UBCKNN từ chối lý do tạm hoãn công bố BCTC kiểm toán của Vietnam Airlines

Nhàđầutư
Theo BCTC hợp nhất tự lập quý IV/2022, Vietnam Airlines ghi nhận lỗ ròng hơn 10.400 tỷ đồng năm 2022. Với việc lỗ nặng 3 năm liên tiếp, Vietnam Airlines đang lỗ lũy kế hơn 34.000 tỷ đồng. Nếu không có sự thay đổi nào trong BCTC kiểm toán, cổ phiếu HVN sẽ bị hủy niêm yết theo quy định.
TẢ PHÙ
12, Tháng 04, 2023 | 20:19

Nhàđầutư
Theo BCTC hợp nhất tự lập quý IV/2022, Vietnam Airlines ghi nhận lỗ ròng hơn 10.400 tỷ đồng năm 2022. Với việc lỗ nặng 3 năm liên tiếp, Vietnam Airlines đang lỗ lũy kế hơn 34.000 tỷ đồng. Nếu không có sự thay đổi nào trong BCTC kiểm toán, cổ phiếu HVN sẽ bị hủy niêm yết theo quy định.

plan-book_4

Vietnam Airlines không được tạm hoãn công bố thông tin BCTC kiểm toán năm 2022. Ảnh: Vietnam Airlines.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có công văn phản hồi đề nghị của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines – HoSE: HVN) về việc tạm hoãn công bố thông tin BCTC kiểm toán năm 2022.

UBCKNN cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán:"Đối tượng công bố thông tin được tạm hoãn công bố thông tin trong trường hợp vì những lý do bất khả kháng như: Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh và các lý do bất khả kháng khác…". 

Với việc các lý do mà Vietnam Airlines đưa ra không nằm trong nhóm lý do kể trên, UBCKNN đề nghị công ty khẩn trương khắc phục công tác kế toán để hoàn thành công bố thông tin theo quy định.

Hồi tháng 3/2023, Vietnam Airlines đã có văn bản gửi UBCKNN và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) xin tạm hoãn công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, nhưng không đưa ra thời gian cụ thể. 

Vietnam Airlines cho biết nguyên nhân chậm nộp BCTC kiểm toán là do cần thêm thời gian cho việc đối chiếu báo cáo, xác nhận báo cáo, tổng hợp số liệu tuân thủ chuẩn mực kiểm toán. Đối với công ty mẹ, trong năm 2022, Vietnam Airlines đã thực hiện tái cơ cấu, sáp nhập 5 đơn vị trực thuộc, tiến hành đóng mã số thuế tại các chi nhánh được sáp nhập nên công tác đối chiếu số liệu báo cáo giữa các cơ quan, đơn vị bị kéo dài.

Trong giai đoạn ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Vietnam Airlines đã đàm phán và được nhiều nhà cung cấp nước ngoài chấp thuận (có điều kiện) cho phép được giảm giá hàng hoá dịch vụ, giãn hoãn các khoản thanh toán. Do có các điều kiện thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng, Vietnam Airlines cần nhiều thời gian hơn để đối chiếu xác nhận công nợ đáp ứng chuẩn mực kiểm toán.

Đây không phải là lần đầu Vietnam Airlines xin hoãn công bố báo cáo tài chính. Năm 2020, Vietnam Airlines từng đề nghị được tạo điều kiện chậm nộp báo cáo tài chính 2019 vì dịch COVID-19 bùng phát và đang diễn biến phức tạp, đồng thời đề nghị được gia hạn nộp các báo cáo tài chính hàng quý và báo cáo tài chính soát xét bán niên trong năm 2020.

Sang năm 2021, Vietnam Airlines tiếp tục đề nghị được chậm nộp các báo cáo tài chính quý III, quý IV, soát xét bán niên và kiểm toán cả năm 2021.

Theo BCTC hợp nhất tự lập quý IV/2022, Vietnam Airlines ghi nhận lỗ ròng hơn 10.400 tỷ đồng năm 2022. Với việc lỗ nặng 3 năm liên tiếp, Vietnam Airlines đang lỗ lũy kế hơn 34.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 10.000 tỷ đồng vào cuối năm 2022. 

Nếu không có sự thay đổi nào trong BCTC năm 2022 kiểm toán, hơn 2,2 tỷ cổ phiếu Vietnam Airlines sẽ bị buộc phải rời sàn HoSE theo quy định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ