Thừa tiền đang đẩy lạm phát cơ bản leo thang

ĐÔNG HÀ
15:24 08/02/2020

Mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức bình quân 4% trong năm nay đang gặp thách thức, không chỉ bởi giá thịt heo tăng cao mà quan trọng hơn chính là tình trạng thừa tiền.

f1014_u21

Mặt bằng lãi suất có thể đối mặt với áp lực tăng nhẹ trong thời gian tới. Ảnh minh họa: Thành Hoa.

Thịt heo đe dọa lạm phát

Tổng cục Thống kê vừa công bố về tình hình lạm phát trong tháng 1-2020, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng tới 1,23% so với tháng 12-2019. Đây là tháng thứ ba liên tiếp lạm phát tăng cao quanh mức 1%/tháng (tháng 11-2019 tăng 0,96%; tháng 12-2019 tăng 1,4%). Kết quả này đã kéo chỉ số CPI theo năm (YoY) trong tháng 1-2020 tăng tới 6,43% so với cùng kỳ của năm 2019.

Giá thịt heo (trong tháng 1-2020 vẫn tăng tới 8,29% so với tháng 12-2019) cùng với giá cả của nhiều nhóm hàng hóa khác tăng cao theo chu kỳ vào dịp Tết Âm lịch khiến khả năng kiểm soát lạm phát ở mức bình quân khoảng 4% trong năm 2020 là rất thách thức.

Chiều ngày 31-1, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã phải triệu tập cuộc họp đột xuất của Ban Chỉ đạo điều hành giá quốc gia. Đây là cuộc họp khẩn vì ban chỉ đạo thông thường chỉ họp mỗi quí một lần. Mục đích của cuộc họp lần này là nhằm tìm kiếm giải pháp để ổn định giá thịt heo trong thời gian tới.

Theo đó, chỉ trong bốn tháng gần đây, từ tháng 10-2019 đến tháng 1-2020, giá thịt heo đã tăng tới 54,4% so với thời điểm trước khi dịch tả heo châu Phi bùng phát vào tháng 5-2019. Mặt hàng thịt tươi sống, trong đó thịt heo chiếm quyền số lớn nhất, hiện chiếm tỷ trọng khoảng 5% trong rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam. Do đó, việc giá thịt heo liên tục tăng cao đang đe dọa đến mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ trong năm 2020.

Nhưng lạm phát cơ bản tăng mới đáng lo

3b93c_2_405

Cùng với mức tăng cao của lạm phát tổng thể (Headline CPI) thì lạm phát cơ bản (Core CPI) cũng đang tăng tương ứng.

Theo đó, lạm phát cơ bản trong tháng 1-2020 tăng tới 0,76% so với tháng 12-2019 và tăng 3,25% so với cùng kỳ năm 2019. Con số này cao hơn nhiều so với mức bình quân khoảng 2% trong cả năm 2019.

Nếu như lạm phát tổng thể tăng cao trong thời gian gần đây có nguyên nhân chính xuất phát từ việc thiếu nguồn cung về thịt heo, do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi, thì yếu tố này sẽ không còn khả năng tác động mạnh đến lạm phát trong các tháng tới khi mà các doanh nghiệp đang đẩy mạnh việc tái đàn cũng như Chính phủ đẩy mạnh việc nhập khẩu thịt từ nước ngoài. Do đó, lạm phát tổng sẽ có xu hướng giảm xuống trong các tháng tới.

Tuy nhiên, diễn biến của lạm phát cơ bản lại theo chiều hướng khác khi mà các mặt hàng lương thực, thực phẩm và các mặt hàng do Nhà nước quản lý sẽ không được sử dụng để tính toán chỉ số này. Theo ước tính thì các mặt hàng trong rổ hàng hóa tính chỉ số lạm phát cơ bản chiếm khoảng 40% tổng các mặt hàng trong rổ hàng hóa tính CPI.

Do đó, việc tăng hay giảm của lạm phát cơ bản có mối tương quan mật thiết với khối lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Thông thường cung tiền tăng cao sẽ gây áp lực lên lạm phát cơ bản và ngược lại. Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua được 20 tỉ đô la Mỹ trong năm 2019, đồng nghĩa với việc bơm ra nền kinh tế khoảng 450.000 tỉ đồng tương ứng.

Rất có thể hiện tại là thời điểm mà độ trễ của dòng tiền trên đang tác động trực tiếp đến lạm phát cơ bản khi khối lượng hàng hóa được tạo ra chưa cân bằng với lượng tiền được bơm vào nền kinh tế. Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là hiện tượng thừa tiền trong lưu thông.

Áp lực đối với chính sách tiền tệ

Nếu như các mặt hàng như thịt heo, lương thực, thực phẩm tăng giá liên tục thì theo quy luật cung cầu, các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng bằng cách đẩy mạnh tái đàn và/hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, từ đó sẽ kéo giá cả của các mặt hàng này giảm xuống một điểm cân bằng.

Trong khi đó, lạm phát cơ bản có nguyên nhân trực tiếp từ khối lượng tiền dư thừa trong nền kinh tế. Đây là một bài toán khó đối với các ngân hàng trung ương trên thế giới bởi lẽ khó có một giải pháp tối ưu trong trường hợp này.

Việc thu hẹp cung tiền, đồng nghĩa với việc thực thi một chính sách tiền tệ thắt chặt, từ đó có thể đẩy mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế tăng lên.

Lãi suất tăng khiến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng theo sẽ làm giảm động lực mở rộng sản xuất kinh doanh và cuối cùng sẽ tác động trực tiếp đến tăng trưởng của nền kinh tế.

b3db7_u1

Còn ngược lại, nếu các ngân hàng trung ương không thu hẹp cung tiền, lạm phát sẽ có xu hướng tăng cao liên tục.

Người dân sẽ cảm thấy giá trị của đồng tiền bị mất giá so với giá cả của hàng hóa, từ đó họ sẽ có xu hướng chuyển sang nắm giữ các tài sản an toàn hơn như vàng hay đô la Mỹ.

Thực trạng hiện nay đang gây ra nhiều áp lực cho NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ.

Diễn biến hiện tại của lạm phát đã buộc cơ quan này dần thu hẹp cung tiền thông qua việc phát hành tín phiếu (SBV notes) kỳ hạn 91 ngày kể từ ngày 20-1 vừa qua.

Để tránh phải thu hẹp cung tiền ở mức cao trong một thời gian ngắn, NHNN có thể song song kiểm soát chặt hơn nữa nguồn vốn tín dụng chảy vào các lĩnh vực phi sản xuất như bất động sản, tiêu dùng hay đầu tư chứng khoán... Chính vì vậy mà hệ số rủi ro cho vay đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng đã được điều chỉnh tăng từ mức 150% lên 200% như quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2020.

Với những giải pháp trên thì có lẽ cung tiền sẽ dần được thu hẹp, mặt bằng lãi suất có thể đối mặt với áp lực tăng nhẹ trong thời gian tới, trong khi các lĩnh vực như bất động sản và tiêu dùng cũng sẽ bị hạn chế giải ngân từ nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng.

(Theo TBKTSG)

  • Cùng chuyên mục
Việt Nam trước những biến động thuế quan: Đa dạng hóa để tiến xa hơn

Việt Nam trước những biến động thuế quan: Đa dạng hóa để tiến xa hơn

Đa dạng hóa thị trường không còn là một lựa chọn mà là một yêu cầu cấp thiết để Việt Nam bảo vệ tăng trưởng xuất khẩu, hạn chế rủi ro từ biến động chính sách và thị trường toàn cầu.

Tài chính - 28/07/2025 13:19

Bidiphar hoàn thành 60% kế hoạch năm chỉ trong 6 tháng

Bidiphar hoàn thành 60% kế hoạch năm chỉ trong 6 tháng

Sau 6 tháng, Bidiphar ghi nhận doanh thu 916 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 202 tỷ đồng, tương đương hoàn thành 46% kế hoạch doanh thu và 60% kế hoạch lợi nhuận.

Tài chính - 28/07/2025 13:18

Thuduc House phục hồi tăng trưởng sau khi thay dàn lãnh đạo

Thuduc House phục hồi tăng trưởng sau khi thay dàn lãnh đạo

CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã TDH) có nửa đầu năm kinh doanh tích cực, ghi nhận mức lãi 19 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 33 tỷ đồng. Dưới thời HĐQT mới, công ty này cũng giảm nợ phải trả.

Tài chính - 28/07/2025 08:21

Một 'ông lớn' dược phẩm báo lãi quý II/2025 giảm 24%

Một 'ông lớn' dược phẩm báo lãi quý II/2025 giảm 24%

Dù lãi sau thuế quý II/2025 của Phytopharma giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, song lợi nhuận xét theo nửa đầu năm nay vẫn tăng trưởng 10%.

Tài chính - 27/07/2025 18:10

Giải pháp tài chính số - chìa khóa tăng trưởng trong kỷ nguyên trọng liệu

Giải pháp tài chính số - chìa khóa tăng trưởng trong kỷ nguyên trọng liệu

Trong bối cảnh làn sóng chuyển đổi số lan rộng trên toàn cầu, các doanh nghiệp – đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) – đang đứng trước thời cơ lớn để bứt phá nếu biết tận dụng sức mạnh của công nghệ tài chính (Fintech).

Tài chính - 27/07/2025 13:20

Cổ phiếu VietCredit lên đỉnh, VICEM chuẩn bị thoái vốn

Cổ phiếu VietCredit lên đỉnh, VICEM chuẩn bị thoái vốn

Sau năm tái cấu trúc chuyển hướng cho vay số, VietCredit báo lãi đột biến nửa đầu năm. Doanh nghiệp dự kiến kết quả kinh doanh sẽ trở lại mức bình thường từ 2026.

Tài chính - 27/07/2025 07:20

Không còn cung cấp dịch vụ cho Vietjet, SGN báo lãi quý II giảm 9%

Không còn cung cấp dịch vụ cho Vietjet, SGN báo lãi quý II giảm 9%

Trong nửa đầu năm 2025, lãi ròng SGN đạt 141,6 tỷ đồng, 3,66% so với cùng kỳ năm trước, và hoàn thành 89% mục tiêu cả năm.

Tài chính - 26/07/2025 18:13

Quý kinh doanh báo lãi kỷ lục của FPT Telecom

Quý kinh doanh báo lãi kỷ lục của FPT Telecom

Đi cùng với KQKD quý II/2025 lập kỷ lục, FPT Telecom cũng gây ấn tượng với "núi" tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lên đến hơn 13.000 tỷ đồng.

Tài chính - 26/07/2025 07:31

Cổ phiếu TAL 'chào sàn' HoSE ngày 1/8

Cổ phiếu TAL 'chào sàn' HoSE ngày 1/8

Gần 312 triệu cổ phiếu TAL của CTCP Đầu tư Bất động sản Taseco sẽ chính thức giao dịch trên HoSE từ ngày 1/8 với giá tham chiếu 25.500 đồng/CP.

Tài chính - 26/07/2025 07:00

Sếp quỹ PYN Elite lạc quan về kịch bản VN-Index lên 1.800 điểm

Sếp quỹ PYN Elite lạc quan về kịch bản VN-Index lên 1.800 điểm

Ông Petri Deryng, người đứng đầu quỹ PYN Elite, cho rằng kịch bản chỉ số VN-Index đạt 1.800 điểm vào cuối năm nay là khả quan.

Tài chính - 26/07/2025 07:00

PAN Group hoàn thành 38% kế hoạch lãi sau nửa đầu năm

PAN Group hoàn thành 38% kế hoạch lãi sau nửa đầu năm

PAN Group sau 2 quý đầu năm 2025 đã hoàn thành lần lượt 47,4% kế hoạch doanh thu và gần 38% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm nay.

Tài chính - 25/07/2025 17:13

Thu nhập ngoài lãi kéo lợi nhuận quý II/2025 của ACB

Thu nhập ngoài lãi kéo lợi nhuận quý II/2025 của ACB

Báo cáo tài chính quý II/2025 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho thấy lợi nhuận trước thuế đạt 6.093 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, áp lực từ chi phí vốn và cạnh tranh lãi suất tiếp tục là thách thức trong nửa cuối năm.

Tài chính - 25/07/2025 16:18

Nhóm chứng khoán kéo VN-Index vượt đỉnh lịch sử

Nhóm chứng khoán kéo VN-Index vượt đỉnh lịch sử

Phiên ngày 25/7 đánh dấu mốc mới của thị trường chứng khoán Việt Nam khi VN-Index ghi nhận đỉnh mới 1.531,12 điểm, vượt qua đỉnh lịch sử thiết lập đầu năm 2022.

Tài chính - 25/07/2025 16:17

LIZEN khởi động kế hoạch gọi vốn sau 4 năm

LIZEN khởi động kế hoạch gọi vốn sau 4 năm

LIZEN sẽ lấy ý kiến cổ đông phương án chào bán riêng lẻ tối đa 100 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp tại cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường tới đây.

Tài chính - 25/07/2025 13:56

Để quỹ đầu tư thành kênh huy động vốn cho kinh tế tư nhân

Để quỹ đầu tư thành kênh huy động vốn cho kinh tế tư nhân

Việc khuyến khích người dân và xã hội đầu tư vào kênh chứng chỉ quỹ là tiền đề quan trọng để quỹ đầu tư trở thành kênh huy động vốn quan trọng thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.

Tài chính - 24/07/2025 15:16

 Nhà băng quan ngại rủi ro đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu

Nhà băng quan ngại rủi ro đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu

Ngoài đầu tư kinh doanh bất động sản vẫn được xem là lĩnh vực rủi ro tín dụng cao, trong năm 2026, đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu cũng là lĩnh vực mà các nhà băng quan ngại, được đánh giá rủi ro hơn cả đầu tư chứng khoán.

Tài chính - 24/07/2025 14:10