Thay đổi cách tiếp cận với đầu tư từ Trung Quốc
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhấn mạnh, chúng ta cần có cách tiếp cận khác về đầu tư từ Trung Quốc để biến tiềm năng, cơ hội thành hiện thực.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Có lợi thế là láng giềng, thương mại phát triển nhưng đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam lâu nay lại được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc lớn thứ 2 thế giới nhưng tổng vốn đầu tư vào Việt Nam lại khá khiêm tốn. Điều này vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức với cơ quan quản lý thời gian tới trong việc thu hút đầu tư từ Trung Quốc.
Để làm rõ hơn cả cơ hội và thách thức, nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE).

Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE). Ảnh: Trọng Hiếu.
Được biết, thời gian qua ông có tham gia nhiều hoạt động liên quan tới xúc tiến đầu tư Trung Quốc và Việt Nam. Vậy, ông đánh giá thế nào về dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam?
Ông Nguyễn Văn Toàn: Thực tế, từ năm 2010 trở về trước, dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam khá khiêm tốn. Trong tốp 10 quốc gia đầu tư vào Việt Nam, hầu như không có tên của Trung Quốc. Nhưng gió đã đổi chiều, kể từ năm 2011 trở lại đây, vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam có sự thay đổi đáng kể. Vốn FDI của Trung Quốc tại Việt Nam liên tục vươn lên trong vị trí xếp hạng, tăng về quy mô, thay đổi về hình thức, lĩnh vực, mở rộng về địa bàn.
Điển hình là từ năm 2015 trở lại đây, Trung Quốc thường nằm trong tốp 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Bất chấp đại dịch COVID-19, Trung Quốc vẫn đăng ký đầu tư không ít vào Việt Nam và luôn đứng ở vị trí thứ 3, thứ 4 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Không chỉ thay đổi về quy mô, các dự án đầu tư của Trung Quốc không còn là những dự án thâm dụng lao động và năng lượng và cũng không phải chỉ ở một số lĩnh vực như dệt may, xơ sợi, mà còn sang các lĩnh vực khác như năng lượng tái tạo, bán dẫn...
Trước đây nhiều tỉnh thành nước ta có xu hướng e ngại các dự án của Trung Quốc vì lo ngại thâm dụng lao động, tranh chấp lao động, công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều năng lượng trên một đơn vị sản phẩm nhưng thực tế giờ đã rất khác. Trung Quốc phát triển công nghệ rất nhanh, đã tiến gần với các công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, đặc biệt là ở các lĩnh vực mà nước này có ưu thế như nguyên phụ liệu dệt may phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, năng lượng tái tạo và bán dẫn. Nếu Việt Nam tận dụng được cơ hội, thu hút đầu tư từ Trung Quốc trong các lĩnh vực này với công nghệ cao sẽ có lợi cho cả đôi bên.
Vậy theo ông, chúng ta cần làm gì để thu hút đầu tư từ Trung Quốc đúng hướng?
Ông Nguyễn Văn Toàn: Nhiều người đặt vấn đề, liệu có một làn sóng đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam? Có thể nói, dòng vốn đầu tư mới từ Trung Quốc được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới và sẽ giảm dần các dự án nhỏ, công nghệ cũ, lạc hậu mà sẽ tập trung nhiều hơn ở các lĩnh vực về năng lượng tái tạo, bán dẫn..., với số vốn hàng trăm triệu USD.
Ưu thế của Việt Nam chính là hệ thống chính trị, an ninh ổn định, dân số vàng, có độ mở nền kinh tế lớn, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, tạo cơ hội xuất khẩu hàng hóa miễn thuế đến nhiều thị trường... Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông đang được đầu tư, nâng cấp, kết nối tốt hơn; quyết tâm cải cách hành chính của Chính phủ Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao.
Việt Nam có phần lợi thế hơn nhiều quốc gia trong thu hút đầu tư từ Trung Quốc do tương đồng về văn hoá. Tuy nhiên, để đáp ứng thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và thu hút đầu tư từ Trung Quốc nói riêng thời gian tới, chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:
Thứ nhất là nguồn nhân lực phải đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của các dự án. Đối tác có công nghệ, có vốn mà chúng ta không có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thì không thể thu hút đầu tư.
Thứ 2 là đẩy mạnh khả năng doanh nghiệp nội tham gia vào chuỗi giá trị. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong thu hút đầu tư nước ngoài là làm rõ vai trò của doanh nghiệp nội, khuyến khích doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuyển giao công nghệ, thành lập các trung tâm nghiên cứu phát triển.
Riêng với thu hút đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc, có lẽ đây là thời điểm để gạt bỏ lo ngại về công nghệ lạc hậu, tranh chấp. Chúng ta đã có định hướng trong thu hút FDI thế hệ mới được thể hiện trong Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Vấn đề đặt ra lúc này là chúng ta cần tự nâng cao năng lực để chọn lọc được những dự án phù hợp, giám sát, quản lý được những dự án được lựa chọn.
Trước đây chúng ta có giám sát, có quản lý nhưng thực tế phần nào là hình thức, nhiều địa phương không kiểm soát được doanh nghiệp. Việc phân cấp phân quyền đặt gánh nặng lên vai chính quyền địa phương. Vì vậy, nâng cao trình độ cán bộ địa phương là rất quan trọng để sàng lọc và kiểm soát được các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, không chỉ từ Trung Quốc.
Xin cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh
Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.
Đầu tư - 08/06/2025 16:54
Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định
Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ đang đầu tư loạt dự án hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã tại Bình Định. Tổng vốn đầu tư các dự án trên lên đến cả nghìn tỷ đồng.
Đầu tư - 08/06/2025 06:48
Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới
Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn tại Nhật Bản với Diễn đàn hợp tác đầu tư 2025, thu hút hàng trăm doanh nghiệp và mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược.
Đầu tư - 07/06/2025 10:59
Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô
Bất chấp biến động kinh tế toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025.
Đầu tư - 07/06/2025 09:16
Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?
Thuế bất động sản có thể góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, từ đó giảm áp lực cầu ảo và hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, khuyến khích chủ sở hữu sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó tạo ra giá trị thực tiễn cho nền kinh tế.
Đầu tư - 07/06/2025 06:45
HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày
Bộ Xây dựng cho biết giảm được 350 ngày làm thủ tục nhà ở xã hội theo quy định mới, song Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết thực tiễn sẽ rút ngắn được hơn 1.000 ngày, tức không dưới 3 năm làm thủ tục.
Đầu tư - 06/06/2025 19:14
Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử
Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hồ Ái Tử với tổng mức đầu tư 377 tỷ đồng vừa bị tỉnh Quảng Trị thu hồi do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.
Đầu tư - 06/06/2025 11:20
Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long
UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Hạ Long.
Bất động sản - 06/06/2025 11:18
VSAP LAB làm dự án vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng ở Đà Nẵng
CTCP VSAP LAB là nhà đầu tư thực hiện dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng, với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.
Đầu tư - 06/06/2025 10:50
Khu đô thị Bắc Lục Khẩu 'vướng' pháp lý, Phú Yên xin cơ chế đặc thù
Dự án Khu đô thị mới Bắc Lục Khẩu (khu A, tại Phú Yên) vướng hàng loạt sai phạm. Trước nguy cơ bị thu hồi, UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Thủ tướng cho áp dụng cơ chế đặc thù để gỡ khó.
Đầu tư - 06/06/2025 06:45
THACO 'lấn sân' sang sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh
Tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương cho phép THACO khảo sát thực địa và lập dự án sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu tại huyện Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn.
Đầu tư - 06/06/2025 06:45
Diễn biến mới tại dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh
Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Nghệ An làm việc với Bộ Xây dựng đánh giá tính cấp bách để lựa chọn phương án đầu tư và bố trí vốn phù hợp thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vinh.
Đầu tư - 05/06/2025 17:02
TP.HCM lùi thời gian đấu giá 3 lô đất Thủ Thiêm
Đại diện Sở NN&MT TP.HCM cho biết, 3 lô đất tại Thủ Thiêm sẽ đưa đấu giá vào đầu tháng 12 năm nay thay vì quý II như dự kiến.
Đầu tư - 05/06/2025 16:56
Nhờ đâu Hà Nội vọt lên vị trí đầu về thu hút FDI 5 tháng?
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được củng cố.
Đầu tư - 05/06/2025 16:35
Thanh hoá sắp có khu đô thị biển hơn 500ha
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Phân khu G, khu nhà ở, dịch vụ, trung tâm văn hóa thể thao và cây xanh TP. Sầm Sơn.
Đầu tư - 05/06/2025 14:47
Đẩy nhanh tiến độ dự án sản xuất ray đường sắt 10.000 tỷ đồng của Hoà Phát
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã có chỉ đạo về việc tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt Hòa Phát Dung Quất.
Đầu tư - 05/06/2025 13:45
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago