Thu hút FDI của Đà Nẵng năm 2022 vẫn chưa ấn tượng

Nhàđầutư
Mặc dù số dự án FDI được cấp mới tại Đà Nẵng tăng, tuy nhiên, vốn đăng ký chỉ đạt 70,24 triệu USD, tức bằng 46,8% so với cùng kỳ năm 2021.
NGUYỄN TRI
30, Tháng 12, 2022 | 16:51

Nhàđầutư
Mặc dù số dự án FDI được cấp mới tại Đà Nẵng tăng, tuy nhiên, vốn đăng ký chỉ đạt 70,24 triệu USD, tức bằng 46,8% so với cùng kỳ năm 2021.

kinh-te-da-nang (1)

Tính đến ngày 15/12, toàn TP. Đà Nẵng có 50 dự án FDI cấp mới chứng nhận (tăng 6 dự án so cùng kỳ năm 2021). Ảnh: Thành Vân

Dự án FDI tăng, vốn đăng ký giảm

Ông Trần Văn Vũ, Cục trưởng Cục Thống kê TP. Đà Nẵng cho hay, xác định được tầm quan trọng của việc thu hút FDI trong tăng trưởng kinh tế, các hoạt động đối ngoại được chính quyền Đà Nẵng và các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. 

Tính đến ngày 15/12, toàn thành phố có 50 dự án FDI cấp mới chứng nhận (tăng 6 dự án so cùng kỳ năm 2021). Mặc dù tăng về số dự án nhưng số vốn đăng ký chỉ đạt 70,24 triệu USD (bằng 46,8% so với cùng kỳ năm 2021).

Có 53 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp đạt 58,51 triệu USD; 38 dự án xin điều chỉnh vốn, phần vốn điều chỉnh tăng thêm là 6,58 triệu USD. Tổng vốn đăng ký mới và tăng của khu vực FDI đạt 135,3% (bằng 78,7% so với cùng kỳ năm 2021).

Về thu hút đầu tư trong nước, tính từ đầu năm đến 15/12, thành phố đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 33 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 13.869 tỷ đồng (tăng 6 dự án và tăng 72,0% số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021).

Trong đó, có 12 dự án nằm ngoài Khu công nghiệp, khu công nghệ cao (KCN, KCNC) với tổng vốn đăng ký đạt 9.916 tỷ đồng; 21 dự án trong KCN, KCNC với tổng vốn đạt 3.953 tỷ đồng.

Với chủ đề năm 2022 là "Năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội", thời gian qua, Đà Nẵng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa nền kinh tế thành phố trở lại quỹ đạo phát triển, trong đó, công tác triển khai, giải ngân vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư công luôn được xem trọng.

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt gần 37 ngàn tỷ đồng (tăng 11,7% so với năm 2021), mức tăng này phản ánh đà phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên GRDP ước đạt 29,5%, thấp nhất kể từ năm 2010 đến nay.

Trong tổng nguồn vốn thực hiện năm 2022, vốn thực hiện khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn với 62,2%, ước đạt hơn 23 ngàn tỷ đồng (tăng 29,8% so với năm 2021). Vốn thực hiện ở khu vực FDI có tốc độ tăng trưởng khá khiêm tốn, ở mức 0,7% (chiếm 14,9% trong tổng nguồn vốn thực hiện năm 2022).

GRDP của Đà Nẵng xếp thứ 3 cả nước

Cục Thống kê TP. Đà Nẵng còn cho hay, quỹ đạo phục hồi kinh tế của thành phố năm 2022 chuyển biến khá tích cực. Trên nền tăng trưởng âm của 6 tháng cuối năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng cuối năm 2022 lần đầu tiên đạt mức tăng kỷ lục 20,77% so với cùng kỳ năm trước. Đây là động lực chính giúp kinh tế cả năm 2022 phục hồi và phát triển so với thời điểm trước dịch bệnh COVID-19.

kinh-te-da-nang (2)

Năm 2022, GRDP của Đà Nẵng xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tốc độ phát triển. Ảnh: Nguyễn Tri

Theo đó, GRDP cả năm 2022 ước tăng 14,05% so với năm 2021; tăng 15,34% so với năm 2020 và tăng 6,34% so với năm 2019.

Khu vực dịch vụ vẫn đóng vai trò trụ đỡ chính của nền kinh tế Đà Nẵng với mức tăng trưởng cả năm ước đạt 17,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng ước tăng 6,39% và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,39%.

Quy mô nền kinh tế Đà Nẵng năm 2022 ước đạt hơn 125 ngàn tỷ đồng, mở rộng gần 17,4 ngàn tỷ đồng so với năm 2021. Trong đó, khu vực dịch vụ vẫn chiếm đa số trong giá trị tăng thêm (hơn 13,6 ngàn tỷ đồng).

Về cơ cấu quy mô nền kinh tế, khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng rất hơn (68,38%), tiếp đó là khu vực công nghiệp và xây dựng (chiếm 20,43%) và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 1,95%).

"Nhờ sự phục hồi, tăng trưởng vượt trội của khu vực dịch vụ nên cơ cầu nền kinh tế tiếp tục có sự dịch chuyển với xu hướng mở rộng khu vực dịch vụ so với năm 2021; ngược lại, khu vực công nghiệp và xây dựng; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm", ông Vũ nói.

Với những kết quả trên, xét trên phạm vi cả nước, năm 2022 GRDP của Đà Nẵng xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tốc độ phát triển; xếp thứ 17/63 về quy mô.

So với các tỉnh Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ, Đà Nẵng xếp thứ 2/14 địa phương về tốc độ phát triển (sau Khánh Hòa) và xếp thứ 3 về quy mô (sau Thanh Hóa, Nghệ An).

So với khối 5 thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng dẫn đầu về tốc độ phát triển và xếp thứ 4/5 về quy mô. Trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, Đà Nẵng dẫn đầu cả tốc độ phát triển và quy mô.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ