Tăng trưởng kinh tế sẽ không giảm tốc mạnh

ĐỖ LÊ
11:54 17/08/2018

Không chỉ các động lực tăng trưởng cũ được giữ vững, mà một số động lực tăng trưởng mới đang xuất hiện trong năm 2018 như thép, xe có động cơ, dược, may mặc và đáng kể nhất là ngành lọc hóa dầu với dự án Nghi Sơn mới đi vào hoạt động.

Các động lực tăng trưởng vẫn mạnh

Một số dự báo gần đây cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý III và quý IV năm nay sẽ thấp đi nhiều. Tuy nhiên, nếu nhìn lại có thể thấy về cơ bản các trụ cột, động lực của tăng trưởng vẫn được giữ vững.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 7 tháng năm 2018, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao 13,1%. Trong khi đó, xuất khẩu vẫn duy trì được đà tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 134,51 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017; xuất siêu đạt 2,85 tỷ USD.

tang-truong-kinh-te

Việt Nam tiếp tục thu hút tốt nguồn vốn FDI

Dòng vốn FDI đăng ký mới tuy có giảm nhẹ so với năm trước, nhưng lượng vốn giải ngân lại tăng 8,8% đạt 9,85 tỷ USD. Đáng chú ý lượng vốn đầu tư nước ngoài thông qua hình thức góp vốn mua cổ phần tăng mạnh 53,3% so với năm trước, đạt gần 4,79 tỷ USD.

Dự báo của Nhóm Nghiên cứu Toàn cầu Standard Chartered cho thấy, vốn FDI chảy vào Việt Nam sẽ tiếp tục ở mức cao trong năm nay (vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện kỳ vọng sẽ đạt gần 15 tỷ USD), tập trung vào lĩnh vực sản xuất.

Việt Nam cũng vừa đón nhận một tin tích cực khác là việc Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s ngày 10/8 đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia từ mức B1 (triển vọng tích cực) lên Ba3 (triển vọng ổn định), dựa trên nhận định về tiềm năng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, được thúc đẩy nhờ sử dụng ngày càng hiệu quả lao động và vốn trong nền kinh tế. Đồng thời, tổ chức này cũng cho rằng, sức mạnh kinh tế của Việt Nam là sự kết hợp giữa tăng trưởng cao với sức cạnh tranh cao, và dự báo tăng trưởng GDP trung bình cho giai đoạn 2018 - 2022 ở mức 6,4%. Nếu bản thân việc nâng hạng đã cho thấy góc nhìn tích cực của Moody’s (hay trước đó là Fitch’s Rating) với Việt Nam thì hàm ý đằng sau đó còn lớn hơn.

Moody’s cho rằng, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình liên tục được duy trì ở mức trên 6%/năm trong thập kỷ qua, Việt Nam đã vươn lên trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu chỉ trong một thời gian ngắn, nhất là việc có được khả năng cạnh tranh trong lắp ráp các sản phẩm điện tử giá trị gia tăng cao hơn - như điện thoại thông minh - trong khi vẫn giữ được các lợi thế so sánh của mình trong xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng lao động như hàng dệt may, da giày.

“Việc tăng được khả năng cạnh tranh và chuyển đổi mạnh hơn nữa sang hoạt động công nghiệp giá trị gia tăng cao hơn sẽ hỗ trợ tăng trưởng ở mức cao trong trung hạn cho Việt Nam”, Moody’s nhận định.

Vắng Samsung có Nghi Sơn

Không chỉ các động lực tăng trưởng cũ được giữ vững, mà theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Giám đốc Phân tích & Tư vấn đầu tư Khách hàng Cá nhân, thuộc Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), một số động lực tăng trưởng mới đang xuất hiện trong năm 2018 như thép, xe có động cơ, dược, may mặc và đáng kể nhất là ngành lọc hóa dầu với dự án Nghi Sơn mới đi vào hoạt động.

“Nghi Sơn là dự án công suất lớn với 10 triệu tấn dầu thô/năm, cao hơn Dung Quất là 6,5 triệu tấn, nên có khả năng mang lại tăng trưởng đột biến của ngành hóa dầu, qua đó hạn chế bớt nhập siêu và có thể giúp bù đắp một phần cho sự giảm tốc của ngành công nghiệp điện tử/điện thoại. Bên cạnh đó, ngành sản xuất trong nước cũng đang được kỳ vọng rất nhiều, trong đó nòng cốt là các dự án của khối DN tư nhân. Các DN này sẽ là động lực tăng trưởng mới của năm 2019 trở về sau”, chuyên gia này nhận định.

Tuy vậy, ông Nguyễn Đức Hùng Linh cho rằng, khả năng rất cao là tốc độ tăng trưởng trong các quý còn lại của năm nay sẽ giảm. Cơ sở để chuyên gia này đưa ra nhận định trên là việc tăng trưởng của quý II đã có dấu hiệu giảm tốc rõ rệt. Bên cạnh đó, tăng trưởng khó có thể tiếp tục vượt lên cao hơn trên nền đã rất cao của cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, xuất khẩu đã bắt đầu xuất hiện xu hướng chậm lại.

Cùng quan điểm trên, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, ngân hàng cho rằng, tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm có thể chậm hơn do các yếu tố từ cả nội tại của nền kinh tế cũng như các yếu tố từ bên ngoài. Trong nước, một trong những vấn đề mà chuyên gia này vẫn trăn trở là nợ công, nợ nước ngoài. Bên cạnh đó, vai trò của các DNNN, vẫn còn rất lớn trong nền kinh tế và làm cho nền kinh tế thị trường chưa được hoàn thiện.

Trong khi đó, dù đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam hiện tại vẫn rất khả quan và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cũng chính trong sự khả quan đó thì chúng ta cần phải lưu ý các dòng vốn ngoại đang có một sự chao đảo rất mạnh do chịu tác động từ các nền kinh tế lớn và các thị trường đầu tư, tài chính của thế giới, đặc biệt xung quanh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hiện nay. “Hoạt động đầu tư luôn theo sát những biến động trên thị trường tài chính thế giới. Thành ra, điểm mạnh của mình cũng là điểm mà mình cần phải quan tâm”, ông Hiếu lưu ý.

Bởi vậy, để tạo điều kiện hơn nữa cho sản xuất trong nước, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần linh hoạt sử dụng các chính sách hỗ trợ, kể cả bảo hộ (phù hợp với các cam kết hội nhập của Việt Nam), kết hợp với quảng bá xúc tiến tìm kiếm thị trường cho DN. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công trên cơ sở tính đến hiệu quả và tính lan tỏa để giúp tăng cầu nội địa.

Hiện Chính phủ cũng đang thể hiện tinh thần rất quyết liệt trong việc giữ và duy trì các động lực tăng trưởng. Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tới việc cần tiếp tục duy trì động lực tăng trưởng, giữ đà cho tăng trưởng, không chỉ năm nay mà cả các năm tiếp theo.

Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam của Ngân hàng ANZ vừa công bố tuần trước nhận định, tăng trưởng GDP trong năm nay là 6,8% và năm 2019 là 7% khi Việt Nam tiếp tục thu hút được các dòng vốn FDI vào để mở rộng cơ sở sản xuất. Trước đó, báo cáo kinh tế toàn cầu quý III/2018 của Ngân hàng Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh ở mức 7% trong năm nay (tăng so với dự báo 6,8% mà ngân hàng này đưa ra trong quý II) nhờ sự tăng tốc cùng lúc của tất cả các động lực trong nước.

(Theo Thời báo Ngân hàng)

  • Cùng chuyên mục
[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Sự kiện - 19/11/2024 20:56

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.

Sự kiện - 19/11/2024 19:31

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 19/11/2024 15:55

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.

Sự kiện - 19/11/2024 14:58

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sự kiện - 19/11/2024 14:24

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 14:22

Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn

Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 14:19

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.

Sự kiện - 19/11/2024 11:58

Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục

Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.

Sự kiện - 19/11/2024 11:12

Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?

Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?

Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế- xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.

Sự kiện - 19/11/2024 11:09