Sóc Trăng dẫn đầu cả nước về xuất khẩu thủy sản

Nhàđầutư
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 7, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Sóc Trăng đạt 570 triệu USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch và là địa phương dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
AN HÒA
01, Tháng 09, 2021 | 19:48

Nhàđầutư
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 7, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Sóc Trăng đạt 570 triệu USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch và là địa phương dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

che bien tom (1)

Xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm với nhiều gam màu sáng. Ảnh: TL

Trong đó, xuất khẩu tôm chiếm 94% với 535 triệu USD chiếm ¼ xuất khẩu tôm của cả nước, còn lại là các sản phẩm chả cá, surimi, mực, bạch tuộc và nhuyễn thể khác. Hiện nay Sóc Trăng có khoảng 20 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong đó top 5 doanh nghiệp lớn nhất, gồm: Công ty Cổ phần Thuỷ sản Sóc Trăng (Stapimex), Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN), Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam (Vina Cleanfood), Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Tài Kim Anh (Taka Seafood) và Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Út Xi (Utxi Co).

Theo TS. Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Fimex VN, để có được kết quả xuất khẩu khả quan trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay là nhờ chính sách thực hiện giãn cách xã hội của địa phương linh hoạt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì được sản xuất.

“Ngày 15/8/2021, Thủ tướng Chính phủ họp với các Bộ ngành và lãnh đạo 19 tỉnh Đông và Tây Nam bộ về hướng phòng chống dịch thời gian tới. Ngay sau đó, lãnh đạo các địa phương đã công bố bước đi mới của địa phương mình nhằm mục tiêu chung là giữ vững thành quả, đẩy lùi và dập dịch.

Cụ thể là Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Sóc Trăng đã đưa ra hệ thống giải pháp mới là phân chia địa phương thành 4 vùng; lấy xã, phường, thị trấn làm đơn vị. Đó là các vùng: bình thường mới (xanh), vùng nguy cơ (vàng), vùng nguy cơ cao (cam) và vùng nguy cơ rất cao (đỏ), trên cơ sở đó phân luồng ưu tiên cho lao động đi làm trong sản xuất nông nghiệp, trong các doanh nghiệp, hay trên các công trường. Song song đó địa phương cũng rất nỗ lực bao phủ vaccine cho người dân và lao động tại các doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp cũng chủ động trong việc kiểm tra y tế lao động một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện, xử lý các tình huống xảy ra, nhờ vậy mà sản xuất của doanh nghiệp đang được duy trì khá tốt”, ông Lực cho biết.

nhieu doanh nghiep chat vat de duy tri ba tai cho

Nhiều doanh nghiệp rất nỗ lực khắc phục khó khăn để duy trì sản xuất. Ảnh: An Hòa

Cũng theo VASEP, đứng sau tỉnh Sóc Trăng là Cà Mau và Bạc Liêu cũng đang dẫn đầu cả nước về xuất khẩu thủy sản nói chung, xuất khẩu tôm, nói riêng.

Cụ thể 7 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt 543 triệu USD, chiếm 10,7% kim ngạch cả nước, trong đó xuất khẩu tôm chiếm 91% giá trị xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Một số công ty hiện đang xuất khẩu nhiều tôm sú là Minh Phú, Minh Cường, Anh Khoa, Cases, Phú Cường-Kiên Cường, Nam Việt…

Cà Mau có khoảng 60 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong đó top 5 gồm: Minh Phú, Cases, Minh Quý, Camimex và Seaprimexco chiếm 69% xuất khẩu thủy sản của tỉnh.

Với kim ngạch xuất khẩu 269 triệu USD trong 7 tháng đầu năm, tinh Bạc Liêu đứng thứ 7 về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Trong đó, xuất khẩu tôm chiếm 95%, xếp thứ 3 cả nước. Bạc Liêu có khoảng 30 công ty xuất khẩu thủy sản. Trong đó các doanh nghiệp xuất khẩu dẫn đầu là: Ngọc Trinh, Ngọc Trí, South Vina Shrimp, Seaprodex Minh Hải, Trang Khanh…

Như vậy, tính đến hết tháng 7/2021, 3 tỉnh trọng điểm về nuôi, chế biến và xuất khẩu tôm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long là Sóc Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu đã chiếm 61% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước.

Còn theo số liệu thống kê của Hải quan, tính đến cuối tháng 7/2021, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 5 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 7/2021, kim ngạch xuất thủy sản vẫn tăng 7,5% đạt gần 854 triệu USD, trong đó xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU tăng mạnh, sang các nước CPTPP và Hàn Quốc tăng nhẹ, nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 20%.

Lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu sang Mỹ tăng 36%, sang EU tăng 19%, CPTPP tăng 10%, sang Trung Quốc giảm trên 10%.Tính đến giữa tháng 7, tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản vẫn đang trên đà tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, từ nửa cuối tháng 7 và tháng 8, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện Chỉ thị về giãn cách xã hội nên tình hình sản xuất và chế biến thủy sản gặp nhiều khó khăn, dự báo kim ngạch xuất khẩu sẻ sụt giảm đáng kể.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ