Tăng trưởng không âm, Hà Tĩnh tiếp tục duy trì phát triển kinh tế ổn định

Nhàđầutư
GDP 6 tháng đầu năm 2020 của Hà Tĩnh ước tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2019. Dù mức tăng không cao, song đây cũng có thể coi là kết quả đáng khích lệ bởi nền kinh tế địa phương này tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng suy thoái.
V.TUÂN- H.LONG
30, Tháng 06, 2020 | 09:00

Nhàđầutư
GDP 6 tháng đầu năm 2020 của Hà Tĩnh ước tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2019. Dù mức tăng không cao, song đây cũng có thể coi là kết quả đáng khích lệ bởi nền kinh tế địa phương này tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng suy thoái.

thongke

6 tháng đầu năm 2020 Hà Tĩnh tiếp tục duy trì phát triển kinh tế ổn định

Theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2020 vừa được Cục Thống kê Hà Tĩnh công bố, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2020 của Hà Tĩnh ước tính đạt mức tăng 0,1 % so với cùng kỳ 2019.

Trong mức tăng chung thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tình tăng 1,5% so với cùng kỳ, đóng góp 0,2 điểm phần trăm. Khu vực công nghiệp và xây dựng ước tính tăng 2,6% so với cùng kỳ, đóng góp 1,1 điểm phần trăm. Khu vực thương mại, dịch vụ ước giảm 3,6% so với cùng kỳ, đóng góp -1,2 điểm phần trăm và thuế sản phẩm trừ nợ cấp sản phẩm ước tăng 0,3% so với cùng kỳ, đóng góp 0,03 điểm phần trăm. GDP 6 tháng đầu năm 2020 có tốc độ tăng trưởng thấp chủ yếu là do ngành công nghiệp tăng thấp và khu vực thương mại, dịch vụ giảm mạnh.

Cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 nhìn chung phát triển ổn định và không có sự dịch chuyển nhiều giữa các khu vực so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 17%; Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,08%; Khu vực thương mại, dịch vụ chiếm 3,3,59% và thuế sản phẩm trừ nợ cấp sản phẩm chiếm 9,27%.

Ngoài ra, trong tình hình hiện nay nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt thấp hơn do với cùng kỳ năm 2019. Để thực hiện thu ngân sách đạt trong năm cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Theo số liệu, tổng thu NSNN trên địa bàn Hà Tĩnh ước tính đến ngày 15/6/2020 đạt 3.620 tỷ đồng (bằng 56,9% so với cùng kỳ năm 2019), tổng chi NSNN là 8.712,2 tỷ đồng (bằng 107,5% so với cùng kỳ năm 2019). Trong cơ cấu nguồn chi thì chi cho đầu tư phát triển chiếm 43,2% tổng chi, tăng 7,8% so với cùng kỳ, chi thường xuyên chiếm 56,7% tổng chi, tăng 7,6% so với cùng kỳ.

Cũng theo Báo cáo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2020 tăng 4,25% so với năm trước. Trong đó, khu vực thành thị tăng 4,72% và khu vực nông thôn tăng 3,93% phân theo nhóm ngành hàng. Đây là chỉ số mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020, có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với mức tăng 8,95%. 

Bên cạnh đó, kết quả thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện giai đoạn 2015-2020 liên tục giảm mạnh qua các năm. Trong đó, tổng số vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 11.758 tỷ đồng bằng 93,6% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, vốn nhà nước ước đạt 3.021 tỷ đồng, vốn ngoài nhà nước đạt 7.154 tỷ đồng, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ước đạt 1.583 tỷ.

Vincom-ha-tinh-khai-truon

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2020 tăng 4,25%, đây là chỉ số mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020 (ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Việt Hùng, Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh cho biết, mặc dù Cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 Hà Tĩnh nhìn chung phát triển ổn định, tuy nhiên dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới, làm cho các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu tiếp tục gặp khó khăn do chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động. Áp lực kiểm soát lạm phát, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội. 

Về các giải pháp trong những tháng cuối năm, ông Hùng cho rằng, ưu tiên lớn nhất là cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch, không để dịch lây lan, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân, chủ động có giải pháp ngăn ngừa làn sóng COVID-19 đợt 2 có khả năng diễn ra trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu gồm, tiếp tục cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện. Kịp thời, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020, kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất cho xuất khẩu, điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, chủ động phương án phòng chống thiên tai…để nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng và tiếp tục có những mốc tăng trưởng tốt trong 6 tháng cuối năm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ