Thủ tướng: Nhà nước đóng vai trò 'bà đỡ' cho doanh nghiệp cơ khí

Nhàđầutư
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ hoàn thiện thể chế cơ chế chính sách đồng bộ và đủ mạnh, đặc biệt chính sách nội địa hóa. Tạo dựng thị trường cho các doanh nghiệp (DN) cơ khí phát triển, trong đó Nhà nước đóng vai trò “bà đỡ” cho DN, thúc đẩy đội ngũ DN cơ khí.
KHÁNH LINH
24, Tháng 09, 2019 | 19:49

Nhàđầutư
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ hoàn thiện thể chế cơ chế chính sách đồng bộ và đủ mạnh, đặc biệt chính sách nội địa hóa. Tạo dựng thị trường cho các doanh nghiệp (DN) cơ khí phát triển, trong đó Nhà nước đóng vai trò “bà đỡ” cho DN, thúc đẩy đội ngũ DN cơ khí.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hiện nay cơ khí Việt Nam có thế mạnh tập trung ở 3 phân ngành gồm: Xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy, cơ khí gia dụng và dụng cụ, ô tô và phụ tùng ô tô. 3 phân ngành này chiếm gần 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cơ khí cả nước. 

Đơn cử, trong nước đã sản xuất được các loại thiết bị cơ khí thuỷ công cho các nhà máy thuỷ điện, dây chuyền thiết bị cán thép xây dựng công suất đến 30.000 tấn/năm, dây chuyền thiết bị đồng bộ cho nhà máy xi măng công suất đến 800.000 tấn/năm...

Hiện, trong nước có khoảng gần 40 doanh nghiệp (DN) sản xuất, lắp ráp ô tô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng hơn 680.000 xe/năm. Tỷ lệ nội địa hoá các loại xe gắn máy đạt khoảng 85-95%.

Đặc biệt, ngành cơ khí dầu khí đã chế tạo thành công và bàn giao đi vào hoạt động giàn khoan tự nâng có độ sâu đến 90 m nước, thay thế cho việc nhập khẩu sản phẩm này từ nước ngoài. Đây là sản phẩm cơ khí chế tạo ứng dụng công nghệ cao lần đầu tiên được tổ chức sản xuất tại Việt Nam, với tỷ lệ nội địa hóa 35%.

DSC_0569

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Nhà nước đóng vai trò 'bà đỡ' cho doanh nghiệp cơ khí.

Tuy nhiên, tổng nhu cầu thị trường cơ khí của Việt Nam giai đoạn 2019-2030 có thể đạt 310 tỷ USD, trong khi đó ngành cơ khí mới chỉ đáp ứng khoảng hơn 32% nhu cầu. Theo số liệu sơ bộ, hàng năm Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài hàng chục tỷ USD trang thiết bị, máy, vật tư sản xuất cho toàn ngành kinh tế.

Phần lớn các DN cơ khí chưa sẵn sàng cho việc ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất; năng lực nghiên cứu, thiết kế còn hạn chế, có rất ít các phát minh, sáng chế được đăng ký mới; trang thiết bị và trình độ công nghệ chậm đổi mới.

TS. Nguyễn Chỉ Sáng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội DN Cơ khí Việt Nam (VAMI) cho biết, phát triển công nghiệp cơ khí sẽ đem lại lợi nhuận đến vài chục tỷ USD trong một, hai chục năm tới đặc biệt khi triển khai đầu tư các nhà máy công nghiệp, các công trình lớn của đất nước. Ví dụ, trước năm 2003, các sản phẩm cơ khí thủy công Việt Nam phải nhập từ Nga, Ukraine, Trung Quốc với giá trung bình 2.000 USD/tấn, khi chúng ta làm chủ thiết kế, chế tạo, giá thành trung bình giảm xuống dưới 1.500 USD/tấn.

Tại “Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Việt Nam” ngày 24/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, bất cập vẫn còn tồn tại khiến ngành cơ khí Việt Nam “đuối sức”. Do đó phải đổi mới tư duy về sản xuất cơ khí, chống bao cấp nhưng phải tạo mọi điều kiện về chính sách đầu vào và đầu ra cho sản phẩm cơ khí Việt Nam.

Theo Thủ tướng, trước hết phải có khát vọng, tâm huyết với phát triển kinh tế Việt Nam, cơ khí Việt Nam để gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, phải xác định thị trường rõ nét hơn, xác định phân khúc thị trường trong nước, ngoài nước, từ đó có các chính sách vĩ mô kèm theo, đặc biệt là chính sách thuế và lãi suất cho ngành cơ khí rõ hơn.

Chính sách phải “đi tắt đón đầu” để cơ khí phát huy lợi thế người đi sau trong bối cảnh hội nhập.

Thủ tướng cho biết, sẽ hoàn thiện thể chế cơ chế chính sách đồng bộ và đủ mạnh, đặc biệt chính sách nội địa hóa. Tạo dựng thị trường cho các DN cơ khí phát triển, trong đó Nhà nước đóng vai trò “bà đỡ” cho DN, thúc đẩy đội ngũ DN cơ khí.

Nghiên cứu chính sách hỗ trợ các DN trong nước tham gia nhiều hơn vào các công trình, dự án trong nước. Nghiên cứu ban hành các quy định đấu thầu nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng vật tư, hàng sản xuất trong nước để có thể tạo thị trường cho DN trong nước phát triển phù hợp với quy định hiện hành và thông lệ quốc tế.

Theo Thủ tướng, Việt Nam cần xây dựng một ngành cơ khí ngang tầm các nước trong khu vực. Vì vậy, Chính phủ, Thủ tướng mong muốn cộng đồng DN hoạt động trong ngành cơ khí tại Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa, chủ động hơn nữa trong đầu tư và ứng dụng khoa học, công nghệ, quản trị hiện đại để tăng sức cạnh tranh của DN cơ khí nói riêng và DN ngành chế biến, chế tạo nói chung.

Bên cạnh đó, cần xây dựng và phát triển hệ thống quản lý, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ thuật nghề quốc gia, đặc biệt đối với các kỹ năng nghề trong lĩnh vực cơ khí. Thủ tướng lưu ý, hiện nay chúng ta đang thiếu nhân lực ngành cơ khí rất trầm trọng. Xây dựng đội ngũ doanh nhân cơ khí lớn mạnh có ý nghĩa quyết định. Đội ngũ DN ấy sẽ có bản lĩnh, khát vọng của người Việt Nam trên thương trường.

“Tôi tin hội nghị lần này, trên nền tảng 21.000 DN cơ khí và định hướng chiến lược mà Chính phủ đưa ra, chúng ta sẽ xây dựng ngành cơ khí Việt Nam phát triển”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ