Tổng Kiểm toán: Có quyền khởi kiện báo cáo kiểm toán ra tòa

Nhàđầutư
"Nếu được Quốc hội cho phép, báo cáo kiểm toán nhà nước có thể tham gia vào trong tố tụng dân sự. Tức là các đối tượng kiểm toán và các đối tượng liên quan có quyền khởi kiện báo cáo kiểm toán nhà nước ra tòa", Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
THẮNG QUANG
07, Tháng 06, 2019 | 21:09

Nhàđầutư
"Nếu được Quốc hội cho phép, báo cáo kiểm toán nhà nước có thể tham gia vào trong tố tụng dân sự. Tức là các đối tượng kiểm toán và các đối tượng liên quan có quyền khởi kiện báo cáo kiểm toán nhà nước ra tòa", Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Chiều 7/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước. 

Kiểm toán phải phòng ngừa được tham nhũng

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước và nhiều ý kiến được nêu trong báo cáo thẩm tra.

Ông góp ý Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã sửa đổi theo hướng quy định chung về trách nhiệm công khai, minh bạch trong hoạt động các tổ chức, đơn vị. Các nội dung được công khai minh bạch trong từng lĩnh vực cụ thể sẽ do các luật chuyên ngành quy định để tránh việc chồng chéo, trùng lặp.

Vì vậy, theo ông, Luật Kiểm toán nhà nước cần quy định cụ thể về vấn đề này. Hiện nay, Luật có một số quy định về công khai. Tuy nhiên, những quy định này chưa đầy đủ, cần rà soát để bổ sung các nội dung khác cần công khai như: Kế hoạch kiểm toán hàng năm.

"Bên cạnh đó, luật có quy định về công khai, báo cáo kiểm toán, nhưng không quy định thời hạn phải công khai. Điều này làm giảm ý nghĩa, thậm chí làm vô hiệu hóa quy định về công khai. Vì vậy, cần bổ sung thời hạn về công khai sau khi báo cáo được ký ban hành", đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nói.

Vị đại biểu cũng cho rằng Luật Phòng, chống tham nhũng đã bổ sung nhiều quy định liên quan đến thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước trong việc chuyển đổi vị trí công tác, trong việc ban hành quy tắc ứng xử của kiểm toán nhà nước.

Đồng thời với vai trò là luật chuyên ngành quy định về tổ chức hoạt động của Kiểm toán nhà nước, Luật Kiểm toán nhà nước cần pháp điển hóa các thẩm quyền này của Tổng Kiểm toán nhà nước. Vì vậy, ông đề nghị bổ sung vào khoản 5 Điều 13 quy định Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm quy định quy tắc ứng xử và việc chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn trong kiểm toán nhà nước.

hoang-van-cuong

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn TP. Hà Nội).

Đại biểu Hoàng Văn Cường (TP. Hà Nội) cũng đồng tình với quan điểm sửa đổi luật lần này là nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan kiểm toán trong việc kiểm tra, giám sát về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản công.

Đại biểu Cường nhận định qua báo cáo kiểm toán hàng năm, hầu như cuộc kiểm toán nào cũng phát hiện ra sai phạm và kiến nghị thu hồi cho ngân sách nhiều tỷ đồng. Ông nhìn nhận: "Nếu chúng ta tăng cường cho công tác kiểm toán, đứng về mặt kinh tế so sánh giữa chi phí bỏ ra với phần thu về, truy thu thì chắc chắn chúng ta sẽ có được nguồn kinh tế, nguồn tiền rất lớn".

Bên cạnh đó, cũng theo ông, ý nghĩa lớn hơn là phòng ngừa được tham nhũng, tránh được sai phạm. Do đó, ông đề nghị phải quy định Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm kiểm toán tất cả các hoạt động có liên quan đến thu, chi ngân sách và sử dụng tài sản công như rất nhiều nước trên thế giới quy định, chứ không chỉ kiểm toán lựa chọn, kiểm toán mẫu, hoặc là phải để cho Bộ trưởng gửi văn bản yêu cầu mới thực hiện kiểm toán.

Đại biểu Quốc hội đoàn TP. Hà Nội cũng đồng tình với việc quy định trách nhiệm kiểm toán là phải lần theo dấu vết của dòng tiền ngân sách để xem việc sử dụng dòng tiền đó đúng mục đích và có thất thoát hay không. Không chỉ những đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách mà những đơn vị có liên quan đến việc thu, chi ngân sách và sử dụng tài sản công dều là đối tượng chịu sự kiểm toán.

Báo cáo kiểm toán có thể tham gia vào tố tụng

Phát biểu làm rõ một số vấn đề mà các đại biểu Quốc hội quan tâm, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc tiếp thu ý kiến của các đại biểu góp ý. Ông giải trình làm rõ một số vấn đề.

Về quyền khiếu nại của báo cáo kiểm toán, Tổng Kiểm toán Nhà nước khẳng định Điều 69 tại Luật Kiểm toán năm 2015 cho phép khiếu nại báo cáo kiểm toán. Luật năm 2015 quy định trên cơ sở luật 02 về Luật Khiếu nại.

Tức là trong trường hợp khác có quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thì áp dụng theo quy định của luật đó tại khoản 10 Điều 3 Luật Khiếu nại. Cho nên, về khiếu nại đợt này, ông Hồ Đức Phớc đề nghị các đơn vị có liên quan cũng được quyền khiếu nại báo cáo kiểm toán nhà nước.

Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng thấy rằng báo cáo kiểm toán nhà nước nếu được Quốc hội cho phép có thể tham gia vào trong tố tụng dân sự. Tức là các đối tượng kiểm toán và các đối tượng liên quan có quyền khởi kiện báo cáo kiểm toán ra tòa. Chúng tôi cũng xin tiếp thu như vậy", ông Phớc nói.

Ho-duc-phoc

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớ c phát biểu trước Quốc hội chiều 7/6. 

Bổ sung quy định để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, ông khằng định là bổ sung quy định về vấn đề xác minh. Ông phân tích Điều 62 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định, trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện có vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo, xác minh làm rõ và xử lý theo quy định của luật này".

Theo đó, Luật Kiểm toán nhà nước muốn đưa điều xác minh này vào là để Tổng Kiểm toán Nhà nước quy địnhh về trình tự, thủ tục xác minh, tránh trường hợp Kiểm toán viên lợi dụng. Bởi vì, Luật Kiểm toán sau khi ban hành chỉ có Tổng Kiểm toán quy định chi tiết một số vấn đề về mặt nghiệp vụ, chứ không có nghị định hướng dẫn thi hành.

"Việc chỉ xác minh mà không có trong quy định của Luật Kiểm toán nhà nước thì rất khó để đưa ra trình tự, thủ tục. Ví dụ, chúng tôi quy định đi xác minh phải 2-3 người có trong kế hoạch chứ không để trống lợi dụng vấn đề xác minh", ông Phớc lý giải.

Về vấn đề đối tượng liên quan, Điều 68 của Luật Kiểm toán đề cập đến đối tượng liên quan nhưng chưa quy định cụ thể đối tượng liên quan là những đối tượng nào. Cho nên, trong quá trình thực tế là hoạt động gặp rất nhiều khó khăn

"Những đối tượng liên quan phải đảm bảo 2 điều kiện. Một là có sử dụng tài chính công và tài sản công. Hai là có liên quan đến đối tượng đang kiểm toán. Nói cách khác là đơn vị đang kiểm toán, thì 2 điều kiện đấy thì kiểm toán nhà nước mới tạo kiểm toán chẳng hạn, mới kiểm tra mà kiểm tra trên cơ sở đối chiếu hồ sơ, tài liệu thôi", Tổng Kiểm toán Nhà nước giải thích.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ