Tự động hóa sẽ 'xóa sổ' các mô hình kinh tế châu Á

HỒ MAI
12:38 23/06/2017

Tự động hóa đang đe dọa các mô hình kinh tế tồn tại suốt nhiều năm ở châu Á khi mô hình kinh tế hàng thập kỷ qua dựa trên lao động giá rẻ đang có nguy cơ bị xóa sổ.

Mô hình kinh tế tồn tại nhiều năm ở châu Á có nguy cơ xóa sổ

Mất khoảng 30 phút lái ô tô đi xuyên qua một sa mạc khô cằn từ Korla (Tân Cương, Trung Quốc) để đến được nhà máy sản xuất hàng dệt may thuộc sở hữu của tập đoàn Jinsheng. Nhà máy này có tổng vốn đầu tư 16 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2,4 tỷ USD) với các nhà nhà xưởng lớn nhưng hầu như không có công nhân. Chỉ có thể quan sát thấy một vài kỹ sư người Đức xuất hiện trong nhà máy, chịu trách nhiệm đảm bảo thiết bị vận hành với hiệu quả cao nhất.

Theo Bloomberg, "những gì đang diễn ra tại nhà máy sản xuất hàng dệt may tự động của Jinsheng được xem là viễn cảnh trong tương lai của ngành dệt may, lĩnh vực quan trọng đã đưa hàng triệu người châu Á thoát khỏi đói nghèo".

Nhà máy của Jinsheng có diện tích gấp hơn 5 lần diện tích sàn của tòa của tòa tháp Empire State Building ở New York, nhưng chỉ cần vài trăm nhân công sản xuất mỗi ca.

Ông Pan Xueping, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành của Jinsheng, cho biết trong một bài phát biểu hồi tháng 9 ở Tân Cương: "Dệt may là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, tuy nhiên khoa học công nghệ đang biến nó trở thành một ngành sử dụng lao động ở mức độ ít nhất có thể".

Tuy nhiên, theo Bloomberg, công ty của ông Pan đang ở vị trí tiên phong cho một xu hướng có thể gây hậu quả nghiêm trọng, tàn phá các quốc gia nghèo nhất châu Á. Sản xuất quần áo, giày dép chi phí thấp là nấc thang đầu tiên mà Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước khác đã từng thoát khỏi đói nghèo sau Chiến tranh thế giới II.

Trong nhiều thập kỷ, quá trình này đã trở thành một mô hình quen thuộc ở châu Á: khi một nền kinh tế phát triển chuyển sang các ngành công nghiệp phức tạp hơn như điện tử, thì các quốc gia nghèo hơn lại thế chân họ bằng trong ngành dệt may bằng cách cung cấp lao động giá rẻ và làm việc theo cách thức truyền thống. Hàng hóa được tạo ra bởi lao động giá rẻ được vận chuyển đến vận chuyển đến Walmarts và Tescos và có mặt ở khắp nơi trên thế giới và người lao động có thêm lựa chọn mưu sinh ngoài nông nghiệp.

Cánh cửa hẹp cho các nước đi sau

Trong khi đó, ở thời điểm hiện tại, Bangladesh, Campuchia và Myanmar đang bước trên bậc thang đầu tiên của mô hình quen thuộc này. Tuy nhiên, thay vì chuyển nhà xưởng sản xuất sang các nước này để tận dụng giá lao động rẻ thì các công ty Trung Quốc lại đầu tư mở rộng xây dựng các nhà xưởng sử dụng robot và những dây chuyền sản xuất tự động hóa ở quê nhà.

Cai Fang, một nhà phân tích nhân khẩu học tại Bắc Kinh, cho rằng: “Cánh cửa đang ngày càng hẹp hơn với những nước đi sau. Họ sẽ không bao giờ có những cơ hội mà Trung Quốc có được trong quá khứ bởi tự động hóa làm đảo lộn mọi thứ”.

tu dong hoa

Máy móc và robot có thể thực được một số công đoạn cắt may phức tạp

Sự chuyển đổi từ lao động truyền thống sang tự động hóa đang có vẻ như diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự đoán. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính việc thay thế hàng loạt công nhân tay nghề thấp bằng robot sẽ chỉ mất khoảng 2 năm. Theo đó, 80% công nhân làm việc trong lĩnh vực dệt may ở Đông Nam Á phải đối mặt với nguy cơ mất việc. Điều này có thể dẫn tới những bất ổn xã hội nghiêm trọng, trong khi đó những giải pháp để các chính phủ đưa ra cải thiện tình hình thì vẫn chưa có nhiều.

Không có gì là không thể

Hiện máy móc và robot hiện vẫn chưa thực hiện được một số công đoạn cắt may phức tạp và chi phí để sản xuất các robot có thể thực hiện các công đoạn này đắt hơn nhiều so với lao động thủ công. Tuy nhiên, không có gì là không thể.

Phát biểu tại Hội chợ Thương mại ngành dệt may tại Quảng Châu, Trung Quốc hồi tháng 5, Sahil Dhamija, lãnh đạo một nhà máy chuyên sản xuất khăn và ga trải giường xuất khẩu của Ấn Độ, cho rằng, máy móc có thể tạo ra những sản phẩm đơn giản hoàn toàn không cần bàn tay con người.

Dhamija nói không sai nhưng chưa hẳn đã đúng. Công ty khởi nghiệp SoftWear Automatic ở Atlanta (Mỹ) đã thử nghiệm tương đối thành công các mẫu robot thực hiện các kỹ thuật cắt may phức tạp. Máy móc có thể xác định độ mềm của vải hay xác định vị trí cần cắt và khâu. Sau 7 năm phát triển với khoản trợ cấp ít ỏi 1,75 triệu USD, sản phẩm đầu tiên của SoftWear Automation là Sewbot đã được thử nghiệm.

Dù khởi đầu khó khăn nhưng vào năm 2015, startup này đã bắt đầu bán ra các robot này cho một số công ty Mỹ, doanh thu của công ty đã tăng lên 1.000% vào năm 2016 và dự kiến sẽ có mức tăng tương tự trong năm 2017 khi đơn đặt hàng đến từ các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc ngày càng lớn.

Công ty đang tiếp tục phát triển những cỗ máy có thể tạo ra áo phông trước khi sản xuất những sản phẩm phức tạp hơn như quần jean và áo sơ mi. Theo đại diện của công ty, mục tiêu cuối cùng là tự động hóa từ khâu nguyên liệu đầu vào tới thành phẩm đầu ra.

Kẻ thua cuộc là nước nghèo dựa vào lao động giá rẻ

Theo Bloomberg, những người thua cuộc lớn nhất trong xu hướng này sẽ là những nền kinh tế mới nổi, các nước nghèo đang ở mức phát triển cơ bản là dựa vào lao động giá rẻ để xây dựng sự thịnh vượng.

Khi tiền lương tăng mạnh ở Trung Quốc, nhà sản xuất vali Transit Luggage Co.Ltd có trụ sở tại thành phố Dongguan đã đứng trước hai lựa chọn: chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam nơi có giá lao động rẻ hơn, hoặc đầu tư vào các dây chuyền tự động tại các nhà xưởng trong nước. Các nhà quản lý của công ty đã chọn phương án hai.

Theo giám đốc phụ trách bán hàng của công ty là Yang Yuanping, một robot có năng suất bằng khoảng 30 công nhân, và hiện tại Transit Luggage đang có quy mô sản xuất gấp 3 lần so với cách đây một thập kỷ nhưng lại sử dụng số lao động thấp hơn. Tuy nhiên, đó mới chỉ là phân nửa vấn đề. Transit Luggage hiện đang đứng trước nguy cơ cạnh tranh từ các quốc gia khác cũng đang thúc đẩy tự động hóa mạnh mẽ, như Ba Lan và Cộng hòa Séc, vì tự động hóa đang cho phép các nước châu Âu lần đầu tiên có thể cạnh tranh về giá cả vốn là thế mạnh của các nền kinh tế châu Á.

Trên thực tế, tập đoàn sản xuất đồ thể thao Adidas của Đức đã chuyển một số mẫu giày về sản xuất tại nhà máy tự động hóa tốc độ cao ở quê nhà Ansbach, dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay.

Frederic Neumann, chuyên gia cấp cao của HSBC Holdings tại Hồng Kông, nhận định: “Tự động hóa cân bằng lại cuộc chơi. Cả thế giới sẽ bị kéo vào một trò chơi khổng lồ khi mỗi nước đều tìm cách lôi kéo các ngành công nghiệp về mình”.

(Theo Bloomberg)

  • Cùng chuyên mục
Lotte muốn xây đại siêu thị tại Thái Nguyên

Lotte muốn xây đại siêu thị tại Thái Nguyên

Lotte mong muốn nhận được sự quan tâm hợp tác, giúp đỡ của tỉnh Thái Nguyên để Tập đoàn có thể đầu tư các dự án, trước mắt là siêu thị lớn tại địa phương.

Đầu tư - 27/03/2025 06:00

Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch

Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch

Tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho CTCP Đầu tư Phát triển Anh Thu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án Tổ hợp du lịch văn hóa di sản Lý Sơn tại huyện Lý Sơn.

Đầu tư - 26/03/2025 17:56

2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI

2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI

Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong là hai khu công nghiệp chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu thu hút đầu tư mạnh mẽ và tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp bền vững.

Đầu tư - 26/03/2025 17:07

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.

Công nghệ - 26/03/2025 17:02

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.

Đầu tư - 26/03/2025 14:49

Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật

Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật

Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.

Đầu tư - 26/03/2025 14:19

Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam

Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam

Tại Việt Nam, những khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã và đang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Singapore.

Đầu tư - 26/03/2025 11:34

Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp

Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp

Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…

Bất động sản - 26/03/2025 11:00

Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?

Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?

Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao creanza do CTCP vật liệu công nghệ cao Creanza làm chủ đầu tư với quy mô 2.187 tỷ đồng.

Đầu tư - 26/03/2025 09:43

Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?

Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?

Giới quan sát nhận định Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế quan của Washington, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để tránh kịch bản bị áp thuế.

Đầu tư - 26/03/2025 09:39

Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế

Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế

Tập đoàn Đạt Phương khởi công Nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở TP. Huế với có quy mô 12,18ha, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 25/03/2025 20:29

Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Để năm 2025 kinh tế tăng trưởng 2 con số, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đầu tư - 25/03/2025 15:46

Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa

Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa

Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm (tại Khánh Hòa) có tổng vốn hơn 260.000 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Đầu tư - 25/03/2025 15:18

Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng

Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng

Liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco, Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Nhất Huy, CTCP Xây dựng Công trình Thủy Hà Nội và CTCP Chiếu sáng công cộng sẽ thi công dự án hơn 280 tỷ ở Đà Nẵng.

Đầu tư - 25/03/2025 10:00

Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam 

Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam 

Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng  1.144km các đoạn tuyến trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông. 

Đầu tư - 25/03/2025 07:02

Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?

Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?

Sáp nhập các tỉnh thành có thể tạo "cú hích" lớn cho thị trường bất động sản, là cơ hội cho những nhà đầu tư muốn đặt cược vào thị trường. Nhưng, "cuộc chơi" này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, để lại những thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.

Đầu tư - 24/03/2025 13:03