Thủ tướng: 'Sóc Trăng phải coi đột phá về hạ tầng là chiến lược'

Nhàđầutư
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định như vậy khi tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng ngày 28/4. Theo Thủ tướng, các địa phương cần thực hiện tốt 3 đột phá, trong đó đột phá về hạ tầng là chiến lược, đồng thời phải đột phá về nguồn nhân lực, đột phá về thể chế...
PHÚ KHỞI
28, Tháng 04, 2022 | 14:27

Nhàđầutư
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định như vậy khi tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng ngày 28/4. Theo Thủ tướng, các địa phương cần thực hiện tốt 3 đột phá, trong đó đột phá về hạ tầng là chiến lược, đồng thời phải đột phá về nguồn nhân lực, đột phá về thể chế...

ttg

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư. Ảnh VĐ

5 trụ cột, 4 đồng hành

Ngày 28/4, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội nghị xúc tiến mời gọi đầu tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành trung ương đã đến dự. Trong giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh Sóc Trăng định hướng mời gọi đầu tư vào 5 lĩnh vực trụ cột, đó là dịch vụ logistics, hạ tầng công nghiệp, đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch và năng lượng tái tạo, trong đó có dự án đầu tư cảng nước sâu Trần Đề.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để thu hút được nhà đầu tư đến làm ăn sinh sống tại địa phương, ngoài lợi thế tự nhiên vốn có, các địa phương phải có hệ sinh thái môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch.

“Để có được hệ sinh thái môi trường đằu tư tốt thì các địa phương phải bám sát thực tế, lấy thực tiễn làm thước đo để xây dựng thể chế, cơ chế minh bạch. Cùng với đó, các địa phương cũng cần thực hiện tốt 3 đột phá trong đó đột phá về hạ tầng là chiến lược, đồng thời phải đột phá về nguồn nhân lực, đột phá về thể chế, tạo nên môi trường đầu tư minh bạch, thân thiện. Chúng ta đi sau mà muốn đi nhanh thì phải tạo nên bước đột phá”, Thủ tướng lưu ý.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, Trung ương cùng 13 tỉnh, thành cần thực hiện tốt quy hoạch.

thu tuong kaho sat cang 1

Thủ tướng khảo sát vị trí dự kiến đầu tư cảng nước sâu Trần Đề. Ảnh TQ

“Từ nhiều năm nay vùng này được xem là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm quyết định phần lớn giá trị xuất khẩu nhưng chưa có bến cảng xuất, nhập khẩu trực tiếp là nút thắt lớn nhất”, Thủ tướng băn khoăn về sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết, để tiếp tục phát huy tốt hơn nữa  những kết quả đạt được, đồng thời tận dụng thời cơ thu hút đầu tư phát triển kinh tế, hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng đã đề ra, tỉnh Sóc Trăng định hướng thu hút đầu tư giai đoạn 2022 - 2025 theo 5 trụ cột, đó là dịch vụ logistics, hạ tầng công nghiệp – đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch và năng lượng tái tạo.

Đối với dịch vụ logistics, tỉnh mời gọi đầu tư vào cảng nước sâu Trần Đề, phát triển dịch vụ  logistics các ngành công nghiệp phục vụ kinh tế biển nhằm khai thác lợi thế đường bờ biển dài 72 km.

Trên lĩnh vực hạ tầng công nghiệp – đô thị, tỉnh sẽ tập trung thu hút đầu tư hạ tầng khu công nghiệp tại các huyện, Kế  Sách, Vĩnh Châu, Long Phú với tổng diện tích gần 700ha.

Được biết, năm 2018, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư lần thứ nhất. Tại Hội nghị, Tỉnh đã trao Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư và ký biên bản ghi nhớ đầu tư 25 dự án với tổn vốn đầu tư trên 40.000 tỷ đồng. Đến nay, có 7 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 2.870 tỷ đồng; 4 dự án đang triển khai với tổng số vốn 3.230 tỷ đồng; 2 dự án đã thực hiện thủ tục đấu giá; 2 dự án đang thực hiện các thủ tục quy hoạch và các dự án khác nhà đầu tư đang tiếp tục nghiên cứu đề xuất.

Từ sau Hội nghị, Tỉnh đã đón tiếp, làm việc với hơn 500 lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội hợp tác, nghiên cứu đầu tư; qua đó Tỉnh đã thu hút được 101 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 64.569 tỷ đồng.

Trên lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Sóc Trăng tập trung mời gọi đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp. Phát triển nuôi thuỷ, hải sản theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, xuất khẩu như Dự án Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái (662 ha tại Phân trường huyện Thạnh Trị, thị xã Ngã Năm); Dự án Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái (314 ha tại Phân trường Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú).

Trên lĩnh vực du lịch, tỉnh Tỉnh phát triển du lịch theo định hướng khai thác thế mạnh về du lịch sinh thái với các dự án tiêu biểu như: Dự án sân Golf (79 ha tại xã Song Phụng, huyện Long Phú); Dự  án khu lâm viên, vui chơi giải trí, tham quan du lịch (20,65 ha tại phường 9, thành phố Sóc Trăng).

Đặc biệt với hơn 70km tiếp giáp biển, búc xạ mặt trời cao, Sóc Trăng có nhiều tiềm năng trong thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, ngoài 18 dự án điện gió đã tìm được nhà đầu tư, địa phương cũng đã quy hoạch và mời gọi hàng chục dự án điện gió trong giai đôạn tiếp theo

“Với quyết tâm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư đến đầu tư kinh doanh tại địa phương địa phương đã đề ra 4 nhiệm vụ đồng hành cùng nhà đầu tư trong nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm đầu tư; giải quyết nhanh, gọn các thủ tục hành chính, xây dựng cơ bản và kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc  của nhà đầu tư trong suốt quá trình đầu tư, hoạt động của dự án”, người đứng đầu chính quyền tỉnh Sóc Trăng cho biết..

Tính chung trong giai đoạn từ 2007 - 2021, Tỉnh đã tiếp xúc, gặp gỡ và cung cấp thông tin, giới thiệu cơ hội đầu tư cho hàng ngàn lượt doanh nghiệp, nhà đầu tư; đã chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 310 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 100.000 tỷ đồng.

Trong đó, có một số dự án với quy mô lớn, có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: các dự án điện gió; Dự án đầu tư Cảng tổng hợp Cái Côn, Dự án Nuôi tôm sạch công nghệ cao xuất khẩu, Dự án Vincom Plaza, Dự án bệnh viện Phương Châu, Hoàng Tuấn,… nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua.

“Qua  Hội  nghị xúc tiến đầu tư lần này, địa phương kỳ vọng sẽ đón nhận làn sóng đầu tư  mới với quy mô lớn, đóng góp quan trọng cho phát triển địa phương” Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng kỳ vọng.

nhan huan chuong

Thủ tướng trao tặng Huân Chương Hồ Chí Minh - phần thưởng cao quý của  Đảng, Nhà nước dành cho Đảng bộ , chính quyền và nhân dân tỉnh Sóc trăng. Ảnh TQ

Quy mô kinh tế tăng hàng trăm lần so với khi mới tái lập tỉnh

Năm 1992, tỉnh Sóc Trăng (và Cần Thơ) được chia tách từ tỉnh Hậu Giang. Lúc đó, Sóc Trăng được xem như tỉnh nghèo nhất vùng. Thế nhưng, bằng nội lực của mình và sự đầu tư của Nhà nước, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Sóc Trăng đã không ngừng nỗ lực vươn lên, tập trung khai thác các tiềm năng, phát huy lợi thế, tranh thủ các nguồn lực để xây dựng và phát triển, đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, khẳng định được vị thế của mình trong khu vực….

Bí Thư Tỉnh ủy tỉnh Sóc Trăng, Lâm Văn Mẫn cho biết: Sau 30 năm tái lập, tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 1 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện. Có 4 đơn vị hành chính được thành lập mới là: Cù Lao Dung, Ngã Năm, Châu Thành và Trần Đề. Toàn tỉnh hiện có 109 xã, phường, thị trấn, tăng 15 đơn vị so với năm 1992. Dân số tỉnh Sóc Trăng năm 2021 trên  1,2 triệu người.

Năm 2021, quy mô kinh tế của tỉnh Sóc Trăng (GRDP - tính theo giá hiện hành) đạt 57.120 tỷ đồng, tăng 38 lần so với năm 1992; đứng hàng thứ 11 về quy mô kinh tế trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và chiếm tỷ trọng 0,68% so với cả nước; tốc độ tăng bình quân giai đoạn1993 - 2021 là 10,18%/năm;GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 2.031 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2021 là 18.952 tỷ đồng, tăng trên 160 lần so với năm 1992, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1993 - 2021 là 19,14%.

Về phát triển đô thị, theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quận - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng, năm 2005, TP Sóc Trăng được công nhận là đô thị loại III, với quy mô 10 phường. Tính đến cuối năm 2020, dân số TP Sóc Trăng đạt hơn 203.000 người, mật độ dân số 2.672 người/km2; tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 15,81% (giai đoạn 2019 - 2020).

cong nhan do thi ST

Thủ tướng trao Quyết định công nhận TP. Sóc Trăng là đô thị loại II trực thuộc tỉnh. Ảnh TQ

Tính đến cuối năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của TP Sóc Trăng đạt hơn 28.352 tỷ đồng (tăng 1,3% so cùng kỳ), chiếm tỷ trọng trên 54% của toàn tỉnh; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt hơn 14.650 tỷ đồng (tăng 12,6% so với cùng kỳ), chiếm tỷ trọng trên 53% toàn tỉnh; cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao, trong đó ngành công nghiệp chế biến chiếm trên 70% giá trị công nghiệp; thu nhập bình quân đầu người đạt 91,5 triệu đồng/người/năm (tăng 3% so với năm 2020).

Ngày 20/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký quyết định số 496/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Sóc Trăng là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Định hướng đến năm 2030, TP. Sóc Trăng hoàn thành các yếu tố cần thiết phục vụ xây dựng đô thị thông minh; phấn đấu xây dựng thành phố đạt một số tiêu chí chủ yếu của đô thị loại I và là tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh trong tương lai theo quyết định số 287- QĐ/TTg ngày 28/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ