Vốn liếng khó khăn, sân bay Long Thành sẽ “cất cánh” ra sao?

Nhàđầutư
Quốc hội đã thông qua việc việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thành dự án thành phần. Tổng số tiền dự kiến là 23 ngàn tỷ đồng. Đây là điều kiện cần để đại dự án “cất cánh” đúng hẹn, nhưng số tiền này sẽ lấy từ đâu?
YẾN THANH
22, Tháng 06, 2017 | 13:30

Nhàđầutư
Quốc hội đã thông qua việc việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thành dự án thành phần. Tổng số tiền dự kiến là 23 ngàn tỷ đồng. Đây là điều kiện cần để đại dự án “cất cánh” đúng hẹn, nhưng số tiền này sẽ lấy từ đâu?

17_WJUA

Quốc hội đã thông qua việc việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thành dự án thành phần

Vẫn nhìn vào ngân sách

Về việc huy động và bố trí vốn cho công tác giải phóng mặt bằng của Dự án sân bay Long Thành, ngày 10/11/2016, Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 2 đã thông qua Nghị quyết số 26/2016/QH14 về Kế hoạch vốn trung hạn (giai đoạn 2016 - 2020) trong đó, bố trí vốn cho Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là 5.000 tỷ đồng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa, trên cơ sở số liệu, thông tin điều tra, khảo sát sơ bộ và cập nhật đơn giá mới nhất của UBND tỉnh Đồng Nai, cho thấy tổng kinh phí khái toán cho công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án khoảng 23.000 tỷ đồng, trong đó có 5.030 tỷ đồng để xây dựng khu tái định cư.

Do đó, với 5.000 tỷ đồng trong kế hoạch vốn trung hạn đã được Quốc hội thông qua dành cho công tác giải phóng mặt bằng, trước mắt, tập trung thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định cư; tiếp theo sẽ tiến hành các trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án.

Với quy mô 5.000 ha đất, bao gồm cả 1.050 ha đất cho quốc phòng, 1.200 ha đất cho hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không và các công trình thương mại khác, trước mắt, để giải phóng mặt bằng một lần thì cần phải sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện, bởi vì, thực tế công tác giải phóng mặt bằng khó có thể huy động được từ nguồn vốn vay ODA cũng như kêu gọi xã hội hóa đầu tư.

Như vậy, có thể thấy rằng công tác giải phóng mặt bằng sẽ vẫn phải nhìn hết vào ngân sách, trong bối cảnh nợ công tăng cao. Tuy nhiên, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cũng cho rằng, vẫn còn một “cửa” để có thể hoàn trả một phần vốn để giải phóng mặt bằng là việc đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng các công trình thương mại và dịch vụ, khấu trừ tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư, nguồn thu từ việc cho thuê đất ngắn hạn đối với các khu vực chưa triển khai xây dựng các hạng mục công trình của dự án. Trong dài hạn, Chính phủ sẽ tiếp tục báo cáo Quốc hội việc xem xét cân đối, bổ sung và bố trí vốn cho dự án.

Thừa nhận khoản dự chi 5.000 tỷ đồng so với nhu cầu 23.000 tỷ là “không ăn thua gì”, nhưng theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong quá trình quy hoạch làm sân bay, đã tính tới việc khai thác quỹ đất để tạo nguồn vốn cho đầu tư sân bay, nên “chúng ta cũng còn phần dự phòng của đầu tư”.

“Chúng ta đã tính năm 2025, Long Thành phải xong giai đoạn I, thì nay Quốc hội yêu cầu phải sớm hơn để giải quyết vấn đề quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất. Bây giờ nó đã quá tải ngay trước mắt chúng ta, từ trước tết Tân Sơn Nhất như mỗi nỗi ám ảnh cho những người đi máy bay. Dù rất gần nhưng người ta phải đi trước mấy tiếng đồng hồ vì sợ tắc đường”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Giải bài toán tiến độ

Theo tiến độ dự kiến, Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án sẽ được hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét thông qua vào năm 2019. Trong khi đó, theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, tỉnh cần khoảng thời gian ít nhất là 03 năm để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 của dự án.

Bài toán tiến độ khiến cho việc đẩy nhanh giải phóng mặt bằng là cần thiết, tuy nhiên cũng có thể hiểu rằng trong vòng 3 năm, số tiền 23 ngàn tỷ sẽ phải chi từ ngân sách, trong khi các khoản được kỳ vọng sẽ giúp hoàn trả một phần vốn vẫn chưa thấy, nên có thể thấy trung bình mỗi năm ngân sách sẽ phải chi khoảng gần 8 tỷ đồng.

Theo tiến độ hiện nay, dự kiến nếu Quốc hội thông qua Báo cáo nghiên cứu khả thi vào năm 2019 thì sớm nhất năm 2020 địa phương mới có thể bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư để triển khai các bước tiếp theo của Dự án, phù hợp với tiến độ đưa Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào khai thác từ năm 2025 theo Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội.

Áp lực tiến độ khiến cho việc phê chuẩn một nghị quyết cho phép tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gần như là điều bắt buộc ở thời điểm hiện tại. Lý do là trong trường hợp không được tách, phải đến sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt (dự kiến vào năm 2019) tỉnh Đồng Nai mới đủ cơ sở pháp lý để triển khai thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu tái định cư và sau đó mới thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của 5.000 ha đất dự án.

“Khi đó việc triển khai thi công sẽ phải phụ thuộc vào tiến độ bàn giao mặt bằng nên có thể sẽ phải kéo dài thời gian thực hiện dự án khoảng từ 2-3 năm, chưa kể kinh phí giải phóng mặt bằng sẽ tăngthêm do giá thị trường xung quanh khu vực dự án liên tục tăng, đồng thời tình trạng đời sống của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp, cơ quan trong vùng dự án sẽ gặp thêm nhiều khó khăn”, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho biết.

Đáng chú ý là lý do “dân sinh” cũng đã được viện dẫn trong Tờ trình lần này. Theo đó, việc tách ngay nội dung hạng mục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ giúp Dự án được triển khai đảm bảo tiến độ và “sớm ổn định đời sống nhân dân trong khu vực dự án”.

Tham gia thảo luận về vấn đề này tại Quốc hội, Đại biểu Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai cho rằng “dự án đã được công bố quy hoạch hơn 10 năm rồi nên dân rất băn khoăn, lo lắng về công việc, cuộc sống, chuyển đổi nghề nghiệp”. “Nếu không sớm thu hồi GPMB thì rất lo phức tạp phát sinh, khó lường như giá đất lên cao. Hiện nay giá đất đã tăng từ 8-10 lần rồi, ảnh hưởng đến sau này hỗ trợ tái định cư”, bà nói.

Bên cạnh đó, về kinh phí, tính toán báo cáo Quốc hội khóa XIII là 18 nghìn tỷ, nay tính theo giá năm 2017 đã trượt giá lên 23 nghìn tỷ, nếu chậm giá còn tăng cao nữa, sẽ ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư. “Bà con Đồng Nai mong muốn dự án nhanh được thực hiện để họ được ổn định cuộc sống trong thời gian sớm nhất, có công ăn việc làm ổn định, lúc đó mới thấy bức tranh hoàn chỉnh cho dự án sân bay quốc tế Long Thành đẹp không chỉ cho Đồng Nai mà cho cả nước”, bà Thanh nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ