Thị trường bất động sản 2019: Nhiều nỗi lo

SƠN NHUNG
07:53 02/02/2019

"Cơn bão" về pháp lý liên quan đến đất công trong nửa cuối năm 2018 cũng như dư âm của nó sẽ vẫn còn trong năm 2019.

Các doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) phải chờ đợi hướng tháo gỡ của Chính phủ, đồng thời phải thượng tôn pháp luật và tập trung tái cấu trúc DN, đa dạng hóa nguồn vốn, củng cố tài chính để "vượt bão"… Đó là lời khuyên chân tình của Chủ tịch Hiệp hội BĐS, ông Lê Hoàng Châu, nhân dịp đầu năm Kỷ Hợi.

images-15490060097641248835113

Ông Lê Hoàng Châu

* Phóng viên: Năm 2018 là một năm không mấy thuận lợi cho thị trường BĐS, nhất là đối với các DN, do nguồn cung sụt giảm và nhiều yếu tố bất lợi liên quan. Ông dự báo năm 2019 sẽ như thế nào?

dsc6763-15490054469072132871436

Thị trường căn hộ năm 2018 không có nhiều dự án nhộn nhịp người mua, kẻ bán như giai đoạn 2016-2017. Ảnh: Tấn Thạnh

- Ông Lê Hoàng Châu: Bên cạnh nguồn cung hạn hẹp năm 2019, theo lộ trình thì các quy định, chính sách liên quan đến việc siết tín dụng BĐS từ Ngân hàng Nhà nước cũng là một khó khăn, thách thức lớn cho thị trường. Vì khi DN tiếp cận tín dụng khó, các nguồn chi phí khác sẽ tăng lên. Ví dụ, với quy định nâng hệ số rủi ro thì trước đây, 1 tài sản BĐS trị giá 100 tỉ đồng được vay 60% nhưng sắp tới sẽ giảm xuống, DN phải dùng nhiều tài sản thế chấp hơn.

Hiệp hội nhận thấy siết tín dụng là áp lực lớn. Bởi ở các nước, DN BDS không phụ thuộc vào tín dụng vì các quỹ đầu tư đã tham gia rất tốt. Ở nước ngoài, việc gọi vốn trên thị trường chứng khoán là phương thức chủ đạo, trong khi thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự hấp dẫn các DN trong thời gian gần đây. Đặc biệt, bản thân DN trong nước lâu nay không có tiềm lực tài chính mạnh.

* Ông có thể nói thêm về những thách thức liên quan đến "cơn bão" đất công trong thời gian qua?

- Trung ương đang rà soát lại các dự án BĐS sử dụng đất công tại TP HCM. Con số mà Sở Tài chính TP vừa công bố là khoảng 300 mặt bằng sẽ thu hồi hoặc huỷ bỏ chủ trương đầu tư từ cơ quan có thẩm quyền TP cấp đã gây tâm lý hoang mang, lo lắng các các DN, tổ chức liên quan. Việc thu hồi này đi sau việc thanh tra chống các nhóm lợi ích hoặc có dấu hiệu hình thành các nhóm lợi ích mà có thể làm thất thoát tài sản công. Một số cựu quan chức, đương chức bị khởi tố, bắt giam. Chắc chắn điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thị trường BĐS 2019 với việc sụt giảm cả về quy mô, nguồn cung, quỹ đất, dự án, sản phẩm, số lượng giao dịch.

Sự sụt giảm này sẽ có thể kéo theo tiếp tục giảm về đóng góp ngân sách cho nhà nước. Tôi cho rằng vấn đề này là một trong những thách thức lớn cho thị trường BĐS của TP trong năm 2019 và có thể kéo dài đến năm 2020 nếu không được Chính phủ xử lý dứt điểm sớm.

dsc4721-15490054469131420738021-1549005540886653449207

Thị trường đất nền vẫn có những đợt biến động bất thường trong năm qua. Ảnh: Tấn Thạnh

* Ông có lời khuyên nào cho các DN liên quan và không liên quan đến các vướng mắc, khó khăn về đất công?

- Nếu DN có dự án dính đến việc rà soát đất công của Nhà nước thì phải chấp nhận chờ đợi cơ quan quản lý tháo gỡ khó khăn, xử lý theo quy định. Điều này là một áp lực không nhỏ cho cả DN cũng như thị trường.

Với DN bị vướng quỹ đất công do thực hiện các công trình đổi đất lấy hạ tầng (BT), Chính phủ đã ban hành nghị quyết để xử lý, chỉ chờ thêm nghị định để hướng dẫn thêm các vấn đề liên quan.

Thực sự, nếu các DN không có dự án nào dính đến đất công, cần tập trung trong việc tái cấu trúc để ổn định DN. Nhưng muốn DN mạnh, điều kiện cơ bản phải có quỹ đất sạch, mà đất sạch phải đến từ việc tham gia đấu giá, đấu thầu từ các tổ chức đấu giá thực hiện. Còn nếu tạo quỹ đất bằng cách đi thương lượng của dân theo quy định thì khu vực đó phải được quy hoạch phát triển dân cư, phải nằm trong kế hoạch sử dụng đất mới có quyền mua lại.

Trước đây, không ít DN thay vì phải mua bán bằng hợp đồng mua bán sử dụng đất, họ lại mua bằng hợp đồng bồi thường giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, từ 1-7-2015, quy định này đã bị nghẽn vì theo Luật Đất đai mới, DN có đất sạch mới được chấp thuận chủ đầu tư. Vì vậy, hiện nay dù có bồi thường, có quỹ đất nhưng DN vẫn chưa làm thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải lòng vòng qua các Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường… rồi mới được TP chấp thuận chủ đầu tư dự án. Có thể nói là chỉ mỗi công đoạn này thôi mà thủ tục hành chính đã bị vướng kéo dài, nên cho dù DN có đất sẵn vẫn gặp trở ngại, khó khăn.

Còn với DN không dính đất công thì cần chuẩn bị quỹ đất, nguồn vốn chủ sở hữu hoặc chuyển đổi phương thức sang công ty cổ phần và đại chúng, niêm yết để lên sàn chứng khoán, mở rộng liên doanh liên kết, hợp tác với DN nước ngoài, phát hành trái phiếu trong và ngoài nước... để huy động vốn thực hiện dự án thay vì chỉ tập trung vào nguồn vốn tín dụng như thời gian qua.

* Xin cảm ơn ông!

Theo Người lao động

  • Cùng chuyên mục
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.

Đầu tư - 07/05/2025 15:50

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.

Đầu tư - 07/05/2025 14:38

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Đầu tư - 07/05/2025 09:36

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.

Đầu tư - 07/05/2025 08:52

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.

Đầu tư - 07/05/2025 08:51

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.

Đầu tư - 07/05/2025 07:00

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.

Công nghệ - 06/05/2025 14:16

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI

Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI

Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Đầu tư - 06/05/2025 11:58

Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?

Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?

Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.

Đầu tư - 06/05/2025 10:53

Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1

Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1

Thông tin về bên nhận chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Sumitomo công bố do các điều khoản bảo mật.

Đầu tư - 06/05/2025 06:35

Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?

Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?

Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại Bình Định, các đối tượng đang đăng ký thường trú nơi khác phải đang làm việc tại tỉnh và thời gian làm việc tại địa phương từ 1 năm trở lên.

Đầu tư - 06/05/2025 06:00

 Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng

Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng

Lần đầu tiên sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ tổ chức "đại hội" khoa học công nghệ, trong đó xác định để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì khoa học và công nghệ phải là "binh chủng" quan trọng.

Đầu tư - 05/05/2025 20:34