Uẩn khúc vụ án ‘buôn lậu’ 535m3 gỗ trắc

Nhàđầutư
Đằng đẵng gần 8 năm kêu oan và cũng trong thời gian này biết bao hệ lụy đã dáng xuống đầu doanh nghiệp khiến công ty đến bước đường cùng phải phá sản, chủ doanh nghiệp đi tù, cháu bị bức tử...
NHÓM PV MIỀN TRUNG
08, Tháng 06, 2018 | 10:26

Nhàđầutư
Đằng đẵng gần 8 năm kêu oan và cũng trong thời gian này biết bao hệ lụy đã dáng xuống đầu doanh nghiệp khiến công ty đến bước đường cùng phải phá sản, chủ doanh nghiệp đi tù, cháu bị bức tử...

Kỳ 3: Vật chứng bị bán tháo khi án đang điều tra

Liên quan đến vụ án, cháu ruột chủ doanh nghiệp bị bức tử, ông Trương Huy Liệu sau 12 tháng ngồi tù là hành trình dài đi kêu oan; bà Trần Thị Dung thì bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Trong khi đó, toàn bộ lô gỗ trắc 535m3, trị giá trên 300 tỷ đồng của gia đình bỏ ra đã bị các cơ quan tố tụng bán tháo khi án vẫn đang trong giai đoạn điều tra bổ sung.

vu-an-go-trac-2

Các bị cáo Trương Huy Liệu, Đỗ Danh Thắng, Nguyễn Xuân Thành, Trần Thị Dung kêu oan trước tòa

Vật chứng bị bán tháo

Sau 3 phiên xét xử sơ thẩm không thành, bởi những chứng lý trong bản cáo trọng do Công tố viên đại diện Viện Kiểm sát dự quyền công tố trình bày cả 3 lần không bổ sung thêm được một bằng chứng nào để buộc tội ông Trương Huy Liệu phạm tội buôn lậu gây hậu quả nghiêm trọng. Cũng trong 3 phiên Tòa sơ thẩm xét xử không thành khi Tòa yêu cầu cần có vật chứng để giám định trở lại vì số vật chứng 535m3 gỗ trắc đã được bán đấu giá trước lúc tòa xử.

Điều 76, Bộ luật Tố tụng Hình sự số 19/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội quy định về xử lý vật chứng nêu rõ: "Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do TAND hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử”.

Mặt khác, tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24/7/2006 của Chính phủ về Nguyên tắc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, ghi rõ: "Tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn… Nghiêm cấm mọi hành vi đánh tráo, chiếm đoạt, mua bán trái phép, làm mất mát, hư hỏng".

Nguyên tắc bảo vệ vật chứng đã rõ. Thế nhưng ngày 01/8/2013, Đại tá Lê Đình Nhường - Chánh văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) ký Công văn số 431/C44-P4 gửi Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội và sau đó, ngày 02/8/2013 ký hợp đồng số 43/2013/HĐĐG với Trung tâm này về việc bán đấu giá lô gỗ vật chứng nói trên (trích công văn số 905/C44-P4 ngày 31/12/2013 của C44).

Chỉ đạo một đường, thi hành một nẻo?

Theo hồ sơ, ngày 24/9/2013, lãnh đạo liên ngành tư pháp Trung ương tổ chức họp tại Bộ Công an về việc xử lý vật chứng vụ án. Cuộc họp đi đến kết luận, C44 phải chuyển toàn bộ lô gỗ vật chứng theo hồ sơ vụ án để các cơ quan tố tụng xử lý theo thẩm quyền. Vì thế nên ông Nguyễn Mạnh Hiền, Vụ trưởng V1 (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) ký Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung số 01/QĐ-VKSTC-V1, trả hồ sơ cùng tang vật lại cho C44 để điều tra bổ sung. Trong đó, yêu cầu xử lý vật chứng thu giữ trong quá trình điều tra vụ án của Cty Ngọc Hưng, đảm bảo có căn cứ theo quy định tại Điều 76 BLTTHS, Điều 41 BLHS và đáp ứng ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo liên ngành TW tại cuộc họp ngày 24/9/2013.

Với những ý kiến trên và cả chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an thời bấy giờ là "phải  xử lý theo đúng quy định của pháp luật", thế nhưng ngày 27/12/2013, ông Phan Văn Vĩnh vẫn ký tiếp công văn số 900/C41-C44 về việc xử lý vật chứng vụ án buôn lậu, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với nội dung: “Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề xuất đồng chí Bộ trưởng cho xử lý lô gỗ là vật chứng vụ án theo hướng bán lô gỗ vật chứng của vụ án”.

Dù đã được lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo nhưng ngày 10/01/2014, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội vẫn hoàn tất việc bán tháo đấu giá lô gỗ của Cty Ngọc Hưng là vật chứng của vụ án đang trong giai đoạn điều tra với số tiền 63,920 tỷ đồng (trong khi giá trị doanh nghiệp bỏ tiền mua số gỗ này là 300 tỷ đồng). Dư luận đặt câu hỏi phải chăng đây là uyết định theo kiểu lợi ích nhóm?.

Lời kết

Trong 3 kỳ liên tiếp phản ánh về vụ việc, Nhóm PV Nhadautu.vn đã khái quát tổng thể toàn bộ diễn biến của vụ án được cho là "buôn lậu gỗ" của Cty Ngọc Hưng (Quảng Trị) xảy ra tại Đà Nẵng. Mặc dù vụ án được khởi tố cho đến nay đã gần 8 năm với 3 lần Tòa án nhân dân Đà Nẵng đưa ra xét xử thì cả 3 lần đều trả hồ sơ vì không đủ căn cứ để buộc tội ông Trương Huy Liệu, Cty Ngọc Hưng phạm tội buôn lậu. 

Trước đó, theo các bản cáo trạng lần 1 cho đến lần 3 của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao bảo thủ cho rằng, Cty Ngọc Hưng vi phạm về tội buôn lậu, trong đó quy kết từ 3 hành vi đó là: gỗ không có nguồn gốc - sử dụng hồ sơ giả - khai sai chủng loại. Những lập luận thiếu tính khách quan của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đều bị các đoàn Luật sư cũng như Hội đồng xét xử, đặc biệt các bị cáo đều lên tiếng bác bỏ. 

Kết thúc bài viết, chúng tôi xin được nhắc lại câu nói của một Luật sư bảo vệ cho thân chủ Trương Huy Liệu: Với sai phạm nghiêm trọng của các cơ quan tố tụng đã dẫn đến oan sai, gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án "buôn lậu" 535m3 gỗ trắc khiến người tự tử, kẻ đi tù, cán bộ, đảng viên mất việc làm...

Nghiêm trọng hơn, án đang trong giai đoạn điều tra nhưng vật chứng là 535m3 gỗ trắc quý hiếm là tâm điểm của vụ án có giá thị trường trên 300 tỷ đồng lại bị bán tháo với giá rẻ 63,920 tỷ đồng. Liệu những hành vi vi phạm của cơ quan tố tụng có bị cố tình làm ngơ? Đến bao giờ các bị cáo trong vụ án này mới được minh oan và đền bù các thiệt hại đã xảy ra? Câu hỏi trên xin gửi đến các cơ quan có thẩm quyền.

TỪ KHÓA:
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ