Tăng trưởng xanh: Cần có chính sách khuyến khích nhà đầu tư
Việt Nam cần nguồn vốn lên tới 370 tỷ USD đến năm 2050 để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh, trong đó, vai trò của các doanh nghiệp, nhà đầu tư là hết sức quan trọng.
Cần nhiều nguồn lực hơn
Phát biểu tại Diễn đàn "Hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Thúc đẩy dòng vốn xanh" do Tạp chí Kinh tế và Dự báo tổ chức mới đây, bà Đỗ Thị Phương Lan, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo cho biết, Việt Nam đã xác định ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.
Ngày 01/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050 với mục tiêu tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội, hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh, Việt Nam cần nguồn lực rất lớn. Theo ước tính của Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), để thực hiện cam kết phát thải ròng về 0 vào năm 2050, Việt Nam cần khoảng 330-370 tỷ USD.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhu cầu tài chính cho các biện pháp giảm phát thải trong từng lĩnh vực theo cam kết môi trường của Việt Nam đến năm 2030 là khoảng 68,75 tỷ USD. Trong đó, nguồn quốc gia tự thực hiện dự báo khoảng 24,722 tỷ USD, chiếm 36% và nhu cầu đối với nguồn lực hỗ trợ của quốc tế dự kiến khoảng 44,028 tỷ USD, chiếm 64%.

Đặc biệt, Việt Nam cần nhiều nguồn lực hơn nữa để đạt được các cam kết về khí hậu theo Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26), nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và các mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững quốc gia.
"Do đó, việc huy động và phân bổ hiệu quả nguồn lực tài chính trong và ngoài nước, từ các khu vực khác nhau trong nền kinh tế là rất quan trọng và cấp thiết nhằm đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng xanh, hướng đến phát triển bền vững…", Bà Lan nhấn mạnh....
Nhiều khó khăn…
Cung cấp thông tin tại Diễn đàn, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết, đến hết tháng 6/2024, dư nợ tín dụng xanh đạt gần 680 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội chiếm hơn 21% tổng dư nợ hệ thống tổ chức tín dụng và tăng hơn 20% so với cùng kỳ 2023.
Về trái phiếu xanh, giai đoạn 2016-2020, đã có có tổng cộng 4 đợt phát hành trái phiếu xanh, giá trị 284 triệu USD. Giai đoạn 2019-6T/2024, Việt Nam đã phát hành khoảng 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh (trong đó, EVN Finance phát hành 1.725 tỷ đồng năm 2022; BIDV phát hành 2.500 tỷ đồng năm 2023).
Bên cạnh những cơ hội phát triển còn rộng mở như trên, theo ông Lực, dòng vốn xanh ở Việt Nam còn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, như: Chưa có các sản phẩm tài chính xanh (sản phẩm tín dụng xanh, chứng khoán xanh) đặc thù/cụ thể; Chưa có khung pháp lý, chính sách tổng thể, nhất quán liên quan đến tài chính xanh (nhất là quy định về phân loại xanh và xác nhận dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh…); Việc thẩm định, đánh giá và quản lý rủi ro môi trường, xã hội còn gặp nhiều khó khăn do đội ngũ chuyên gia, nhân sự trong lĩnh vực này tại Việt Nam còn khá hạn chế; Thiếu cơ chế phối hợp và ưu đãi cho các hoạt động tài chính xanh (ưu đãi thuế, phí; về hạn mức tín dụng; về lãi suất…); Các dự án xanh thường có kỳ hạn dài (có thể lên đến 20 năm), chi phí đầu tư lớn…, trong khi các nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng thường là vốn huy động ngắn, trung hạn; Nhận thức của thị trường đối với ESG, tài chính xanh và bền vững chưa cao và chưa đồng đều; Nhiều công ty niêm yết chưa chủ động trong việc đưa ESG vào định hướng kinh doanh và quản trị DN; việc phát hành cổ phiếu xanh hầu như chưa có và báo cáo phát triển bền vững còn hạn chế.

Từ thực tiễn DN, bà Diệp Thị Kim Hoàn, Giám đốc Phát triển Bền vững, Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C đã chỉ rõ một số khó khăn của DN trong quá trình tiếp cận tài chính xanh. Đó là: Thiếu thông tin về các đơn vị cấp tín dụng xanh; chi phí tai chính thực tế; tiêu chí dự án xanh chưa cụ thể, rõ ràng; Các quỹ tín dụng xanh thường không chấp nhận tài sản đảm bảo, DN cần có bảo lãnh ngân hàng; Các dự án quy mô nhỏ nên khó tiếp cận vốn vay nước ngoài; rủi ro về chênh lệch tỷ giá.
Khẳng định vai trò quan trọng của DN, đặc biệt là DN tư nhân trong hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh, ông Lê Hoàng Lân, Vụ Tài chính - Tiền tệ (Bộ KH&ĐT), đánh giá, các DN còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi xanh. Các dự án xanh hiện tại còn dàn trải, phân mảnh, chủ yếu được tổ chức theo từng bộ, ngành, lĩnh vực, thiếu cơ chế hỗ trợ xuyên suốt cho các công nghệ xanh mới và đột phá.
Nguyên nhân chính là do các DN đầu tư gặp khó khăn trong quá trình cập nhật thông tin phân tích thị trường, khó đưa ra lựa chọn dự án và địa điểm phù hợp, hạn chế trong việc hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước và các DN khác để phối hợp triển khai các dự án trọng điểm, vì vậy, làm chậm quá trình chuyển giao công nghệ, đặc biệt đối với các công nghệ và các lĩnh vực ưu tiên, giảm động lực của DN và những cá nhân muốn tham gia vào các sáng kiến xanh, dẫn đến chậm trễ trong việc hình thành một hệ sinh thái kinh tế xanh toàn diện.
Bên cạnh đó, DN còn khá khó khăn về vốn để có nguồn lực mở rộng sản xuất, từng bước trở thành DN xanh, hằng năm, mỗi DN yêu cầu quy mô vốn đầu tư cho máy móc, công nghệ, nhưng nguồn vốn vay từ ngân hàng với lãi suất ưu đãi, hay từ quỹ đầu tư đổi mới sáng tạo vẫn rất khiêm tốn với nhu cầu của DN.
Khuyến khích thúc đẩy môi trường thể chế
Theo đại diện Bộ KH&ĐT, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chính sách định hướng phát triển tài chính xanh (Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 06/2022/NĐ-CP về giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn, Quyết định 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Quyết định 403/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020; Quyết định 882/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030…)
Cùng với đó là quy định pháp lý về tín dụng xanh (Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 của Ngân hàng Nhà nước về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Thông tư 17/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài; Quyết định 1408/QĐ-NHNN về Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu… Ngoài ra, còn có những quy định liên quan đến trái phiếu xanh.
Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có quy định, định nghĩa, tiêu chuẩn về các danh mục các ngành/lĩnh vực xanh để có thể áp dụng chung, thống nhất cho cả nước dẫn tới việc thiếu cơ sở để các tổ chức tín dụng căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh.

Nhiều quy định hướng dẫn trong việc thúc đẩy tăng trưởng, kế hoạch hành động, khuyến khích phát triển tín dụng xanh, các khách hàng thuộc đối tượng cấp vốn tín dụng xanh sẽ được ưu đãi về chính sách tín dụng, đặc biệt là chính sách lãi suất. Tuy nhiên, chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về việc hỗ trợ ưu đãi lãi suất và thời hạn đối với các khoản vay này.
"Hệ thống văn bản mới chú trọng đến yếu tố môi trường, mà chưa được cụ thể hóa các yếu tố mang tính ràng buộc, đặc biệt là sự ràng buộc về yếu tố xã hội và quản trị…", ông Lân phân tích.
Do vậy, bên cạnh các nhóm giải pháp đối với tín dụng xang, trái phiếu xanh, chuyên gia đến từ Bộ KH&ĐT đề xuất xây dựng định hướng cho DN các danh mục dự án xanh ưu tiên, ưu đãi theo lộ trình từ nay đến 2050.
Để huy động được nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân, các tổ chức tín dụng tham gia vào tăng trưởng xanh, Chính phủ phải khuyến khích thúc đẩy môi trường thể chế, pháp luật để khu vực tư nhân đầu tư vào những ngành chủ yếu gây phát thải như: năng lượng, giao thông, nông nghiệp và sản xuất nhanh hơn, đơn giản hơn, rẻ hơn, DN có áp dụng quy trình tái chế trong quá trình sản xuất, bao gồm: nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu trong sản xuất, sản phẩm đầu ra có khả năng tái chế tuần hoàn.
Đồng thời xây dựng các nhóm ngành khuyến khích, ưu đãi đầu tư như: các ngành sản xuất năng lượng tái tạo mới; nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng hydro sạch; giao thông vận tải xanh và logistic xanh; nghiên cứu ứng dụng các ngành sản xuất nhiên liệu sinh học, nhiên liệu sạch cho phương tiện giao thông vận tải; nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ lưu trữ carbon; nghiên cứu ứng dụng các ngành sản xuất nhiên liệu sinh học, nhiên liệu sinh khối…/.
Nguồn lực tài chính thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam đã được xác định trong Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 (Quyết định 882/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/7/2022) bao gồm: Nguồn lực từ ngân sách nhà nước (như: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, chính sách ưu đãi về thuế); Nguồn lực từ khu vực tư nhân (như: tín dụng xanh, trái phiếu DN xanh; thu từ trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon…); Nguồn lực từ hỗ trợ quốc tế (ODA, vốn hỗ trợ và vay ưu đãi cho tăng trưởng xanh); Và nguồn cộng đồng xã hội khác (vốn huy động công - tư cho các dự án xanh, các quỹ trong nước nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu).
- Cùng chuyên mục
Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới
Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn tại Nhật Bản với Diễn đàn hợp tác đầu tư 2025, thu hút hàng trăm doanh nghiệp và mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược.
Đầu tư - 07/06/2025 10:59
Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô
Bất chấp biến động kinh tế toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025.
Đầu tư - 07/06/2025 09:16
Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?
Thuế bất động sản có thể góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, từ đó giảm áp lực cầu ảo và hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, khuyến khích chủ sở hữu sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó tạo ra giá trị thực tiễn cho nền kinh tế.
Đầu tư - 07/06/2025 06:45
HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày
Bộ Xây dựng cho biết giảm được 350 ngày làm thủ tục nhà ở xã hội theo quy định mới, song Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết thực tiễn sẽ rút ngắn được hơn 1.000 ngày, tức không dưới 3 năm làm thủ tục.
Đầu tư - 06/06/2025 19:14
Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử
Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hồ Ái Tử với tổng mức đầu tư 377 tỷ đồng vừa bị tỉnh Quảng Trị thu hồi do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.
Đầu tư - 06/06/2025 11:20
Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long
UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Hạ Long.
Bất động sản - 06/06/2025 11:18
VSAP LAB làm dự án vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng ở Đà Nẵng
CTCP VSAP LAB là nhà đầu tư thực hiện dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng, với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.
Đầu tư - 06/06/2025 10:50
Khu đô thị Bắc Lục Khẩu 'vướng' pháp lý, Phú Yên xin cơ chế đặc thù
Dự án Khu đô thị mới Bắc Lục Khẩu (khu A, tại Phú Yên) vướng hàng loạt sai phạm. Trước nguy cơ bị thu hồi, UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Thủ tướng cho áp dụng cơ chế đặc thù để gỡ khó.
Đầu tư - 06/06/2025 06:45
THACO 'lấn sân' sang sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh
Tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương cho phép THACO khảo sát thực địa và lập dự án sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu tại huyện Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn.
Đầu tư - 06/06/2025 06:45
Diễn biến mới tại dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh
Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Nghệ An làm việc với Bộ Xây dựng đánh giá tính cấp bách để lựa chọn phương án đầu tư và bố trí vốn phù hợp thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vinh.
Đầu tư - 05/06/2025 17:02
TP.HCM lùi thời gian đấu giá 3 lô đất Thủ Thiêm
Đại diện Sở NN&MT TP.HCM cho biết, 3 lô đất tại Thủ Thiêm sẽ đưa đấu giá vào đầu tháng 12 năm nay thay vì quý II như dự kiến.
Đầu tư - 05/06/2025 16:56
Nhờ đâu Hà Nội vọt lên vị trí đầu về thu hút FDI 5 tháng?
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được củng cố.
Đầu tư - 05/06/2025 16:35
Thanh hoá sắp có khu đô thị biển hơn 500ha
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Phân khu G, khu nhà ở, dịch vụ, trung tâm văn hóa thể thao và cây xanh TP. Sầm Sơn.
Đầu tư - 05/06/2025 14:47
Đẩy nhanh tiến độ dự án sản xuất ray đường sắt 10.000 tỷ đồng của Hoà Phát
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã có chỉ đạo về việc tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt Hòa Phát Dung Quất.
Đầu tư - 05/06/2025 13:45
Đà Nẵng chi 1.400 tỷ đồng đầu tư công viên, tiền đền bù chiếm hơn 92%
Đà Nẵng đầu tư dự án công viên công cộng phía Bắc đường Phan Đăng Lưu và hạ tầng kỹ thuật thương mại dịch vụ khu vực Nại Nam, với tổng vốn đầu tư gần 1.400 tỷ đồng, riêng chi phí giải phóng mặt bằng gần 1.300 tỷ đồng.
Đầu tư - 05/06/2025 10:51
Shophouse không còn là 'gà đẻ trứng vàng'
Từng là phân khúc bất động sản được ví như "gà đẻ trứng vàng" cho chủ nhà, giới đầu tư, nhưng, hiện nay, nhà phố thương mại (shophouse) gặp quá nhiều khó khăn khi tỷ lệ trống, "ế" khách thuê ngày càng tăng cao.
Đầu tư - 05/06/2025 06:45
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago