Tỷ trọng của ngành Cơ khí Việt Nam trong nông nghiệp còn thấp

Nhàđầutư
Sản xuất nông nghiệp hiện nay, ngoài việc ứng dụng công nghệ sinh học, cơ khí vẫn là chủ lực. Tuy vậy, tỷ trọng của ngành cơ khí trong nông nghiệp còn thấp, đang mất dần thị phần. Vấn đề này vừa được bàn luận tại hội thảo “Ngành cơ khí phục vụ phát triển nông nghiệp”, diễn ra ở Cần Thơ
TRƯỜNG CA
18, Tháng 11, 2018 | 08:09

Nhàđầutư
Sản xuất nông nghiệp hiện nay, ngoài việc ứng dụng công nghệ sinh học, cơ khí vẫn là chủ lực. Tuy vậy, tỷ trọng của ngành cơ khí trong nông nghiệp còn thấp, đang mất dần thị phần. Vấn đề này vừa được bàn luận tại hội thảo “Ngành cơ khí phục vụ phát triển nông nghiệp”, diễn ra ở Cần Thơ

E80B23A2-169B-4078-AB38-3AA673C0BAEF

Máy gặt đập KOBUTA vẫn chiếm lĩnh trên đồng ruộng Việt Nam

Hội thảo do Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) phối hợp UBND TP. Cần Thơ tổ chức. Tham dự có đại diện một số Bộ, ngành liên quan, các chuyên gia ngành cơ khí thuộc các Viện, trường, đại diện các sở, ngành các tỉnh ĐBSCL.

Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hiệu quả, cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó cơ giới hóa nông nghiệp là một trong những giải pháp rất quan trọng. Từ thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta, nhiều khâu quan trọng trong quá trình sản xuất, đến thu hoạch và bảo quản đã được cơ giới hóa ở mức cao, tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Để phục vụ cơ khí hóa, ngoài việc nhập khẩu máy và thiết bị nông nghiệp từ nước ngoài, rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong nước đã đầu tư các dây chuyền sản xuất máy móc phục vụ nông nghiệp. Các máy móc và thiết bị do doanh nghiệp Việt Nam thiết kế, chế tạo rất phù hợp với điều kiện canh tác trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong đó có nhiều sản phẩm vợt trội hơn hang nhập khẩu (hàng ngoại) được người tiêu dùng ưa chuộng.

Nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong nước khả năng đẩy mạnh đầu tư phát triển các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp để thay thế hàng ngoại, nhưng còn yếu về vốn và công nghệ, thiếu liên kết, dẫn đến thị phần phục vụ trong ngành nông nghiệp còn thấp, thậm chí đang mất dần thị phần trên chính sân nhà. Nên Nhà nước cần có những giải pháp pháp thích ứng và có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, cần xem cơ giới hoá nông nghiệp là mệnh lệnh trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam, chứ không phải là hô khẩu hiệu. Đặc biệt là cần phải đẩy mạnh đầu tư cho chế biến và bảo quản sau thu hoạch, nhằm tăng tỷ trọng chế biến sâu giúp nông sản hang hóa có giá trị gia tăng cao. Trong đó, cần chú ý đầu tư, phát triển cơ giới hóa đồng bộ trên quy mô cánh đồng lớn với sự tăng cường liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan, nhất là đối với những cây trồng vật nuôi mà nước ta có lợi thế phát triển xuất khẩu…

PGS.TS Nguyễn Văn Thạo – Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương cho rằng, năng lực của ngành cơ khí Việt Nam không đến nỗi nào, nhưng tỷ trọng cơ khí của ngành cơ khí của chúng ta trong nông nghiệp còn thấp. Một nguyên nhân, do ở tầm vĩ mô doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là DNNVV, vốn ít, trình độ KHCN thấp. Thực tế của thị trường hội nhập thì không còn phân biệt sản phẩm nước ngoài hay trong nước, mà là sản phẩm tốt, giá cạnh tranh, chính sách hậu mãi tốt sẽ chiếm ưu thế. Vì vậy, ngoài khiến nghị bổ sung thêm cơ chế về chính sách, ngành cơ khí cũng phải hợp lực để tạo ra sức mạnh nhằm giữ thị phần.

PGS.TS Phan Hiếu Hiền, Nguyên Giảng viên khoa Cơ khí – công nghệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Năng lượng và Máy nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ CHí Minh cho rằng, ngành cơ khí Việt Nam nói chung và cơ khí trong nông nghiệp còn những khó khăn và hạn chế cần phải nhanh chóng vượt qua để vươn lên giữ thị phần, trong đó phải nhận diện lại qui trình đào tạo nguồn nhân lực ngành cơ khí nông nghiệp trong quá khứ và hiện tại, đồng thời phải giải đáp vì sao các viện – trường của cả nước có 05 Khoa Cơ khí nay đã có 4 khoa phải dẹp (“khai tử” ngành Cơ khí nông nghiệp. Với các chính sách, thông qua nhiều Nghị định và Quyết định của Chính Phủ được ban hành từ năm 2014 về hỗ trợ chế tạo máy móc thiết bị phục vụ ngành nông nghiệp, đều mới ở bước quy hoạch và tầm nhìn, chưa thực hiện được bao nhiêu.

Ông Đào Phan Long - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cho biết, thực tiễn sau 20 năm phát triển ngành Cơ khí trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất cơ khí của Việt Nam vẫn còn quá lạc hậu với thế giới. Phần lớn việc tổ chức doanh nghiệp, quản lý sản xuất cũng như nghiên cứu phát triển mới ở trình độ công nghệ thời 2.0, dẫn đến các sản phẩm cơ khí, nguồn nhân lực... thua kém các nước trong khu vực.

Từ đó, cơ khí Việt Nam bị thua trên sân nhà trước các đối thủ có nền công nghiệp cơ khí hiện đại. Thực hiện mục tiêu chung của ngành Cơ khí, đặc biệt là Nghị quyết của VAMI, hiệp hội sẽ khiến nghị đến Chính phủ về cơ chế chính sách, trong đó việc lấy lại thị trường giữ lại thị phần VAMI đang tích cực kết nối nội khối ASEAN, đồng thời kiến nghị đến ngành Thuế và Hải quan trong xuất nhập khẩu thiết bị để chế tạo máy móc thiết bị, phục vụ tốt hơn ngành nông nghiệp.

Là thành phố trung tâm của ĐBSCL, tuy nông nghiệp thu hẹp sản xuất và chiếm tổng giá trị trong cơ cấu ngành nghề. Nhưng nông nghiệp vẫn được quan tâm theo hướng hiệu quả và sạch.

Chia sẻ vai trò của cơ khí trong nông nghiệp, ông Trương Quang Hoài Nam - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết, những năm qua Cần Thơ rất quan tâm và có nhiều nỗ lực thúc đẩy phát triển ngành cơ khí và thúc đẩy cơ giới hoá nông nghiệp. Đến nay, nhiều khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp, nhất là trong sản xuất lúa, như: làm đất, bơm tưới nước, thu hoạch, sấy… được cơ giới hóa gần 100%.

“Toàn thành phố hiện nay có hơn 100 doanh nghiệp và cơ sở chế tạo, sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp; hơn 1.300 lò sấy lúa, khoảng 789 máy gặt đập liên hợp… Tuy nhiên, việc phát triển ngành cơ khí và thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp tại thành phố vẫn còn hạn chế, cần được đẩy mạnh hơn”, Nam nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ