Virus Corona sẽ khiến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông tiếp tục lỗi hẹn về đích!

Nhàđầutư
Đại dịch virus Corona đã khiến hàng trăm chuyên gia làm việc tại dự án Cát Linh – Hà Đông đang bị mắc kẹt chưa thể trở lại làm việc. Điều này sẽ khiến dự án thêm khó khăn trong việc hoàn thành và đưa vào vận hành khai thác sớm trong năm 2020.
PHAN CHÍNH
03, Tháng 02, 2020 | 13:27

Nhàđầutư
Đại dịch virus Corona đã khiến hàng trăm chuyên gia làm việc tại dự án Cát Linh – Hà Đông đang bị mắc kẹt chưa thể trở lại làm việc. Điều này sẽ khiến dự án thêm khó khăn trong việc hoàn thành và đưa vào vận hành khai thác sớm trong năm 2020.

duong_sat_cat_linh_ha_dong_hien_dai_co_nao_hien_dai_2_1534985134_436_width600height409_osvb_bslz

 

Hàng trăm chuyên gia của dự án Cát Linh - Hà Đông bị kẹt ở Trung Quốc

Trao đổi với phóng viên Nhadautu.vn, ông Nguyễn Thanh Tùng Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, hiện đang có 6 người Trung Quốc làm việc tại dự án Cát Linh – Hà Đông không nghỉ Tết mà ở lại trực.

Còn theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT), có hơn 100 chuyên gia Trung Quốc của dự án Cát Linh - Hà Đông chưa thể quay lại Việt Nam sau đợt nghỉ Tết do ảnh hưởng của dịch viêm phổi Vũ Hán.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết ông đã yêu cầu các cơ quan tham mưu của Bộ và Ban quản lý dự án Đường sắt nghiên cứu giải pháp cho các chuyên gia Trung Quốc sang Việt Nam làm việc.

Trong khi đó, đại diện Tổng thầu cho biết, trước Tết có hơn 100 chuyên gia đang làm việc tại dự án, đến từ nhiều tỉnh thành của Trung Quốc. Từ tháng 1, Tổng thầu và Tư vấn giám sát đã cho các nhân sự về quê nghỉ Tết Nguyên đán, dự kiến trở lại Việt Nam ngày 1/2.

Để đáp ứng tiến độ dự án, Ban Quản lý dự án Đường sắt đã đề nghị Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế và các đơn vị liên quan hướng dẫn thủ tục để nhân sự của Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát được nhập cảnh thuận lợi, kịp thời và đảm bảo không để dịch xâm nhập Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Ngọc Đông, đến 9/2, phía Trung Quốc mới có thông báo tiếp theo về việc có cho công dân xuất cảnh hay không. "Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, chúng ta cũng phải kiểm soát chặt chẽ việc phòng dịch với những nhân sự này".

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn tất 100% khối lượng xây dựng và đào tạo nhân lực, đang tiến hành nghiệm thu.

Virus Corona khiến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông tiếp tục dang dở

Như đã biết, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC trọn gói, trong đó Tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc. Với chiều dài hơn 13 km và 12 nhà ga đi trên cao, dự án chính thức vận hành thử liên động toàn hệ thống vào tháng 9/2018. Tuy nhiên, đến nay công trình này vẫn chưa được khai thác thương mại.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã không nhận bàn giao đường sắt Cát Linh do đơn vị thi công chưa chứng minh được chất lượng và tính an toàn như đã nêu trong hợp đồng ETC.

Theo đó, tính đến hết tháng 12/2019, hơn 2 tháng sau khi Chính phủ có văn bản báo cáo Quốc hội về những vấn đề tồn tại ở dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, những chuyển biến tại dự án gần như không đáng kể.

Ngoài ra, tư vấn độc lập ACT hoàn thành thêm một số báo cáo đánh giá an toàn (từ 6 lên 9 báo cáo). Cục Đăng kiểm hoàn thành cấp chứng nhận đăng kiểm tạm thời cho 13 đoàn tàu của dự án.

Vì vậy, do các phần việc còn dang dở, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ tiếp tục lùi hạn khánh thành dù đã sang năm 2020.

Bên cạnh đó, tư vấn ACT cho biết, tổng thầu chưa cung cấp được các chứng chỉ an toàn của 13 đoàn tàu, chưa có các kết quả thử nghiệm an toàn từ nhà sản xuất khiến tư vấn chưa thể hoàn tất đánh giá an toàn.

Như vậy, muốn hoàn thành các hạng mục này sớm để đưa dự án về đích thì cần phải có một đội ngũ chuyên gia làm việc thường xuyên, nhưng hiện nay tại dự án, các nhân sự người Trung Quốc đang mắc kẹt vì đại dịch virus Corona chưa thể trở lại.

Vì vậy, chắc chắn dự án sẽ chưa thể hoàn thành như mong muốn của Bộ GTVT cũng như toàn thể người dân Thủ đô Hà Nội.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được Bộ GTVT phê duyệt năm 2009 với tổng mức đầu tư hơn 550 triệu USD (gần 8.800 tỷ đồng) từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước. Sau đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng lên 868 triệu USD (18.000 tỷ đồng).

Đến nay qua 4 đời Bộ trưởng GTVT, dự án vẫn chưa thể hoàn thành.

Kết luận của Kiểm toán Nhà nước từ cuối 2018 đã chỉ ra hàng loạt sai sót tại dự án này, như: đến hết tháng 6/2018, số vốn rót vào đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông theo báo cáo của chủ đầu tư khoảng 11.337 tỉ đồng, nhưng kết quả kiểm toán chỉ ghi nhận khoảng 8.679 tỷ đồng đã đầu tư vào dự án.

Số chênh lệch khoảng 2.656 tỷ đồng do chủ đầu tư tính sai khối lượng 360 triệu đồng, sai đơn giá 175 tỷ đồng, sai khác 698 tỷ đồng, chưa đủ điều kiện quyết toán hơn 1.600 tỷ đồng.

Cụ thể, dự toán nhiều hạng mục xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam về quản lý định mức đơn giá, quản lý hợp đồng EPC với số tiền khoảng 889 tỷ đồng, chưa xác nhận được số tiền 1.659 tỷ đồng chủ đầu tư đã rót vào dự án.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ