Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể khai thác trong tháng 12/2019, mới hoàn thành 97% phần lắp đặt

Nhàđầutư
Đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành khối lượng xây dựng và đang trong quá trình nghiệm thu từng phần. Tuy vậy, dự án chưa thể đưa vào khai thác trong tháng 12/2019 do phần lắp đặt thiết bị mới đạt khoảng 97%.
NHÂN HÀ
20, Tháng 12, 2019 | 17:12

Nhàđầutư
Đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành khối lượng xây dựng và đang trong quá trình nghiệm thu từng phần. Tuy vậy, dự án chưa thể đưa vào khai thác trong tháng 12/2019 do phần lắp đặt thiết bị mới đạt khoảng 97%.

Vì vậy, Tổng thầu dự án (Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) phải hoàn thành trước khi dự án được nghiệm thu toàn bộ. Như vậy, thời hạn chính thức bao giờ tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông mới chính thức được đưa vào vận hành vẫn bỏ ngỏ, chưa có câu trả lời.

Để vận hành dự án, Tổng thầu phải hoàn thiện đề cương, cũng như thực hiện vận hành thử toàn bộ hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong 20 ngày để đánh giá an toàn hệ thống và phục vụ nghiệm thu toàn bộ dự án.

tau-1-4709-1576766023

Ảnh minh họa

Theo đại diện Ban Quản lý dự án thông tin, việc vận hành hệ thống phải tuân thủ theo đề cương vận hành thử chi tiết do tổng thầu xây dựng, được các đơn vị quản lý dự án thẩm tra, phê duyệt.

Tổng thầu đã trình đề cương, song cần bổ sung, hoàn thiện nên đến nay chưa được phê duyệt. Sau khi phê duyệt mới xác định thời gian bắt đầu vận hành thử toàn hệ thống trong 20 ngày, việc đánh giá an toàn hệ thống do tư vấn độc lập (Liên danh Apave-Certifier-Tricc) thực hiện.

Sau khi dự án nghiệm thu toàn bộ, được cấp giấy chứng nhận an toàn hệ thống để khai thác sẽ được bàn giao cho TP Hà Nội, trực tiếp là Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội khai thác, vận hành.

Về phía tổng thầu, đơn vị này cho biết, hiện dự án chưa được bàn giao nên các chi phí để duy trì vận hành thiết bị (như điện) do Tổng thầu chi trả, khoảng 100 triệu đồng/ngày. Ngoài ra, thời gian này, Tổng thầu cũng phát sinh các chi phí như: lương, thuê văn phòng, thuê nhà cho nhân lực của tổng thầu.

Như đã đưa tin trước đó, tại buổi họp báo quý III năm 2019 của Bộ GTVT, bộ này khẳng định dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được gần như hoàn thành, với khối lượng công việc tồn tại còn chỉ khoảng 1%. Tỷ lệ này liên quan đến việc hoàn chỉnh lại hệ thống, khắc phục khiếm khuyết, yêu cầu đúng với thiết kế, một số vấn đề liên quan đến hoàn thiện chỉnh trang Depot...

Nguyên nhân chậm phần lớn do việc chậm trễ của Tổng thầu trong việc tập hợp hồ sơ liên quan đến linh kiện lắp đặt để đánh giá mức độ an toàn. Nếu làm đến đâu, tập hợp hồ sơ đến đó sẽ rút ngắn được thời gian. Tuy vậy, tổng thầu lại làm hiện trường nhiều hơn, sau đó mới tập hợp nên rất mất nhiều thời gian.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2008 với tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng (tương đương 552 triệu USD).

Quá trình thực hiện, dự án được điều chỉnh lên 18.000 tỷ đồng (tương đương 868 triệu USD); thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC trọn gói, trong đó Tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc.

Với chiều dài hơn 13 km và 12 nhà ga đi trên cao, dự án chính thức vận hành thử liên động toàn hệ thống vào tháng 9/2018. Tuy nhiên, đến nay công trình này vẫn chưa được khai thác thương mại.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24580.00 24600.00 24920.00
EUR 26357.00 26463.00 27630.00
GBP 30835.00 31021.00 31972.00
HKD 3103.00 3115.00 3216.00
CHF 27309.00 27419.00 28280.00
JPY 159.57 160.21 167.65
AUD 15861.00 15925.00 16411.00
SGD 18096.00 18169.00 18709.00
THB 668.00 671.00 699.00
CAD 17899.00 17971.00 18502.00
NZD   14713.00 15204.00
KRW   17.70 19.32
DKK   3542.00 3674.00
SEK   2326.00 2418.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ