Phát triển các quỹ tín dụng xanh đáp ứng nhu cầu tăng trưởng xanh

Nhàđầutư
Quỹ tín dụng xanh được xem là một công cụ hiệu quả để thúc đẩy dòng vốn đầu tư vào các dự án và hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.
TS. ĐẶNG THỊ THU HẰNG - TS. VŨ THỊ KIM OANH
01, Tháng 04, 2024 | 13:40

Nhàđầutư
Quỹ tín dụng xanh được xem là một công cụ hiệu quả để thúc đẩy dòng vốn đầu tư vào các dự án và hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.

green-economy

Ảnh minh hoạ: ShutterStock

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi quan trọng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính. Để thực hiện mục tiêu này, việc huy động nguồn lực tài chính khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau là vô cùng cần thiết. Quỹ tín dụng xanh được xem là một công cụ hiệu quả để thúc đẩy dòng vốn đầu tư vào các dự án và hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với biến đổi khí hậu.

Kinh nghiệm quốc tế về phát triển quỹ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng xanh

Kinh nghiệm quốc tế

Trong khi các nền kinh tế lớn mới nổi có thị trường tài chính ngày càng phát triển tốt thì hệ thống tài chính ở nhiều quốc gia nhỏ hơn và thu nhập thấp có xu hướng tập trung vào các ngân hàng. Ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng những điểm yếu trong hệ thống tài chính như chi phí giao dịch cao và thông tin không cân xứng đang hạn chế đầu tư sản xuất dài hạn, cản trở việc phân bổ vốn cho đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững. Để giải quyết những vấn đề này, một số quỹ môi trường đã được khởi xướng. Các quỹ môi trường điển hình đã ra đời như Quỹ Thuế định mức (ETF), Quỹ tín dụng định hướng (DCF), Quỹ xanh (GF) và Quỹ tín dụng xanh (GCF) của các ngân hàng trung ương.

Empty

 

Empty

 

Bài học cho Việt Nam:

Về mô hình tổ chức: Trong một quốc gia có thể tồn tại nhiều loại quỹ tăng trưởng, biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Các loại quỹ khác nhau này có thể thuộc về chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong nước và các tổ chức nước ngoài.

Về nguồn thu nhập của quỹ: Cần đa dạng hóa các nguồn thu nhập của quỹ để duy trì hoạt động của quỹ được bền vững. Khu vực tư nhân nên là nguồn tài trợ chính cho quỹ tín dụng xanh. Viện trợ từ các cơ quan tài trợ song phương và đa phương cũng là một nguồn tài trợ chính. Cuối cùng, các tổ chức và tổ chức phi chính phủ quốc tế về bảo tồn là nguồn quan trọng hỗ trợ cả tài chính và kỹ thuật cho quỹ này.

Về quản trị và điều hành quỹ: Các quỹ tín dụng xanh thường được điều hành bởi một hội đồng quản trị hoặc người được ủy thác. Thành phần của các hội đồng trải rộng từ có đại diện của chính phủ (ví dụ: Quỹ ủy thác bảo tồn môi trường của Bhutan) đến không có đại diện của chính phủ (ví dụ: ủy thác bảo tồn của Guatemala). Tuy nhiên, phần lớn các quỹ tín dụng xanh có cơ quan quản lý bao gồm đại diện của cả khu vực công và tư nhân. Trên thực tế, GCF thường là một trong số ít các tổ chức ở một quốc gia nơi các đại diện từ các thành phần khác nhau của xã hội - chính phủ, doanh nghiệp, học viện, các tổ chức phi chính phủ và các nhóm cộng đồng - cùng nhau quản lý một loạt các hoạt động quan trọng. Điều quan trọng nữa là phải yêu cầu các thủ tục hoạt động hiện có phù hợp với hoạt động tài trợ của các GCF và duy trì tính minh bạch và trách nhiệm giải trình với các bên liên quan và các nhà tài trợ.  

Screen Shot 2024-04-01 at 1.40.57 PM

 

Các quỹ tín dụng xanh nhằm bảo vệ môi trường và khí hậu hiện có ở Việt Nam 

Các quỹ môi trường hiện có ở Việt Nam có đóng góp lớn vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng và góp phần hỗ trợ các dự án môi trường, quỹ môi trường qua việc cung cấp các khoản vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất và cho vay cho các dự án. Tuy nhiên, do các quỹ này được thành lập và quản lý bởi nhiều cơ quan nên chúng có một số điểm yếu như sau:

Nền tảng pháp lý

Hiện nay, không có văn bản quy phạm pháp luật nào chỉ ra mối quan hệ giữa VEPF và Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh nên hoạt động của 2 quỹ này khá độc lập. Không có sự ràng buộc thích hợp để tối đa hóa năng lực và tác dụng hỗ trợ của từng loại Quỹ. Nó tạo ra những rào cản đối với một số quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh, đặc biệt là các quỹ mới thành lập.

Nguồn vốn

Mức vốn điều lệ của các quỹ còn khá nhỏ bé so với vốn điều lệ của các tổ chức tài chính trong nước có liên quan nên không đáp ứng được nhu cầu của các dự án môi trường. Ví dụ, vốn điều lệ của VEPF năm 2017 đạt 1.000 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của Ngân hàng Hợp tác xã là 3.000 tỷ đồng, của Ngân hàng Chính sách xã hội là 5.000 tỷ đồng, của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 5.000 tỷ đồng.

Chuyên môn

Phần lớn các thành viên trong ban quản lý các quỹ này làm việc kiêm nhiệm nên năng lực và hiệu quả chưa tương xứng. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của một số quỹ còn thiếu một số bộ phận quan trọng như bộ phận kiểm toán nội bộ, bộ phận pháp chế. Ngoài ra, nhân viên được tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau dẫn đến chênh lệch năng lực giữa các nhân viên. Nhiều nhân viên gặp hạn chế về chuyên môn, năng lực trong việc thẩm định, lựa chọn và đánh giá tài chính đối với các dự án được cấp vốn.

Hướng phát triển các quỹ tín dụng xanh đáp ứng nhu cầu tăng trưởng xanh tại Việt nam

Tại Việt Nam, theo Báo cáo điểm lại Kinh tế Việt nam của Ngân hàng Thế giới (08/2023), để đáp ứng nhu cầu thực hiện tăng trưởng xanh và giải quyết những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu, tổng nhu cầu tài chính phát sinh có thể lên tới khoảng 701 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm.

Theo báo cáo của NHNN, trong giai đoạn 2017-2023, dư nợ cấp tín dụng xanh có tăng trưởng bình quân đạt 25%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình quân của nền kinh tế, tuy nhiên tỷ trọng tín dụng xanh vẫn còn rất khiêm tốn, dư nợ tín dụng xanh mới chỉ chiếm 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, đạt hơn 564.000 tỷ đồng.

Như vậy có thể thấy, để có thể thích ứng với biến đổi khí hậu và đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững quốc gia, Việt nam cần thực hiện huy động và phân bổ hiệu quả nguồn lực tài chính trong và ngoài nước, từ các khu vực khác nhau trong nền kinh tế.

Để phát triển quỹ tín dụng xanh nhằm bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh tại Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất tập trung vào hai khía cạnh chính gồm:

Về tính pháp lý của quỹ: Xác định rõ ràng vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các quỹ đáp ứng yêu cầu là giải pháp thực hiện Chiến lược Tăng trưởng Xanh Việt Nam. Quy định cụ thể về hoạt động huy động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn quỹ đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả trong hoạt động của quỹ. Phân định rõ ràng cơ quan chủ quản cho từng quỹ tránh chồng chéo, vướng mắc trong quản lý nhà nước và nâng cao trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với hoạt động của quỹ.

Về vị trí của quỹ: Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đòi hỏi phải có quy mô đủ lớn, là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc cơ quan chủ quản cấp Bộ và có đủ năng lực và uy tín để hợp tác quốc tế. Vì thế giải pháp đặt ra là phải gia tăng nguồn vốn cho quỹ từ các nguồn ngân sách nhà nước, xã hội hóa và hợp tác quốc tế; Mở rộng phạm vi hoạt động của quỹ sang các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, sử dụng hiệu quả năng lượng, phát triển kinh tế xanh; Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý quỹ; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán hoạt động của quỹ.

(*) TS. Đặng Thị Thu Hằng - TS. Vũ Thị Kim Oanh, Học viện Ngân hàng

Nhằm góp phần khơi thông, tháo gỡ điểm nghẽn về cơ chế chính sách, thúc đẩy phát triển thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh, Tạp chí Nhà đầu tư với sự phối hợp của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường - Bộ Tài nguyên & Môi trường tổ chức Hội thảo "Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phát triển tín dụng xanh, trái phiếu xanh: Vấn đề cấp bách".

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Tài nguyên & Môi trường, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, các chuyên gia tài chính kinh tế, đại diện ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty niêm yết, đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức xếp hạng tín nhiệm và cơ quan truyền thông, báo chí.

Sự kiện được tổ chức vào thứ Tư ngày 3/4/2024 tại Hội trường tầng 1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội. Mọi sự quan tâm, đóng góp ý kiến xin liên hệ hòm thư [email protected], hoặc Ms. Nguyễn Hồng (Tel: 098.966.8400).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24625.00 24645.00 24965.00
EUR 26253.00 26358.00 27524.00
GBP 30694.00 30879.00 31829.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26989.00 27097.00 27941.00
JPY 159.97 160.61 168.07
AUD 15907.00 15971.00 16458.00
SGD 18062.00 18135.00 18673.00
THB 665.00 668.00 696.00
CAD 18007.00 18079.00 18614.00
NZD   14619.00 15109.00
KRW   17.68 19.29
DKK   3525.00 3655.00
SEK   2280.00 2369.00
NOK   2246.00 2334.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ