TP.HCM muốn mở thêm khu công nghiệp để đón nhà đầu tư

Nhàđầutư
Theo Hepza, để thu hút nhà đầu tư trong năm 2021, TP.HCM sẽ có thêm ít nhất 1 KCN mới, dự kiến được xây dựng trên 380,8 ha đất tại huyện Bình Chánh. KCN này được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
LÝ TUẤN
18, Tháng 11, 2020 | 06:38

Nhàđầutư
Theo Hepza, để thu hút nhà đầu tư trong năm 2021, TP.HCM sẽ có thêm ít nhất 1 KCN mới, dự kiến được xây dựng trên 380,8 ha đất tại huyện Bình Chánh. KCN này được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Nhiều chỉ tiêu giảm do ảnh hưởng COVID-19

Theo thông tin từ Ban quản lý Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza), tính đến hết tháng 10/2020, tổng vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 591,94 triệu USD, đạt 118,39% kế hoạch (500 triệu USD), tăng 7,16% so với cùng kỳ năm 2019 (552,41 triệu USD).

Diện tích đất cho thuê dạt 86,58 ha, giảm 17,35% so với cùng kỳ năm 2019 (104,76 ha), diện tích nhà xưởng cho thuê đạt 62.220 m2, giảm 10,77% so với cùng kỳ năm 2019 (69.731 m2).

Trong đó, đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 270,67 triệu USD, giảm 19,14% so với cùng kỳ năm 2019 (334,75 triệu USD), cấp mới 11 dự án với vốn đầu tư đăng ký 90,97 triệu USD, giảm 42,15% so với cùng kỳ năm 2019 (157,25 triệu USD); 25 dự án tăng vốn với vốn điều chỉnh tăng 179,70 triệu USD, tăng 1,24% so với cùng kỳ năm 2019 (177,49-triệu USD)

datcongnghiep

Một góc khu công nghiệp Hiệp Phước tại huyện Nhà Bè, TP.HCM. Ảnh: Hiepphuoc.com

Trước thực trạng trên, ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng Ban Hepza cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã làm hạn chế đi lại của nhà đầu tư dẫn đến việc thu hút mới đầu tư nước ngoài giảm. 

Dù vậy, trong đại dịch, có nhiều dự án đầu tư mới tập trung vào ngành công nghiệp dịch vụ. Cụ thể là đầu tư xây dựng nhà xưởng cho thuê, hoặc mua lại nhà xưởng cũ, đầu tư làm kho cho thuê, logistic của các công ty phát triển hạ tầng. 

“Có 2 nhà đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực này, nhưng có 1 dự án đầu tư logistic 80 triệu USD của Công ty CP SG Logistic (thuộc Tập đoàn BW - Hà Lan) tại KCN Tân Phú Trung”, ông Hưng chia sẻ.

Về đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư thu hút đạt 7.439,60 tỷ đồng (tương đương 321,27 triệu USD), tăng 47,60% so với cùng kỳ năm 2019 (217,66 triệu USD). 

Trong đó, cấp mới 46 dự án với vốn đầu tư đăng ký 5.811 tỷ đồng (250,94 triệu USD), tăng 29,71% so với cùng kỳ năm 2019 (193,47 triệu USD); 32 dự án tăng vốn với vốn điều chỉnh tăng 1.628,61 tỷ đồng (70,33 triệu USD), gấp 2,91 lần so với cùng kỳ năm 2019 (24,19 triệu USD).

Theo Trưởng Ban Hepza, vốn đầu tư cấp mới tập trung vào các dự án xây dựng nhà xưởng, kho cho thuê của một số Công ty phát triển hạ tầng (do quỹ đất sạch tại các khu công nghiệp (KCN) ngày càng giảm, nhu cầu thuê lại nhà xưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ,...tăng) và các dự án nhận chuyển nhượng quyền thuê đất, nhà xưởng từ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất.

Số liệu Hepza cung cấp cũng cho thấy, thu hút đầu tư 4 ngành công nghiệp trọng yếu, có 26/57 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 153,38 triệu USD, chiếm 45% tổng vốn đầu tư thu hút mới. 

Trong đó, dự án đầu tư nước ngoài có 6/11 dự án với vốn đầu tư 5,67 triệu USD, chiếm 6% vốn đầu tư nước ngoài thu hút mới; dự án trong nước có 20/46 dự án với vốn đầu tư hơn 3.420 tỷ đồng (tương đương 147,7 triệu USD), chiếm 59% vốn đầu tư trong nước cấp mới.

Bên cạnh đó, thu hút đầu tư một số ngành như: Ngành công nghiệp hỗ trợ, có 23/57 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 140,83 triệu USD, chiếm 41% tổng vốn đầu tư thu hút mới; công nghiệp hỗ trợ thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu, có 19/57 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 135,11 triệu USD, chiếm 39%; công nghiệp dịch vụ, có 20/57 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 174,39 triệu USD, chiếm 51%.

Từ kết quả thu hút đầu tư trên, Hepza cho rằng, xu hướng nhu cầu về dịch vụ phục vụ công nghiệp như kho vận, logistics, nhà xưởng cao tầng, nhà xưởng 1 tầng, hiện đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm và đầu tư trong giai đoạn khó khăn hiện nay do COVID-19. Các nhà đầu tư vẫn tiến hành thuê đất, triển khai xây dựng tạo quỹ kho, xưởng để sẵn sàng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

“Trong thời gian tới, thu hút vốn đầu tư sẽ gặp khó khăn do tiếp tục ảnh hưởng của dịch COVID-19, làm hạn chế đi lại của nhà đầu tư và suy giảm kinh tế toàn cầu; các khu chế xuất, KCN không có quỹ đất lớn và giá thuê đất cao, nên khó thu hút được các dự án lớn”, Hepza dự báo.

Mở thêm khu công nghiệp 

Theo thông tin từ Hepza, việc quy hoạch các KCN đã được phê duyệt trước đó, thì TP.HCM có khoảng 5.800 ha, nhưng đến nay, đã cho thuê được khoảng 3.800 ha.

Vấn đề này cũng được đại diện Hepza thừa nhận, 2 KCN hiện còn quỹ đất tương đối lớn là Hiệp Phước và Cơ khí ô tô, song lại đang vướng mắc các vấn đề liên quan đến pháp lý, công tác giải phóng mặt bằng…, nên cũng hạn chế thu hút đầu tư. Dự kiến đến hết quý I/2021, các vướng mắc liên quan đến pháp lý của 2 KCN này sẽ được giải quyết xong.

Bên cạnh đó, quỹ đất sạch có thể thu hút đầu tư cho năm 2021 tại TP.HCM ở mức rất thấp, chỉ khoảng 120 ha. Trong khi đó, trong 5 năm qua, quỹ đất chuẩn bị cho đầu tư ở mức 500-600 ha/năm.

Về tạo quỹ đất công nghiệp, theo Hepza, TP.HCM hiện có 17 khu chế xuất, KCN và dự kiến sẽ có 23 khu trong thời gian tới. Trước mắt, trong năm tới, sẽ có thêm ít nhất 1 KCN.

dad-0810

Xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, nơi có khu đất 380,8 ha được  UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho thành phố lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu công nghiệp mới. Ảnh Google Maps.

Liên quan đến thông tin này, trước đó, ngày 22/5/2020, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp Hepza, Sở TN&MT, UBND các quận - huyện liên quan rà soát lại quy hoạch các KCN, khu chế xuất báo cáo đề xuất trình UBND TP.HCM giải pháp nhằm tạo quỹ đất thu hút đầu tư.

Bên cạnh đó, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, hỗ trợ UBND TP.HCM xây dựng KCN ứng dụng công nghệ cao (380,8 ha tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh) có chất lượng và có tính cạnh tranh cao phù hợp với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Trước nội dung trên, ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng Ban Hepza đánh giá, đây sẽ là một KCN chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

“Thành phố rất quyết tâm làm KCN này. Chương trình hành động của Hepza cũng đã nêu rõ ưu tiên xây dựng KCN ứng dụng công nghệ cao. Cấp có thẩm quyền đang xem xét, cho ý kiến để triển khai các bước thực hiện đầu tư, xây dựng KCN này”, ông Hưng cho biết.

Theo thông tin từ UBND TP.HCM, khu đất 380,8 ha dự kiến xây dựng KCN  nằm trong 668 ha đất nông nghiệp tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh đã được Thủ tướng chấp thuận chuyển đổi sang đất công nghiệp và dự kiến để thay thế cho 3 KCN đã được kiến nghị xóa bỏ trước đây do thiếu tính khả thi, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân trong khu quy hoạch, gồm các khu Bàu Đưng 200 ha, Phước Hiệp 175 ha (huyện Củ Chi) và khu Xuân Thới Thượng 300 ha (huyện Hóc Môn).

Đồng thời, diện tích thay thế này cũng để đảm bảo phù hợp cho tổng diện tích đất công nghiệp đã được Thủ tướng phân khai cho TP.HCM từ năm 2004.

Hiện toàn khu đất 668 ha này có khoảng 287,2 ha là đất trồng rừng sản xuất và khoảng 380,8 ha là đất nông nghiệp theo đồ án quy hoạch chung xây dựng Thành phố (chưa trừ diện tích đường giao thông, kênh, mương, đường điện 110KV-220KV...).

Bên cạnh đó, khu đất 380,8 ha được kiến nghị xây dựng KCN này gần với các KCN hiện có như KCN Vĩnh Lộc, KCN Phạm Văn Hai… có thể hình thành được một KCN tập trung có tính liên kết về nghiên cứu, sản xuất, thương mại, phân phối và lưu thông hàng hóa, rất thuận lợi cho việc phát triển sau này.

Ngoài ra, khu đất này còn thuận lợi về kết nối giao thông với các trục chính như quốc lộ 1A, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, trục vành đai 3 lộ giới 60 m cắt ngang khu đất, tuyến đường tây bắc lộ giới 60 m nối TP với Long An và 2 tuyến đường Thanh Niên lộ giới 40m, Kênh An Hạ lộ giới 30 m nối từ tỉnh lộ 10 vào khu đất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ