Tuyến đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh sẽ được đầu tư gần 950 triệu USD sau năm 2020

Nhàđầutư
Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị trình Chính phủ xin chủ trương đầu tư 129 km tuyến đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh sau năm 2020. Theo đó, dự án sẽ có tổng mức đầu tư khoảng 948,6 triệu USD.
L. GIANG
16, Tháng 02, 2020 | 07:19

Nhàđầutư
Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị trình Chính phủ xin chủ trương đầu tư 129 km tuyến đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh sau năm 2020. Theo đó, dự án sẽ có tổng mức đầu tư khoảng 948,6 triệu USD.

Đến thời điểm này, dự án tuyến TP. HCM - Lộc Ninh đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi với chiều dài 129km, kế hoạch hoàn thành vào 2030, tổng mức đầu tư 948,6 triệu USD. Tuy nhiên đến nay chưa tìm kiếm được nguồn vốn đầu tư.

Trả lời cử tri tỉnh Bình Dương, Bộ GTVT đề nghị sớm thực hiện đầu tư tuyến đường sắt Xuyên Á (đoạn Dĩ An - Lộc Ninh), tránh ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người dân do vướng quy hoạch.

Cụ thể, đây là tuyến đường sắt Xuyên Á (đoạn Dĩ An - Lộc Ninh) mặc dù công bố quy hoạch đã nhiều năm nhưng đến nay chưa được triển khai thực hiện, ảnh hưởng đời sống người dân trong vùng dự án, hạn chế quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân.

trung-quoc-muon-xay-tuyen-duong-sat-cac-tinh-chua-biet_182352839

Ảnh minh họa

Vì vậy, văn bản kiến nghị của cử tri Bình Dương đã đề nghị ngành GTVT quan tâm triển khai sớm dự án để người dân ổn định cuộc sống. Đồng thời trong thời gian chờ triển khai các dự án, đề nghị Bộ GTVT sớm cắm mốc và bàn giao mốc thực địa, lộ giới các tuyến đường sắt đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương theo quy hoạch của Bộ để tỉnh Bình Dương phối hợp các cơ quan hữu quan quản lý quỹ đất theo quy hoạch cũng như tạo điều kiện cho tỉnh trong triển khai các dự án phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.

Liên quan đến kiến nghị này, Bộ GTVT cho biết, tuyến đường sắt Xuyên Á (đoạn Dĩ An - Lộc Ninh) đã được Bộ GTVT phê duyệt và công bố quy hoạch chi tiết đường sắt khu đầu mối TP Hồ Chí Minh vào năm 2013, trong đó có tuyến đường sắt Sài Gòn (Dĩ An) - Lộc Ninh. Đồng thời, tại Quyết định số 1468/2015 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tuyến đường sắt Sài Gòn (Dĩ An) - Lộc Ninh tiếp tục được dự kiến đầu tư trong giai đoạn sau năm 2020. Vì vậy, thời gian vừa qua, Bộ GTVT chưa tổ chức công tác chuẩn bị đầu tư dự án.

Theo Bộ GTVT, trong thời gian tới, trường hợp có điều kiện về vốn hoặc có nhà đầu tư quan tâm đề xuất, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các Bộ ngành, địa phương đế xây dựng phương án và báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật.

Bộ GTVT cũng cho biết, việc triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa và bàn giao mốc giới theo quy hoạch các tuyến đường sắt là cần thiết nhằm tăng cường công tác quản lý đất dành cho đường sắt theo quy hoạch đã được phê duyệt, tránh tình trạng lấn chiếm đất hành lang an toàn đường sắt; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Vì vậy, vừa qua, Bộ GTVT đã giao Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp với các địa phương triển khai thí điểm cắm mốc ngoài thực địa tuyến đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Sau khi hoàn thành việc cắm mốc thí điểm tuyến đường sắt trên, Bộ GTVT sẽ rà soát, đánh giá để nghiên cứu phương án triển khai cắm mốc đối với các tuyến còn lại theo quy hoạch, trong đó có tuyến Dĩ An - Lộc Ninh. 

Trước đó, có thông tin liên danh China Natinal Machinery Imp& Exp.Cord (CMC) và China Railway Constructinon Corporation (CRCC) của Trung Quốc đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề xuất sử dụng vốn vay Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn-Lộc Ninh.

Theo đề nghị của Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT), tuyến đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh dài 128,2 km, bao gồm 17 ga đi qua địa bàn Bình Dương, Bình Phước. Tốc độ dự kiến khoảng 120 km/h, cao hơn tốc độ của các đoàn tàu Thống Nhất hiện nay.

Ban Quản lý Dự án đường sắt cũng đưa ra 4 phương án vay vốn ODA nước ngoài để đầu tư: Phương án 1 vay 85% tổng mức đầu tư và 15% vốn đối ứng ngân sách, tổng mức đầu tư khoảng 20.684 tỷ đồng; phương án 2 sẽ vay 70% ODA và 30% còn lại vay tín dụng ưu đãi người mua với mức đầu tư là 20.836 tỷ đồng; phương án 3 sẽ vay 50% ODA và 50% còn lại vay tín dụng bên mua, tổng mức đầu tư là 20.938 tỷ đồng; còn phương án 4 sẽ sử dụng 100% vốn nhà nước, tổng mức đầu tư là 19.039 tỷ đồng.

Mặt khác, đại diện liên danh nhà thầu cũng khẳng định rõ ràng: “Liên danh mong muốn tiếp tục được hỗ trợ để xây dựng cải tạo tuyến đường sắt Sài Gòn-Lộc Ninh trong thời gian sớm nhất đồng thời cũng cam kết có thể hỗ trợ tốt nhất cho Việt Nam cả về tài chính lẫn kỹ thuật cho dự án này"

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ