu phí từ ngày 7/12/2015, với thời gian dự kiến ban đầu là 18 năm 6 ngày.

Tuy nhiên, do không lường trước rủi ro do lưu lượng phương tiện thấp nên doanh thu thu phí chỉ đạt hơn nửa so với phương án tài chính ban đầu.

Cụ thể, theo phương án tài chính trong hợp đồng BOT, doanh thu năm 2016 của dự án phải đạt ít nhất 138 tỷ đồng, nhưng thực tế chỉ đạt 89,93 tỷ đồng, khoảng 65%.

Tính riêng năm 2016, nhà đầu tư đã bị lỗ gần 50 tỷ đồng, chưa kể các chi phí phục vụ hoạt động sản xuất của trạm thu phí và chi phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên công trình.

Nguyên nhân được chủ đầu tư lý giải là, theo phương án tài chính đầu tư BOT cầu Hạc Trì đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt, nhà nước sẽ cấm phương tiện cơ giới lưu thông trên cầu Việt Trì cũ vì xuống cấp. Phương tiện sẽ dồn vào cầu Hạc Trì và phương án tài chính cho dự án được đảm bảo.

Tuy nhiên, do sự phản đối quyết liệt của người dân, các cơ quan chức năng đã buộc phải cho phép các phương tiện ô tô từ 7 chỗ trở xuống khoảng hơn 4.000 lượt xe/ngày đêm lưu thông qua cầu Việt Trì cũ từ 21/8/2016. Đồng thời, hai nút giao IC7 và IC9 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đưa vào sử dụng sớm hơn dự kiến ban đầu đã khiến lưu lượng xe qua cầu Hạc Trì giảm mạnh, doanh thu chỉ còn khoảng 170 đến 200 triệu đồng mỗi ngày, trong khi theo phương án tài chính phải đạt hơn 300 triệu đồng.

Với mức doanh thu như hiện nay và giá trị quyết toán công trình nhà đầu tư đang trình Bộ GTVT chấp thuận khoảng 1.277,8 tỷ đồng, thời gian thu phí của dự án dự kiến khoảng gần 40 năm, tăng 21 năm 3 tháng với phương án tài chính. Điều này sẽ khiến nhà đầu tư thua lỗ và thiệt hại nặng nề. Vì vậy, chủ đầu tư muốn bán lại dự án BOT Hạc Trì cho Nhà nước.

BOT Cầu Mỹ Lợi: Mỗi tháng bù lỗ 3 tỷ đồng trả lãi

Dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Lợi – Km34 + 826,00 – QL50, trên địa bàn tỉnh Long An và Tiền Giang dài 2,69 Km. Tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu hơn 1.438 tỷ đồng. Dự án do liên danh Cty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt, Cty CP Bê tông 620 Long An làm nhà đầu tư theo hình thức BOT. Dự án chính thức thu phí hoàn vốn từ ngày 1/11/2015. 

3 my loi

Năm 2016, bình quân mỗi tháng chủ đầu tư dự án Cầu Mỹ Lợi phải bỏ ra 3 tỷ đồng để bù vào tiền trả lãi vay của ngân hàng 

Theo kế hoạch, trong năm 2016 bình quân mỗi ngày dự án phải thu được ít nhất 120 triệu đồng/ngày, nhưng doanh thu thực tế chỉ đạt 80 triệu đồng/ngày, đạt khoảng 60% so với phương án tài chính ban đầu. Nguyên nhân trực tiếp do lưu lượng xe lưu thông thực tế thấp hơn nhiều so với dự báo.

Theo đại diện chủ đầu tư, năm 2016, bình quân mỗi tháng chủ đầu tư phải bỏ ra 3 tỷ đồng để bù vào tiền trả lãi vay của ngân hàng. Nếu lượng xe tiếp tục không có sự tăng trưởng như tính toán ban đầu, chủ đầu tư sẽ phải bù lỗ cho phần lãi vay ngân hàng trong vòng 17 năm tới và thời gian thu phí không như dự kiến ban đầu là 28 năm 4 tháng, sẽ tăng lên 44 năm 6 tháng.

BOT QL6 Hòa Lạc - Hòa Bình: doanh thu sụt giảm lớn

Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình với tổng mức đầu tư hơn 2.900 tỷ đồng, do liên dnah Tổng Cty 36, Cty CP Xây lắp và Thương mại Trường Lộc làm nhà đầu tư theo hình thức BOT.

Trạm thu phí Km 42+730, QL6 (thị trấn Lương Sơn, Hòa Bình) chính thức thu phí từ ngày 20/10/2015. Tuy nhiên, ngay từ thời điểm bắt đầu thu phí đã xảy ra tình trạng người dân tụ tập, dàn phương tiện quanh trạm cản trở, gây tắc nghẽn giao thông và làm mất an ninh trật tự.

4 ql 6

 Trạm thu phí Km 42+730, QL6 (thị trấn Lương Sơn, Hòa Bình) chính thức thu phí từ ngày 20/10/2015

Để đảm bảo an ninh trật tự, trong thời gian chờ ý kiến chấp thuận của các cơ quan thẩm quyền và ngân hàng tài trợ vốn, từ tháng 12/2015 đến 31/12/2016, nhà đầu tư đã buộc phải tạm thời miễn thu phí đối với các chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú xung quanh trạm với số lượng hơn 1.000 xe; Chỉ tiến hành thu 30% mức phí (từ 1/1/2017) đối với xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn, xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng container 20 feet, xe tải có trọng tải từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet.

Theo phương án tài chính của hợp đồng BOT, trong năm 2016, doanh thu thu phí của dự án phải đạt ít nhất hơn 130 tỷ đồng, tuy nhiên, số thu thực tế chỉ đạt hơn 70 tỷ đồng (đạt khoảng 55%).

Số lượng phương tiện miễn giảm lớn, dự án không được tăng phí theo lộ trình Thông tư 122 của Bộ Tài chính kể từ 1/1/2016 theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền và phải lùi lại một năm đến 1/1/2017 khiến doanh thu sụt giảm mạnh, gây thiệt hại rất lớn cho nhà đầu tư.

BOT Cầu Bến Thủy: doanh thu sụt giảm 200 triệu đồng/ngày.

BOT Cầu Bến Thủy do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 - Cienco 4 làm chủ đầu tư.

Để hoàn vốn cho công trình BOT đường tránh TP Vinh và QL1 đoạn Nam Bến Thủy - tránh TP Hà Tĩnh, Trạm thu phí cầu Bến Thủy 1 thực hiện thu phí từ năm 2005 và cầu Bến Thủy 2 thu phí từ 15/11/2012. Tuy nhiên, thời gian qua liên tục bị người dân gây rối, cản trở thu phí.

ben thuy

Số lượng phương tiện được giảm phí lớn khiến doanh thu của dự án giảm khoảng 170 - 200 triệu đồng.

Trước sự cản trở của người dân, đầu tháng 4, Bộ GTVT và UBND hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh thống nhất miễn phí cho các phương tiện loại 1 (xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có trọng tải dưới 2 tấn) và loại 2 (xe từ 12 ghế đến 30 ghế; xe tải có tải trọng từ 2 đến dưới 4 tấn) cho người dân có hộ khẩu thường trú và tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở chính tại TP Vinh, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) và TX Hồng Lĩnh, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh).

Chính sách này đã ảnh hưởng đến phương án tài chính ban đầu, khiến nhà đầu tư đứng trước nguy cơ chịu nhiều rủi ro. Theo Thống kê sơ bộ của chủ đầu tư, lượng xe địa phương thuộc diện miễn phí lên đến 14.000 xe, riêng TP Vinh là hơn 9.000 xe. Trong một tháng qua, bình quân một ngày với số lượng phương tiện được giảm phí lớn khiến doanh thu của dự án giảm khoảng 170 - 200 triệu đồng.

Theo lộ trình, dự án sẽ kết thúc thu phí vào tháng 10/2034, với tình hình doanh thu thu phí sụt giảm, mức phí không được tăng theo lộ trình khiến dự án dự kiến phải kéo dài thêm khoảng 5 năm thu phí (kéo dài đến tháng 10/2039).

Theo chủ đầu tư dự án, điều này ảnh hưởng rất lớn đến phương án trả nợ, công tác duy tu, bảo dưỡng tuyến đường, khiến nhà đầu tư chịu nhiều thiệt hại và đối mặt nhiều rủi ro.

Để giảm thiểu rủi ro và tiếp tục đẩy mạnh công tác hút vốn vào dự án BOT giao thông, ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ đối tác công tư (PPP - Bộ GTVT) cho biết, hiện nay, hệ thống pháp luật điều chỉnh chưa hoàn thiện, còn có những bất cập cùng với tính chất mới và phức tạp của hình thức đầu tư đối PPP. Do đó, Bộ GTVT đang xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù để tiếp tục thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào hạ tầng giao thông.

Phó Vụ trưởng PPP cho biết thêm, các dự án sẽ được xem xét kéo dài thời gian hoàn vốn. Cụ thể, trên cơ sở nghiên cứu, tính toán, dự án nào có lưu lượng thấp, thời gian hoàn vốn sẽ được xem xét kéo dài để đảm bảo dự án khả thi.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ