TP.HCM đề ra 8 kế hoạch trọng tâm giúp doanh nghiệp trong các Khu chế xuất - Khu công nghiệp phát triển

Nhàđầutư
Thu hút đầu tư có chọn lọc, xúc tiến thu hút đầu tư vào 4 ngành công nghiệp trọng yếu của TP.HCM; chuẩn bị quỹ đất thu hút đầu tư; xây dựng ‘Đề án định hướng phát triển KCX-KCN đến năm 2025, tầm nhìn 2030’… là những đề án mà Hepza đề ra trong thời gian tới.
LÝ TUẤN
12, Tháng 07, 2020 | 14:21

Nhàđầutư
Thu hút đầu tư có chọn lọc, xúc tiến thu hút đầu tư vào 4 ngành công nghiệp trọng yếu của TP.HCM; chuẩn bị quỹ đất thu hút đầu tư; xây dựng ‘Đề án định hướng phát triển KCX-KCN đến năm 2025, tầm nhìn 2030’… là những đề án mà Hepza đề ra trong thời gian tới.

Thu hút vốn đầu tư đạt 60,59% kế hoạch sau 6 tháng đầu năm

Đánh giá mặt tích cực về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong Khu chế xuất – Khu công nghiệp (KCX – KCN) sau 6 tháng đầu năm 2020, ông Đào Xuân Đức, Phó Trưởng Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza) cho biết, các doanh nghiệp hầu như ít bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tuy nhiên, dự báo 6 tháng cuối năm số doanh nghiệp bị ảnh hưởng sẽ tăng lên do thiếu đơn hàng sản xuất như để khắc phúc vấn đề này các doanh nghiệp đã chủ động thực hiện các giải pháp nhằm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh trong tình hình dịch bệnh.

Theo ông Đức, mặc dù trên 17.000 lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 (mất việc, tạm thời ngừng việc), trong đó có hơn 1.500 lao động nghỉ việc không hưởng lương, nhưng tình hình an ninh trật tự trong KCX-KCN được đảm bảo, việc triển khai chính sách hỗ trợ người lao động được thực hiện kịp thời, đúng quy định.

dat-cong-nghiep-la-gi-1

Ảnh minh họa.

Tính đến ngày 30/6/2020, tổng vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 302,97 triệu USD, đạt 60,59% kế hoạch (500 triệu USD), tăng 29,92% so với cùng kỳ năm 2019 (233,19 triệu USD). Diện tích đất cho thuê đạt 52,62 ha, tăng 17,31% so với cùng kỳ năm 2019 (44,85 ha), diện tích nhà xưởng cho thuê đạt 28.942 m2, giảm 37,64% so với cùng kỳ năm 2019 (46.410 m2). Cụ thể:

Về đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư thu hút đạt 109,96 triệu USD, giảm 1,48% so với cùng kỳ năm 2019 (111,62 triệu USD). Trong đó, cấp mới 9 dự án với vốn đầu tư đăng ký 10,15 triệu USD, giảm 81,5% so với cùng kỳ năm 2019 (54,87 triệu USD); 15 dự án tăng vốn với vốn điều chỉnh tăng 99,82 triệu USD, tăng 75,89% so với cùng kỳ năm 2019 (56,75 triệu USD).

Về đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư trong nước thu hút đạt 4.469,41 tỷ đồng (tương đương 193 triệu USD), tăng 58,75% so với cùng kỳ năm 2019 (121,57 triệu USD). Trong đó, cấp mới 27 dự án với vốn đầu tư đăng ký 3.743,66, tỷ đồng (tương đương 161,66 triệu USD), tăng 55,97% so với cùng kỳ năm 2019 (103,65 triệu USD); 22 dự án tăng vốn với vốn điều chỉnh tăng 725,75 tỷ đồng (tương đương 31,34 triệu USD), tăng 74,85% so với cùng kỳ năm 2019 (17,92 triệu USD).

Dù vậy, ông Đào Xuân Đức cho rằng, vốn thu hút đầu tư tăng chủ yếu do vốn đầu tư trong nước tăng và một số dự án nước ngoài đang hoạt động mở rộng sản xuất, điều chỉnh tăng vốn. Trong khi đó, thu hút mới đầu tư nước ngoài vẫn giảm, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã làm hạn chế đi lại của nhà đầu tư.

8 kế hoạch trọng tâm

Trước tình hình đó, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM đã đưa ra 8 kế hoạch trọng tâm giúp doanh nghiệp trong các KCX-KCN phát triển trong thời gian tới.

Thứ nhất thu hút đầu tư có chọn lọc, xúc tiến thu hút đầu tư vào 4 ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm), có hàm lượng công nghệ cao và ít thâm dụng lao động, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp; rà soát quỹ đất sẵn sàng cho thuê, khai thác các KCN đã sẵn sàng quỹ đất, nhà xưởng.

Thứ hai chuẩn bị quỹ đất thu hút đầu tư, trong đó, theo dõi, thúc đẩy, phối hợp Sở ngành tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các khu công nghiệp mới và mở rộng, để sớm triển khai (KCN Tây Bắc củ Chi mở rộng, Vĩnh Lộc mở rộng, Lê Minh Xuân mở rộng, Lê Minh Xuân 2, Hiệp Phước 3, Vĩnh Lộc 3); vướng mắc của KCN đang hoạt động còn quỹ đất thu hút đầu tư (KCN Hiệp Phước giai đoạn 2 về xác định nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước).

Bên cạnh đó, phối hợp Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở TN&MT hoàn chỉnh đề án bổ sung KCN mới Phạm Văn Hai 380,8 ha vào quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2015, định hướng 2020, tham mưu UBND thành phố hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ.

Thứ ba giám sát triển khai dự án đầu tư, tăng cường công tác giám sát dự án đầu tư, kiểm tra, thanh tra các dự án đầu tư có dấu hiệu vi phạm trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, lao động, mỗi trường,..

Tiếp tục theo dõi tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCX, KCN, triển khai các giải pháp hỗ trợ đến các doanh nghiệp.

Thứ tư lao động, Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong KCX, KCN bị chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương do ảnh hưởng của dịch COVID-19,

Phối hợp Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố tổ chức 4 lớp tuyến truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, triển khai thu tập thông tin nhu cầu lao động tại 700 doanh nghiệp trong KCX-KCN.

Thứ năm quy hoạch – Xây dựng, theo dõi, hỗ trợ các Công ty Phát triển hạ tầng đối với các đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 KCX Tân Thuận, KCN Tây Bắc Củ Chi, Tân Tạo.

Đôn đốc, hỗ trợ Công ty Phát triển hạ tầng về thủ tục pháp lý để sớm triển khai xây dựng nhà xưởng tiêu chuẩn, nhà xưởng cao tầng phục vụ cho thu hút đầu tư. Ban hành Kế hoạch liên tịch phối hợp với UBND quận - huyện về quản lý trật tự xây dựng.

Thứ sáu về môi trường, tiếp tục theo dõi thực hiện phê duyệt kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2020 và hết tháng 5/2021 của Chi cục Bảo vệ môi trường, thực hiện đầu thầu tổ chức thực hiện kinh phí sự nghiệp môi trường, để sớm triển khai kế hoạch kiểm tra các dự án trong KCX-KCN về bảo vệ môi trường.

Tổ chức 7 lớp tập huấn các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn hóa chất cho các doanh nghiệp trong KCX-KCN trong tháng 7/2020. Giải quyết khiếu nại môi trường, kiểm tra đột xuất môi trường khi có phản ánh của Doanh nghiệp và người dân kịp thời.

Kiểm tra khắc phục môi trường đối với các trường hợp đã kiểm tra môi trường định kỳ năm 2019; tiếp tục phối hợp với Sở, ngành kiểm tra cấp pháp lý về lĩnh vực bảo vệ môi trường và đủ điều kiện kinh doanh an toàn hóa chất trong KCX-KCN.

Ngoài ra, kiến nghị Bộ TN&MT hướng dẫn tái sử dụng nước thải mục đích tưới cây, rửa đường đối với các KCX-KCN xử lý nước thải đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A, tiết kiệm chi phí sử dụng nước và hạn chế khai thác nước ngầm.

Thứ bảy cải cách hành chính, triển khai thực hiện dự án “Nâng cấp trang thông tin điện tử tại Ban quản lý”, dự án “Xây dựng ứng dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4 tại Ban quản lý”, phần mềm quản lý văn bản trên các thiết bị thông minh; triển khai xây dựng phần mềm trung tâm quản lý camera tại Ban quản lý để kết nối hệ thống camera tại các KCN.

cuối cùng xây dựng kế hoạch phát triển KCX-KCN giai đoạn 5 năm 2021-2025. Tiếp tục triển khai xây dựng “Đề án định hướng phát triển KCX-KCN đến năm 2025, tầm nhìn 2030” theo tiến độ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ